Thạc Sĩ Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
    Theo định hướng phát triển của nước ta và định hướng phát triển thị trường
    chứng khoán đến 2010 thì thị trường chứng khoán là một kênh rất quan trọng
    thu hút vốn đầu tư trung và dài hạn.
    Đối với Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu hình thành và phát triển một thị
    trường tài chính hoàn chỉnh để thu hút vốn cho nền kinh tế, thị trường chứng
    khoán đã ra đời vào tháng 7/2000. Qua 6 năm hoạt động, thị trường đã đạt được
    những bước tiến đáng kể về quy mô, chất lượng, giá trị, sự quan tâm của nhà
    đầu tư và đã giúp các doanh nghiệp thu hút được lượng vốn nhàn rỗi khá lớn
    trong dân chúng phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó
    cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần được cải thiện trong đó chất lượng hàng
    hóa đưa ra thị trường là một vấn đề quan trọng cần được lưu tâm. Hiện nay, các
    công ty đã được cấp phép niêm yết chỉ là một con số rất ít trong hàng ngàn công
    ty cổ phần của nền kinh tế nước ta, chưa thể hiện được tính đại chúng của thị
    trường bởi vì còn rất nhiều doanh nghiệp lớn đại diện cho các ngành kinh tế
    chưa lên niêm yết. Trong tương lai, hoạt động niêm yết trên thị trường chứng
    khoán sẽ trở nên rất sôi động và để chuẩn bị cho sự bùng nổ này thì hoạt động
    thẩm định niêm yết cần được nâng cao nhằm đảm bảo những hàng hóa đưa ra thị
    trường là những công ty tốt, có tiềm năng phát triển và tình hình tài chính lành
    mạnh. Mặt khác, các công ty còn xuất hiện nhu cầu niêm yết trên thị trường
    nước ngoài và ngược lại là các công ty nước ngoài lên niêm yết trên thị trường
    nước ta cho nên chúng ta rất cần học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực thường
    xuyên để hoạt động thẩm định đem lại sự tin tưởng cho nhà đầu tư. Có thể thấy
    rằng một thị trường chứng khoán có nhiều công ty niêm yết lớn, kinh doanh tốt,
    hiệu quả thì mới thu hút được nhiều vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước
    và như thế mới hoàn thành sứ mệnh của thị trường là thu hút vốn trung và dài
    hạn cho nền kinh tế. Từ đó thấy rằng việc hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm
    yết là rất cần thiết góp phần giúp chúng ta có được một thị trường chứng khoán
    phát triển, hoàn chỉnh và có thể hội nhập với các nước trong khu vực cũng như
    trên thế giới. Vì lý do đó tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống thẩm định
    niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
    ” để làm luận văn thạc sĩ, hy
    vọng có những đóng góp có ích cho thị trường chứng khoán nước ta.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động thẩm định niêm yết
    trong thời gian vừa qua ở thị trường nước ta để rút ra những mặt tích cực cần
    phát huy, những mặt hạn chế cần được cải thiện. Ngoài ra còn nghiên cứu hoạt
    động thẩm định niêm yết ở một số thị trường khác để rút ra bài học kinh nghiệm
    cho thị trường Việt Nam. Từ đó, luận văn đưa ra những kiến nghị về chính sách,
    pháp lý, kỹ thuật nhằm giúp hoạt động thẩm định niêm yết trên thị trường
    Việt Nam phát triển hơn nữa và đáp ứng được mong mỏi của nhà đầu tư.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thẩm định niêm yết trên thị
    trường chứng khoán Việt Nam bao gồm khung pháp lý, tiêu chuẩn niêm yết, quy
    trình thực hiện, kết quả đạt được.
    Về không gian, luận văn nghiên cứu trên phạm vi cả nước
    Về thời gian, đề tài giới hạn đánh giá thực trạng thẩm định niêm yết từ
    2004- nay
    Về nội dung, luận văn tập trung đánh giá hoạt động thẩm định niêm yết trên
    các mặt như khung pháp lý, áp dụng các tiêu chuẩn niêm yết, quy trình thực
    hiện, hạn chế, tồn tại để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn chỉnh hệ thống
    thẩm định niêm yết.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả đã sử dụng phương
    pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính như:
    + Sử dụng phương pháp thống kê lịch sử và phương pháp tổng hợp để đánh
    giá về thực trạng hoạt động thẩm định niêm yết của thị trường chứng khoán Việt
    Nam thời gian qua.
    + Sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để liên hệ kinh
    nghiệm các nước làm cơ sở đề xuất mô hình hoạt động và các giải pháp phù hợp
    nhằm phát triển quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.
    5. Những đóng góp của luận văn
    + Luận văn đã đóng góp được một số điểm như:
    + Khái quát và phân tích được thực trạng hoạt động thẩm định niêm yết trên
    thị trường chứng khoán Việt Nam
    + Tìm hiểu và rút ra kinh nghiệm cho hoạt động thẩm định từ thị trường
    chứng khoán các nước.
    + Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định
    niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
    6. Kết cấu luận văn
    Luận văn gồm có 3 chương:
    + Chương 1: Tổng quan về hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường
    chứng khoán
    + Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định niêm yết trên thị trường chứng
    khoán Việt Nam
    + Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết
    trên thị trường chứng khoán Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...