Tiểu Luận Hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện các cam kết về thương mại hàng hoá của Việt nam trong khu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ BÀI
    Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập và hoạt động từ ngày 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tính đến ngày 01/01/ 2010 tổ chức này có 153 thành viên và Việt Nam là thành viên thứ 150. Trải qua quá trình đàm phán, đấu tranh ngoại giao trong 11 năm kể từ ngày 1/1/1995 (Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO) thì đến ngày 7/11/2006 Việt Nam ta được kết nạp vào tổ chức Thương mại thế giới và ngày 11-01-2007 WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO.
    Để gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì Việt Nam phải đưa ra các cam kết nhằm phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức Thương mại thế giới. Trong đó những cam kết của Việt Nam về thương mại hàng hóa gồm: Cam kết chung về mở cửa thị trường hàng hoá; Cam kết mở cửa thị trường phi nông sản; Cam kết mở cửa thị trường nông sản. Một trong những vấn đề tất yếu khi gia nhập WTO của Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thực hiện các cam kết của mình. Vì vậy đề tài của nhóm em là tìm hiểu về việc Hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện các cam kết về thương mại hàng hoá của Việt nam trong khuôn khổ WTO.

    NỘI DUNG
    · Các cam kết về thương mại hàng hoá của Việt Nam trong khuôn khổ WTO
    · Cam kết chung về mở cửa thị trường hàng hoá
    Thương mại hàng hoá (tiếng Anh là Trade in goods) là việc trao đổi, mua bán, cung ứng, kinh doanh hàng hoá và xúc tiến thương mại nhằm mục đích sinh lợi. Để dễ hiểu hơn, người ta thường định nghĩa thương mại hàng hoá bằng việc phân biệt thương mại hàng hoá với thương mại dịch vụ. Nếu như đối tượng mua bán trong thương mại hàng hoá là hàng hoá - tức là các sản phẩm hữu hình thì trong thương mại dịch vụ, đối tượng mua bán lại là dịch vụ - tức là các sản phẩm vô hình. Nhìn chung, Việt Nam thực hiện theo hai loại cam kết chính về thương mại hàng hoá khi gia nhập WTO đó là thực hiện các cam kết về mức thuế quan bình quân và các cam kết thực hiện tự do hoá theo ngành.
    Đối với các cam kết về mức thuế quan bình quân (được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam) có thể rút ra một số nét lớn như sau: Việt Nam sẽ giảm mức thuế bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Theo đó, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế),
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...