Tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp


    quyền xã hội chủ nghĩa




    Phóng sự tối 5 tháng 11 năm 2008 của Chương trình thời sự Đài truyền hình Việt Nam đề cập đến những tranh chấp giữa cha và con khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) mang tên cha, còn Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho ngôi nhà được xây trên mảnh đất bằng tiền của con đầu tư, nên mang tên con. Con mang sổ hồng đi thế chấp một ngân hàng, bố mang sổ đỏ đi thế chấp một ngân hàng khác. Ngân hàng nào được quyền ưu tiên đối với bất động sản nhà đất này?


    Phóng sự tối 1 tháng 12 năm 2008 đưa tin về tranh chấp giữa những người góp vốn mua căn hộ trong chung cư sẽ được xây dựng và chủ đầu tư dự án chung cư. Tranh chấp liên quan đến Điều 39 của Luật Nhà ở năm 2005. Người mua cho rằng chủ đầu tư vi phạm Luật Nhà ở khi huy động vốn của họ ở thời điểm chưa hoàn thành móng mà chỉ mới đóng được cọc móng. Chủ đầu tư cho rằng họ đã làm
    xong móng và vì vậy có quyền huy động vốn. Pháp luật hiện hành không quy định


    thế nào là móng nhà, nên không thể có đủ căn cứ pháp lý để xác định vấn đề.




    Hai sự kiện nêu trên mà Truyền hình Việt Nam đã đưa không phải là một vài hiện tượng cá biệt và điều này cho thấy hệ thống pháp luật nước ta đang cần phải được tiếp tục hoàn thiện mạnh mẽ hơn để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.




    1. Nhà nước pháp quyền và những yêu cầu cơ bản đối với hệ thống pháp luật




    Nhà nước pháp quyền là một trong những thành tựu của loài người trong việc tổ chức và vận hành xã hội. Những ý tưởng về nhà nước pháp quyền đã có từ lâu trong lịch sử nhân loại và được các nhà khoa học chính trị, luật học, xã hội học, sử học nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau. Nhà nước pháp quyền được các

    nhà luật học của nhiều nước định nghĩa bằng những ngôn ngữ và diễn đạt khác nhau, song về bản chất có thể tóm lại như sau: nhà nước pháp quyền là nhà nước thực thi quyền lực của mình dựa trên nền tảng pháp luật được ban hành theo thủ tục hiến định nhằm bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Như vậy, nếu phân tích đầy đủ khái niệm này từ góc độ pháp luật, có thể thấy rằng một nhà nước pháp quyền phải là nhà nước chịu sự kiểm soát, sự chế ngự của
    pháp luật trong mọi hoạt động của mình.




    Chính vì vậy, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép được coi như một trong những nguyên tắc chi phối tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền. Khía cạnh khác của nhà nước pháp quyền, hầu như đối lập với yêu cầu kiểm soát và kiềm chế đối với bộ máy nhà nước là yêu cầu về các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. ở khía cạnh này, nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ phải bảo đảm bằng pháp luật các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Những công chức và cơ quan thực thi pháp luật không được có những hành vi hoặc quyết định hạn chế hay tước quyền tự do, dân chủ và tiếp cận công lý của người dân mà không dựa trên những cơ sở chắc chắn của pháp luật. Công dân được quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm được coi là nguyên tắc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong Nhà nước pháp quyền.


    Như vậy, có thể thấy nhà nước pháp quyền gắn liền với pháp luật và được hợp pháp hoá bởi pháp luật. Pháp luật là nền tảng của nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ là hệ thống pháp luật làm nền tảng cho nhà nước pháp quyền phải như thế nào? Đương nhiên, một hệ thống pháp luật với những quy định hạn chế quyền tự do dân chủ của nhân dân, cản trở sự tiến bộ xã hội, công lý không được bảo đảm, chưa kể đến việc thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, thì không thể trở thành nền tảng của nhà nước pháp quyền, bởi vì không đáp ứng được yêu cầu thứ hai của nhà nước pháp quyền là bảo đảm quyền tự do, dân chủ
    của người dân và công lý. Như vậy, xét ở khía cạnh giá trị đạo đức xã hội thì pháp

    luật trong nhà nước pháp quyền phải phục vụ và bảo đảm được các yếu tố này. Nói như Josef Thesing thì nhà nước pháp quyền phải dựa trên “vị trí tối thượng của pháp luật và khái niệm về đạo đức của công lý” (1).


    Song, bảo đảm được giá trị đạo đức và tính tối thượng của pháp luật vẫn chưa đủ. Khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa của pháp luật trong nhà nước pháp quyền.


    Từ những phân tích trên, tiếp cận pháp luật từ góc độ nhà nước pháp quyền có thể


    nhận diện được một số yêu cầu sau đây đối với hệ thống pháp luật.




    - Tính ổn định của pháp luật. Đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Ngạn ngữ Anh có câu: “Pháp luật thay đổi thường xuyên thì tệ hơn là không có pháp luật” (2).


    - Tính chuẩn mực, tức là tính quy phạm của pháp luật. Bản thân pháp luật là hệ thống các quy phạm, tức là các chuẩn mực. Giá trị của pháp luật chính là tạo ra các chuẩn mực cho các chủ thể khác nhau trong đời sống xã hội. Nếu pháp luật
    không chứa đựng các chuẩn mực thì ý nghĩa của nó trong việc điều chỉnh các quan


    hệ xã hội không lớn.




    - Tính nhất quán, tính hệ thống của pháp luật. Pháp luật phải có tính nhất quán, thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, có khi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều phải bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Ví dụ, quyền sở hữu của công dân được Hiến pháp quy định phải được bảo đảm
    bởi các luật và văn bản dưới luật. Các văn bản pháp luật phải quy định trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện được quyền sở hữu những gì mà pháp luật không cấm. Do vậy, ví dụ, việc hạn chế công dân sở hữu xe máy, xe ô tô đương nhiên không bảo đảm tính nhất quán của hệ thống pháp luật.

    - Tính hệ thống. Tính hệ thống cũng có những khía cạnh tương đồng với tính nhất quán. Tuy nhiên, tính nhất quán của pháp luật hàm chứa khía cạnh nội dung và chính sách trong lúc đó tính hệ thống được thể hiện nhiều qua cấu trúc, cách sắp xếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm pháp luật.


    - Không hồi tố. Bảo đảm không hồi tố là một trong những đòi hỏi của pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Giá trị nhân đạo của yêu cầu không hồi tố thể hiện ở chỗ không thể bắt một cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi mà khi thực hiện người đó không thể biết rằng trong tương lai đó sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, về cơ bản, nguyên tắc pháp luật trong nhà nước pháp quyền không có giá trị hồi tố. Một số quy phạm pháp luật nhất định có thể có giá trị hồi tố, nhưng chỉ trong trường hợp việc hồi tố đó có lợi cho những chủ thể có liên quan.


    - Tính minh bạch. Tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan trọng. Cũng có quan điểm cho rằng tính minh bạch của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật được công bố, được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quan niệm này không sai, song chưa toàn diện, chưa đầy đủ. Tính minh
    bạch của pháp luật còn thể hiện ở sự minh xác, sự minh định, tính hệ thống và nhất quán. Một hệ thống pháp luật cồng kềnh, khó tiếp cận, khó hiểu, khó vận dụng và chứa đựng những mâu thuẫn nội tại không thể được coi là minh bạch và không thể trở thành nền tảng cho nhà nước pháp quyền.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...