Thạc Sĩ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong Công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong Công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của Đề tài
    Ngày 7 tháng 11 năm 2006 đã diễn ra một sự kiện quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị của đất nước, đó là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 120 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO sẽ mở ra những cơ hội lớn đồng thời cũng đem lại những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải có chiến lược phát triển hợp lý, có các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Để đạt được thành công trên thương trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt đòi hỏi công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp nói chung và công tác kiểm tra - kiểm soát nói riêng cần phải được hết sức coi trọng. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) trở thành một yêu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp nói chung và các công ty cổ phần (CTCP) nói riêng - mô hình doanh nghiệp phổ biến nhất trong nền kinh tế hội nhập.
    Cổ phần hoá là tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động và các nhà đầu tư ngoài xã hội tham gia nhằm tạo động lực cho sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
    CTCP là hình thức doanh nghiệp mà chủ sở hữu thực sự của công ty là các cổ đông và số lượng cổ đông tham giá góp vốn vào công ty là không hạn chế. Trong CTCP, HĐQT do đại hội cổ đông bầu ra, chính là những người đại diện cho chủ sở hữu tại công ty thực hiện công tác quản trị công ty; còn Ban (tổng) giám đốc và kế toán trưởng chính là những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý và điều hành công ty. Do đặc thù của CTCP là luôn có sự tách biệt giữa công tác quản trị và công tác điều hành; tách biệt giữa việc sở hữu công ty và việc vận hành công ty nên công ty rất cần một hệ thống kiểm soát được xây dựng và tuân thủ một cách chặt chẽ, thống nhất từ trên xuống dưới để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả hoạt động.
    Tuy nhiên, một thực trạng khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam là phương pháp quản lý của nhiều CTCP chưa thật hợp lý, hệ thống kiểm tra, giám sát trong công ty còn lỏng lẻo và chưa thực sự được tuân thủ nghiêm chỉnh. Có những công ty chưa tách bạch giữa công tác quản trị, công tác điều hành và công tác kiểm soát nên sự kiểm tra giám sát hầu như không thực hiện được hoặc việc thực hiện chỉ mang tính chất lấy lệ, hình thức; có những công ty thì việc kiểm tra, giám sát bị xem nhẹ, toàn bộ công việc phụ thuộc quá nhiều vào năng lực chuyên môn cũng như đạo đức và tính chủ quan của các cá nhân. Một hệ thống kiểm tra giám sát yếu kém như vậy sẽ rất dễ gây ra hiện tượng sai sót và gian lận trong công ty.
    Là một sinh viên Chuyên ngành kế toán - kiểm toán, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về xây dựng, hoàn thiện hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Thực tế khảo sát một số CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội tôi đã có cơ hội tìm hiểu sâu thêm về thực trạng hệ thống KSNB hiện nay tại các công ty này, bên cạnh những mặt được, còn một số mặt hạn chế mà theo tôi cần phải cải thiện để có thể đảm bảo được tính bền vững và nâng cao hiệu quả hoạt động của CTCP.
    Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ để có cơ hội bày tỏ quan điểm của bản thân và góp phần đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống KSNB trong các CTCP. Kết cấu luận văn gồm 3 phần lớn:
    Chương 1. Lý luận chung về hệ thống KSNB trong CTCP;
    Chương 2. Thực trạng hệ thống KSNB trong CTCP;
    Chương 3. Một số giải pháp và đề xuất hoàn thiện hệ thống KSNB trong CTCP .
    2. Nội dung nghiên cứu của Đề tài:
    - Khái quát hoá những vấn đề cơ bản về hệ thống KSNB
    - Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội thông qua kết quả khảo sát tại một số CTCP trên địa bàn Thành phố.
    - Đưa ra một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại các CTCP.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Về đối tượng nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống KSNB tại doanh nghiệp hoạt động theo mô hình CTCP.
    Về phạm vi nghiên cứu
    Với số lượng CTCP ngày càng gia tăng như hiện nay, tác giả tiến hành nghiên cứu trực tiếp tại hai CTCP bao gồm CTCP Xà phòng Hà nội (HASO) đại diện cho doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang CTCP, là doanh nghiệp sản xuất và CTCP Đầu tư tài chính Bất động sản TÔGI (TOGI) đại diện cho doanh nghiệp tư nhân cổ phần hóa và có quy mô vốn tương đối lớn. Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành gửi phiếu điều tra tới 50 CTCP có quy mô vừa và lớn trên địa bàn Thành phố Hà nội và nhận được 15 phiếu trả lời, đạt 30%. Mẫu phiếu điều tra và tóm lược kết quả điều tra được trình ở phụ lục 01, qua đó rút ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCP.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp điều tra, chọn mẫu; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích, đánh giá; phương pháp quy nạp; phương pháp phỏng vấn, đặt câu hỏi . để thực hiện công việc nghiên cứu.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Luận văn thực hiện công việc tổng kết và hệ thống hoá cơ sở lý luận về hệ thống KSNB trong mô hình CTCP;
    Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống KSNB áp dụng cho các CTCP, luận văn đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB, tăng cường công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCP trong giai đoạn hiện nay.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 4
    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 4
    1.1.1. Lý luận chung về kiểm soát trong quản lý. 4
    1.1.2. Khái niệm Hệ thống KSNB 6
    1.1.3. Vai trò chủ yếu của Hệ thống KSNB 10
    1.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 11
    1.2.1. Môi trường kiểm soát 11
    1.2.2. Hệ thống kế toán. 14
    1.2.3. Các thủ tục kiểm soát 15
    1.2.4. Kiểm toán nội bộ. 17
    1.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỐ HỮU CỦA HỆ THỐNG KSNB 18
    1.4. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ YÊU CẦU, MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG KSNB TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 19
    1.4.1. Đặc điểm chung về CTCP 19
    1.4.1.1. Khái niệm về CTCP 19
    1.4.1.2. Đặc trưng và tính ưu việt của CTCP : 20
    1.4.2. Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống KSNB trong CTCP 22
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 24
    2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 24
    2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB TRONG CTCP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 26
    2.2.1. Môi trường kiểm soát 27
    2.2.2. Hệ thống kế toán. 47
    2.2.3. Các thủ tục kiểm soát 54
    2.2.4. Kiểm toán nội bộ. 69
    2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB TRONG CTCP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71
    2.3.1. Những mặt tích cực của hệ thống KSNB 71
    2.3.1.1. Về môi trường kiểm soát 71
    2.3.1.2. Về hệ thống kế toán. 71
    2.3.1.3.Về thủ tục kiểm soát 72
    2.3.2. Những mặt hạn chế. 72
    2.3.2.1. Về môi trường kiểm soát 72
    2.3.2.2. Về hệ thống kế toán. 73
    2.3.2.3. Về thủ tục kiểm soát 73
    2.3.2.4. Về bộ phận kiểm toán nội bộ. 75
    CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 76
    3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN 76
    3.2. NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 77
    3.3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 79
    3.3.1. Tăng cường tính độc lập và năng lực cho BKS 79
    3.3.2. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức và chú trọng công tác nhân sự 80
    3.3.3. Chuẩn hoá quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. 81
    3.3.4. Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị 82
    3.3.5. Nâng cao công tác kiểm soát hạn mức tín dụng khách hàng 83
    3.3.6. Xây dựng chính sách lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi và giảm giá hàng tồn kho. 84
    3.3.6.1. Chính sách lập dự phòng và xoá nợ phải thu khó đòi 84
    3.3.6.2. Chính sách dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 88
    3.3.7. Xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ. 90
    3.3.8. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc thành lập bộ máy KTNB trong CTCP . 95
    KẾT LUẬN 97
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
    PHỤ LỤC 99
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...