Luận Văn Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bống Hà, 3/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I - Giới thiệu nhiệm vụ nghiên cứu 3
    1. Hoàn cảnh nghiên cứu 3
    2. Phạm vi nghiên cứu 3
    3. Mục đích nghiên cứu 4
    4. Phương pháp nghiên cứu 4
    5. Tiêu chí đánh giá 4

    Chương II - Tổng quan về quản lý tổng hợp tài nguyên nước 5

    1. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước 5
    2. Các nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước 11
    3. Việt Nam tiệm cận với quản lý tổng hợp tài nguyên nước 12
    4. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam 14

    Chương III - Đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật 23

    1. Các chủ trương, chính sách và định hướng chung 23
    2. Các văn bản pháp luật 30

    Chương IV - Đánh giá thể chế và tổ chức hoạt động 43 43
    1. Cơ cấu tổ chức 43
    2. Thể chế tài chính 50
    3. Cơ chế phối hợp liên ngành 51
    4. Thể chế thanh tra 51
    5. Xây dựng thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước 52

    Chương V - Đề xuất kiến nghị và giải pháp 53
    1. Đối với hệ thống chính sách 53
    2. Thể chế và tổ chức hoạt động 53
    3. Đề xuất lộ trình thực hiện 57

    Kết luận 59
    Tài liệu tham khảo 60
    Danh sách các chuyên gia cung cấp thông tin 62
    Danh sách các chuyên gia đã gửi bản câu hỏi và đã nhận được trả lời 65
    Phụ lục 69

    TÓM TẮT

    Đánh giá liên ngành các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một trong các nội dung cơ bản của dự án quốc gia bảo tồn và sử dụng hữu ích các vùng đất ngập nước (ĐNN). Cho đến nay, hệ thống luật, nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các quyết định của Chính phủ, quyết định của các Bộ chuyên ngành, thông tư liên Bộ liên quan đến tài nguyên nước là tương đối nhiều, tuy nhiên chưa có sự liên kết một cách “tổng hợp”.
    Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu là lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các ngành kinh tế - xã hội và chỉ giới hạn ở nguồn tài nguyên nước lục địa (bao gồm cả nước mặt, nước dưới đất) và nước biển ven bờ. Tiêu chí của đánh giá liên ngành các chính sách, thể chế, cơ cấu tổ chức là tính hệ thống, tính thực tiến (hay tính khả thi) và tính hiệu quả.
    Chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản về quản lý tổng hợp tài nguyên nước (8 khái niệm), giới thiệu một số nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên thế giới và sự tiệm cận của Việt Nam, tóm lược hiện trạng tài nguyên nước ngọt và nước biển ven bờ trên toàn quốc. Một đặc điểm nổi bật của nguồn tài nguyên nước Việt Nam là khá phong phú nhưng phân bố không đều theo không gian (giữa các vùng) và thời gian (giữa các mùa), hai phần ba tổng lưu lượng nước các sông được bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ.
    Chương 3 đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật thông qua các chiến lược, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Các chủ trương chính sách được tóm lược trong 6 vấn đề chính và được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật mà trong đó Luật Tài nguyên nước là cơ sở pháp lý cho các văn bản khác. Tác động tích cực của các văn bản này là: có tính hệ thống cao, hệ thống văn bản khá hoàn chỉnh mang tính kế thừa và nâng cao, các văn bản đã có đều nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho mọi hoạt động liên quan đến tài nguyên nước; tính thực tiễn: tạo ra một sự phối hợp liên ngành, thống nhất và đã đi vào hoạt động thực tế; hiệu quả của các văn bản này đã được thể hiện trong xây dựng cơ cấu tổ chức, và các kết quả phát triển kinh tế. Các tồn tại của hệ thống chính sách thông qua các văn bản pháp luật được tóm tắt trong 5 vấn đề: sự chồng chéo, sự song hành, chưa đầy đủ, sự liên quan giữa quản lý tài nguyên nước và ĐNN, sự thiếu cập nhật.
    Chương 4 trình bày đánh giá thể chế, tổ chức hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên nước hiện nay ở Việt Nam. Ngoài cơ quan quản lý nhà nước về Tài nguyên nước là Cục Tài nguyên nước (cấp trung ương), Phòng Tài nguyên nước (cấp tỉnh), cơ cấu tổ chức quản lý nước theo lưu vực đã được thành lập thí điểm cho ba lưu vực chính đã đi vào hoạt động từ ba năm nay. Các ưu việt của cơ cấu tổ chức này đem lại nhiều giá trị tích cực như: quản lý cấp nước, chất lượng nước, kiểm soát lũ lụt, kiểm soát bồi lắng, giao thông thủy, phát triển thủy điện – thủy lợi Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, Nhuệ - Đáy được đưa ra phân tích. Tồn tại chính trong cơ cấu tổ chức là sự thiếu nhất quán trong chuyển giao trách nhiệm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) trong quản lý nước và lưu vực sông; thể chế tài chính cho ngành nước chưa được xem xét nghiêm túc.
    Báo cáo cũng đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để tháo gỡ các tồn tại này theo một lộ trình nhất định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...