Tiến Sĩ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ dài 200 trang
    Đề tài: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam
    Định dạng file word


    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước. Để kinh tế Nhà nước phát huy được vai trò chủ đạo, hệ thống các Tổng Công ty Nhà nước đã được thành lập và đi vào hoạt động ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu như sắt, thép, xi măng, giấy, cao su, cà phê trong đó có Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
    Sau một quá trình hình thành và phát triển, các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể, phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong việc cung cấp sản phẩm xi măng đáp ứng nhu cầu các công trình xây dựng công nghiệp, xây dựng cao ốc, nhà ở và các công trình trọng điểm quốc gia , đem lại nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách, góp phần bình ổn vật giá Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, hoạt động của các doanh nghiệp này còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như trình độ quản lý của một số doanh nghiệp còn chưa cao, hiệu quả kinh doanh và khả năng hội nhập, cạnh tranh thấp, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong đó có một nguyên nhân quan trọng tính đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để đó là việc thiết kế và vận hành một hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra.
    Trong bối cảnh hiện nay, khi tốc độ phát triển của các dự án xi măng đạt ở mức kỷ lục thì sản lượng xi măng từ chỗ chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ có thể chuyển sang trạng thái dư thừa. Do vậy các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam sẽ phải đối mặt với quá trình cạnh tranh vô cùng gay gắt. Để có thể cạnh tranh và tồn tại được, các doanh nghiệp này phải cải cách hành chính, chuyển đổi các mô hình kinh tế với phần lớn các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước dần chuyển sang doanh nghiệp đa sở hữu để thu hút vốn, kiểm soát được các rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước, nhiệm vụ và kỳ vọng đặt ra cho ngành xi măng Việt nam rất lớn đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng và phát triển các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam ngày một lớn mạnh. Để làm được việc đó đặt ra hàng loạt các vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện trong đó có việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.
    Xuất phát từ lý luận và thực tiễn của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam và trên cơ sở yêu cầu cấp thiết đặt ra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Xuất phát từ sự cần thiết hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam nói riêng, việc nghiên cứu đề tài nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau:
    - Nghiên cứu, hệ thống hoá và góp phần làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ quản trị doanh nghiệp nhằm định hướng cho các nội dung hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, phù hợp với đặc thù tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc các Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
    - Với các phương pháp khảo sát, đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực tế về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam làm cơ sở cho việc đề ra các nội dung hoàn thiện.
    - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các nội dung hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam phù hợp với định hướng tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước có tính đến những thay đổi về môi trường kinh doanh, môi trường công nghệ thông tin . trong giai đoạn hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống kiểm soát nội bộ dưới góc độ kiểm soát là một chức năng quan trọng của quá trình quản lý doanh nghiệp từ đó đưa ra các nội dung hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam nhằm ngăn chặn các rủi ro trong từng khâu hoạt động để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Với đối tượng nghiên cứu trên, đề tài đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Quá trình nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét các vấn đề liên quan một cách lôgíc, cụ thể đồng thời kết hợp giữa lý luận và thực tế, kết hợp các phương pháp diễn giải, qui nạp, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê để phân tích, hệ thống hoá và đưa ra các nhận thức riêng của mình cũng như tìm ra những vấn đề cần phải giải quyết trong thực tiễn.
    5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    - Đi sâu nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất có ứng dụng máy tính trong công tác quản lý dưới góc độ quản trị doanh nghiệp.
    - Nghiên cứu những đặc điểm đặc thù của ngành sản xuất xi măng và điểm đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam – doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phối, sau đó phân tích và chỉ rõ ảnh hưởng của những đặc thù ấy tới việc thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ.
    - Khảo sát thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ đã được thiết lập và vận hành tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam để đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện hành.
    - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án xây dựng hệ thống đồng bộ các nội dung cần được hoàn thiện trong việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
    6. Kết cấu của luận án
    luận án chia thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp sản xuất.
    Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
    Chương 3: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.




    Chương 1
    Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp sản xuất
    1.1. Khái Quát về Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp sản xuất
    1.1.1. Quản trị doanh nghiệp với mô hình hoạch định và kiểm soát
    Người ta đã tổng kết được rằng ở các nước đang phát triển, sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật không thể đưa đến sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp nếu không quan tâm thích đáng đến yếu tố con người. Nói cách khác, nếu quản trị yếu kém thì dù các nguồn lực có phong phú và giàu có đến mấy đi nữa, cuối cùng cũng sẽ thất bại.
    Quản trị là một hoạt động thiết yếu nảy sinh khi có một nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Xã hội càng phát triển, con người càng có nhu cầu phải hợp tác với nhau để hoàn thành các công việc chung, nếu không tự bản thân các cá nhân không thể thực hiện được.
    Phân công lao động càng phát triển thì các nỗ lực hợp tác càng gia tăng và yêu cầu về sự phối hợp các hoạt động này để hoàn thành mục tiêu chung càng lớn. Do vậy hoạt động quản trị ngày càng được coi trọng.
    Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả trong những điều kiện biến động của môi trường kinh doanh.
    Quá trình quản trị doanh nghiệp là chu trình khép kín bao gồm các giai đoạn: xác định mục tiêu, lập kế hoạch để thực hiện các mục tiêu, tổ chức thực hiện kế hoạch, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch rồi quay lại giai đoạn xác định mục tiêu cho kỳ tiếp sau. Các giai đoạn của chu trình quản trị được thể hiện qua sơ đồ 1.1.
    Xác định mục tiêu
    Giai đoạn này nhà quản trị phải xây dựng các mục tiêu phải đạt trong từng khoảng thời gian nhất định. Các mục tiêu cụ thể này thường là một phần trong mục tiêu tổng thể, nó thường mang tính hoạch định hơn là nhằm cải thiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
    Lập kế hoạch
    Khi các mục tiêu đã được xác định, giai đoạn tiếp theo là nhà quản trị xác định các đường đi khác nhau để đạt được mục tiêu. Để ra được quyết định là nên chọn đường đi nào nhà quản trị phải thu thập các thông tin cả về mặt định lượng và định tính về chúng. Khi thông tin đã được thu thập thì đường đi tốt nhất để đạt được mục tiêu sẽ được lựa chọn và các kế hoạch được xây dựng trên cơ sở đường đi đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...