Tiến Sĩ Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ . vi
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
    DANH MỤC BIỂU . vii
    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU .7
    1.1. VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU .7
    1.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin kế toán 7
    1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của các đơn vị sự nghiệp có thu .8
    1.1.3. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu 9
    1.1.4. Yêu cầu của hệ thống thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu . 11
    1.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU .13
    1.2.1. Bộ máy kế toán .13
    1.2.2. Phương tiện kỹ thuật .15
    1.2.3. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán .19
    1.2.4. Các quá trình kế toán cơ bản 29
    1.2.5. Hệ thống kiểm soát .47
    1.3. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU NÓI CHUNG VÀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP NÓI RIÊNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC
    TRÊN THẾ GIỚI 49

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM .52
    2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM . 52
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .52
    2.1.2. Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý .54
    2.1.3. Cơ chế quản lý tài chính .64
    2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM 70
    2.2.1. Bộ máy kế toán .70
    2.2.2. Hệ thống phương tiện kỹ thuật 73
    2.2.3. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ và báo cáo kế toán .74
    2.2.4. Các quá trình kế toán 79
    2.2.5. Hệ thống kiểm soát .85
    2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM 86
    2.3.1. Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính .86
    2.3.2. Đánh giá thực trạng hệ thống thông tin kế toán .89

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM .94
    3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM .94
    3.1.1. Chiến lược phát triển các trường đại học công lập Việt Nam 94
    3.1.2. Nhu cầu thông tin của các nhà quản lý trường đại học công lập trong môi trường hoạt động mới .97
    3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM .98
    3.2.1. Phù hợp với đặc điểm hoạt động của các trường đại học công lập 98
    3.2.2. Đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của các nhà quản lý và mục tiêu kiểm soát tài chính của nhà nước đối với các trường đại học công lập .99
    3.2.3. Đáp ứng mục tiêu hiệu quả và tiết kiệm 100
    3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM 100
    3.3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính .100
    3.3.2. Hoàn thiện bộ máy kế toán .101
    3.3.3. Hoàn thiện hệ thống phương tiện kỹ thuật .105
    3.3.4. Hoàn thiện hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán .106
    3.3.5. Hoàn thiện các quá trình kế toán 113
    3.3.6. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát .130
    3.4. CÁC ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU NHẰM TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM .131
    3.4.1. Đối với các trường đại học công lập 131
    3.4.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 132
    3.4.3. Đối với Bộ Tài chính 132

    KẾT LUẬN 134
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 135
    TÀI LIỆU TH


    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận


    Luận án đề xuất mô hình mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu, theo đó việc xử lí các nghiệp vụ phát sinh trong các đơn vị sự nghiệp có thu tuân thủ bốn quá trình kế toán cơ bản: kế toán nguồn thu, kế toán các khoản chi, kế toán quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ, kế toán vốn đầu tư. Mỗi đơn vị sự nghiệp đều tiến hành những hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ nhất định theo đúng các chức năng hoạt động của đơn vị mình, trong đó kế toán quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ nhận thông tin về nhu cầu của khách hàng từ kế toán nguồn thu, nhận thông tin về các chi phí phát sinh từ kế toán các khoản chi và cung cấp thông tin về tình hình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho kế toán nguồn thu, cung cấp thông tin về yêu cầu mua sắm vật tư, nhân lực cho kế toán các khoản chi.
    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
    Nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính cho các trường đại học công lập Việt Nam, luận án đề xuất:
    1. Các trường đại học công lập Việt Nam cần lập bổ sung báo cáo lưu chuyển tiền. Với đặc thù hoạt động của các trường đại học công lập và các nguồn tài chính trong nhà trường, báo cáo lưu chuyển tiền nên được phân chia thành bốn phần: (1) lưu chuyển tiền từ hoạt động sự nghiệp; (2) lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính phi đầu tư phát triển, (3) lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính cho đầu tư phát triển và (4) lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
    2. Các khoản chi thường xuyên trong nhà trường cần thiết phải được hạch toán theo các hoạt động và xác định chi tiêu cho từng đối tượng phục vụ (đối tượng chịu phí). Mô hình xác định chi tiêu theo hoạt động tại các trường đại học công lập được thực hiện theo ba giai đoạn: giai đoạn 1 xác định các chi tiêu trực tiếp liên quan tới các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ; giai đoạn 2 tiến hành phân bổ chi tiêu quản lý hành chính cho các hoạt động trên cơ sở mức độ sử dụng các hoạt động hỗ trợ; giai đoạn 3 tiến hành tính chi phí bình quân cho mỗi đơn vị của đối tượng chịu phí.
    3. Các đơn vị trực thuộc trường cần được tổ chức theo mô hình các trung tâm trách nhiệm, bao gồm các trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và cả các trung tâm đầu tư. Mỗi khoa, bộ môn hay phòng, ban sẽ là một trung tâm chi phí. Mỗi trung tâm dịch vụ, lao động sản xuất (kể cả trực thuộc trường và trực thuộc khoa) sẽ là một trung tâm lợi nhuận. Ngoài ra, các trường có thể thành lập các doanh nghiệp, tức là các trung tâm đầu tư. Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm phân cấp quản lí tài chính này.
     
Đang tải...