Thạc Sĩ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài :
    Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của
    nền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh
    toán phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức
    kinh tế, các cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Ngân hàng
    thương mại (NHTM) là trung gian tài chính của nền kinh tế. Nó thực hiện huy
    động các nguồn vốn trong nền kinh tế và sử dụng các nguồn vốn huy động
    này để thực hiện cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và các dịch vụ ngân
    hàng nhằm tạo ra lợi nhuận. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
    nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất của NHTM vì
    nó giúp quay vòng nguồn vốn huy động đầu vào và tạo ra lợi nhuận cao nhất
    cho NHTM. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Rủi ro
    tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không trả được nợ cho ngân
    hàng đúng hạn như đã cam kết. Từ rủi ro này có thể dẫn đến khả năng mất
    thanh toán của ngân hàng do không thu hồi được vốn cho vay để thanh toán
    các khoản huy động đầu vào. Để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, ngoài
    các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng thì việc thiết kế một hệ thống kiểm
    soát nội bộ hiệu quả của NHTM đối với nghiệp vụ tín dụng sẽ góp phần quan
    trọng trong việc kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng, hạn chế được sự thất
    thoát vốn tín dụng của ngân hàng.
    Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế cũng như mọi lĩnh vực
    trên địa bàn Tỉnh Bình Dương thì mạng lưới Chi nhánh các NHTM cũng ồ ạt
    khai trương nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiết kiệm của các cá nhân, các dịch vụ
    tài chính cho doanh nghiệp và đặc biệt là nhu cầu vốn cho sản xuất kinh
    doanh, tiêu dùng trong Tỉnh. Các NHTM dù đã hoạt động kinh doanh từ trước
    hay mới ra đời đều từng bước hiện đại hóa trên tất cả các loại hình dịch vụ
    nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, quy mô của
    các NHTM trên địa bàn Tỉnh còn nhỏ bé, năng lực quản trị, điều hành chưa
    cao và trình độ nghiệp vụ còn thấp do đó vẫn còn tồn tại những yếu kém và
    các rủi ro tiềm ẩn do môi trường kinh doanh không ổn định, hành lang pháp lý
    bất cập, có nhiều sơ hở cho sự lừa đảo, chiếm đoạt vốn ngân hàng, do hành
    lang pháp lý bất cập Cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn ở các NHTM trong địa bàn
    Tỉnh Bình Dương không phải là nhỏ. Chính vì vậy để hoạt động kinh doanh
    được an toàn và có hiệu quả thì các NHTM phải không ngừng nâng cao năng
    lực quản lý rủi ro tín dụng – đặc biệt phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội
    bộ hữu hiệu nhằm giảm thiểu và kiểm soát rủi ro.
    Mặt khác, trong bói cảnh nền kinh tế thế giới đã và đang trong quá trình
    toàn cầu hóa, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì vấn đề
    tự do hóa tài chính từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới không còn
    là sự lựa chọn của bất kỳ một quốc gia nào, mà nó đang là xu thế tất yếu bắt
    buộc các quốc gia phải thực hiện để đưa nền kinh tế của quốc gia mình đi vào
    quỹ đạo chung của nền kinh tế thế giới. Hội nhập đòi hỏi các NHTM phải
    nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản lý và đảm bảo hoạt động an
    toàn, hiệu quả. Vì vậy, một trong các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
    động của các NHTM Việt Nam nói chung và hệ thống các NHTM trên địa
    bàn Tỉnh Bình Dương nói riêng là hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ngân
    hàng, đặc biệt đối với nghiệp vụ tín dụng nhằm đảm bảo sự an toàn và lành
    mạnh trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

    2. Mục tiêu của đề tài :
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá các ưu điểm và tồn tại của hệ
    thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM Việt Nam
    nói chung và các NHTM trên địa bàn Tỉnh Bình Dương nói riêng. Từ những
    ưu – nhược điểm được rút ra này, nghiên cứu, đề xuất các giải phát hoàn thiện
    hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM trên địa
    bàn Tỉnh Bình Dương.

    3. Phương pháp nghiên cứu :
    Sử dụng Bảng câu hỏi về Hệ thống kiểm soát nội bộ để khảo sát thực
    trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại một số NHTM tiêu biểu
    trên địa bàn Tỉnh Bình Dương.
    Thảo luận với một số nhà quản lý, kiểm toán viên nội bộ và một số cán
    bộ tín dụng tại một số ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần trên địa
    bàn Tỉnh Bình Dương.
    Tổng hợp các báo cáo, các số liệu liên quan đến tình hình dư nợ, nợ quá
    hạn và nguyên nhân gây ra nợ quá hạn của Ngân hàng nhà nước Tỉnh Bình
    Dương.

    4. Phạm vi nghiên cứu :
    Phạm vi giới hạn của đề tài này là nghiên cứu vấn đề kiểm soát nội bộ
    đối với nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM trên địa bàn Tỉnh Bình Dương.
    5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu :
    Mục đích của việc nghiên cứu kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín
    dụng trong các NHTM nói chung và các NHTM trên địa bàn Tỉnh Bình Dương
    nói riêng là nhằm đánh giá tính hữu hiệu và những yếu kém của hệ thống
    kiểm soát nội bộ trong việc phát hiện, ngăn ngừa các rủi ro tín dụng. Thông
    qua việc phân tích, đánh giá các ưu nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội
    bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM trên địa bàn Tỉnh Bình Dương để
    đưa ra các giải pháp khắc phục các nhược điểm của hệ thống nhằm đem lại
    khả năng kiểm soát tối ưu của NHTM về hoạt động tín dụng.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng như sau :
    ã Đối với nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Bình Dương : nội dung
    đề tài là tư liệu để nhà nước hoàn thiện hơn các qui định pháp luật về hoạt
    động tín dụng, các chính sách và những biện pháp về thanh tra, giám sát thích
    hợp đối với các NHTM.
    ã Đối với các cơ quan chức năng : Nhìn nhận lại những vấn đề cần hỗ trợ
    các NHTM để các NHTM an tâm phát triển kinh doanh, nhằm góp phần phát
    triển kinh tế – xã hội trong địa bàn Tỉnh Bình Dương nói riêng và của cả nước
    nói chung.
    ã Đối với các NHTM : Giúp các NHTM trên địa bàn Tỉnh Bình Dương
    soi rọi lại các tồn tại, yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động
    tín dụng của mình. Các kiến nghị của đề tài có ý nghĩa đối vơi các NHTM
    trong việc hoàn thiện môi trường kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội
    bộ đối với nghiệp vụ tín dụng nói riêng đồng thời thực hiện các biện pháp
    quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn.

    6. Nội dung đề tài :
    Nội dung đề tài được chia làm 03 chương lớn :
    Chương 1: Sơ lược lịch sử phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ nói
    chung và hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng nói riêng. Sự cần thiết khách
    quan về hệ thống lý luận kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại. Tác giả
    cũng giới thiệu hệ thống lý luận về kiểm soát nội bộ ngân hàng theo báo cáo
    của ủy ban Balse, về các nguyên tắc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
    trong các ngân hàng. Cuối cùng, bàn về hoạt động tín dụng ngân hàng bao
    gồm vai trò của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng và kiểm soát
    nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng.
    Chương 2: Trong chương này tác giả sơ lược về quá hình thành hệ thống
    ngân hàng ở Việt Nam và quá trình hình thành và phát triển các ngân hàng
    thương mại trên địa bàn Tỉnh Bình Dương. Thông qua khảo sát, tác giả nhận
    dạng và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các NHTM
    trên địa bàn Tỉnh từ đó rút ra những ưu điểm và tồn tại của kiểm soát nội bộ
    đối với nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM trên địa bàn Tỉnh Bình Dương
    hiện nay.
    Chương 3 : Nêu ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
    bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM trên địa bàn Tỉnh Bình Dương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...