Tiến Sĩ Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 5/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng biểu
    Danh mục các đồ thị
    Danh mục các hình vẽ
    Lời mở đầu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC . 1
    1.1. Các nghiên cứu công bố ở ngoài nước 1
    1.1.1. Về bài báo khoa học 2
    1.1.2. Các luận án tiến sĩ và đề tài nghiên cứu khoa học 5
    1.2. Các nghiên cứu công bố ở trong nước 7
    1.2.1. Về bài báo khoa học 7
    1.2.2. Các luận án tiến sĩ và các đề tài nghiên cứu khoa học 9
    1.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu . 12

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ
    2.1. Một số vấn đề lý luận chung về khu vực công và quản trị tài chính công 16
    2.1.1. Khu vực công 16
    2.1.2. Quản trị tài chính trong khu vực công . 18
    2.1.3. Mối quan hệ giữa quản trị tài chính công với kế toán thu, chi ngân sách . 25
    2.2. Cơ sở lý thuyết về kế toán thu, chi ngân sách nhà nước . 26
    2.2.1. Khái niệm . 26
    2.2.2. Vai trò và mục tiêu 27
    2.2.2.1.Vai trò 27
    2.2.2.2.Mục tiêu . 27
    2.2.3. Nội dung và các đối tượng sử dụng thông tin . 28
    2.2.3.1.Nội dung cơ bản của kế toán thu, chi ngân sách . 28
    2.2.3.2.Đối tượng sử dụng thông tin kế toán thu, chi ngân sách . 29
    2.2.4. Các vấn đề cơ bản trong hệ thống kế toán thu, chi ngân sách . 30
    2.2.4.1.Về vấn đề ghi nhận 30
    2.2.4.2.Về vấn đề đánh giá 30
    2.2.4.3.Về vấn đề trình bày và công bố . 31
    2.2.5. Các nội dung khác liên quan đến kế toán thu, chi ngân sách 31
    2.2.5.1.Kiểm soát thông tin . 31
    2.2.5.2.Kiểm soát nội bộ . 32
    2.2.5.3.Kiểm toán nhà nước 32
    2.2.6. Cơ sở kinh tế và pháp lý xây dựng hệ thống kế toán thu, chi ngân sách 34
    2.3. Chuẩn mực kế toán công quốc tế 36
    2.3.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển . 36
    2.3.2. Nhiệm vụ và mục tiêu của chuẩn mực kế toán công quốc tế 38
    2.3.3. Vai trò và đặc điểm của chuẩn mực kế toán công quốc tế 39
    2.3.4. Nội dung cơ bản của chuẩn mực kế toán công quốc tế . 40
    2.3.5. Cơ sở kế toán áp dụng trong kế toán công quốc tế . 41
    2.3.5.1.Kế toán trên cơ sở tiền trong khu vực công 41
    2.3.5.2.Kế toán dồn tích trong khu vực công 44
    2.3.5.3.So sánh kế toán trên cơ sở tiền và kế toán trên cơ sở dồn tích 46
    2.3.6. Các chuẩn mực có liên quan đến kế toán thu, chi ngân sách nhà nước 47
    2.3.6.1.Phần mở đầu của IPSAS . 48
    2.3.6.2.Hệ thống báo cáo tài chính 48
    2.3.6.3.Chuẩn mực số 01 về việc trình bày báo cáo tài chính . 48
    2.3.6.4.Chuẩn mực số 22 về công bố thông tin tài chính đơn vị công 49
    2.3.6.5.Chuẩn mực số 24 về việc trình bày thông tin ngân sách trên BCTC 49
    2.4. Nghiên cứu mô hình tổ chức hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại một số quốc gia trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 50
    2.4.1. Hệ thống kế toán thu, chi ngân sách tại các quốc gia 50
    2.4.1.1.Ấn Độ 51
    2.4.1.2.Cộng đồng Châu Âu 55
    2.4.1.3.Nhật Bản 59
    2.4.1.4.Úc 61
    2.4.1.5.Trung Quốc . 63
    2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 65
    2.4.2.1.Lộ trình chuyển đổi . 66
    2.4.2.2.Sự hợp nhất giữa kế toán và quản trị tài chính công . 66
    2.4.2.3.Mô hình kế toán nhà nước phù hợp với thực tế từng quốc gia . 67
    2.4.2.4.Đào tạo nguồn nhân lực . 67
    2.4.2.5.Kiểm toán, kiểm tra và kiểm soát thông tin thu, chi ngân sách 67
    2.4.2.6.Ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kế toán 68
    2.4.2.7.Các nhân tố tác động đến kế toán thu, chi ngân sách 68

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU CHUNG LUẬN ÁN. . . 71
    3.1. Đối tượng và phạm vi của nghiên cứu 71
    3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 71
    3.1.2. Phạm vi nghiên cứu . 72
    3.2. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng 73
    3.2.1. Phương pháp chung . 74
    3.2.2. Các phương pháp cụ thể 74
    3.2.2.1.Phương pháp khái quát hóa . 74
    3.2.2.2.Phương pháp khái niệm hóa 75
    3.2.2.3.Phương pháp điều tra hay phương pháp trưng cầu ý kiến . 75
    3.2.2.4.Phương pháp phân tích 76
    3.2.2.5.Phương pháp tổng hợp 76
    3.2.2.6.Phương pháp tư duy 76
    3.2.2.7.Phương pháp thống kê . 77
    3.2.2.8.Phương pháp so sánh, đối chiếu 77
    3.2.2.9.Phương pháp lý luận khách quan 77
    3.2.3. Ứng dụng các phương pháp cho từng phần luận án 77
    3.2.4. Dữ liệu sử dụng nghiên cứu 78
    3.2.4.1.Dữ liệu thứ cấp 79
    3.2.4.2.Dữ liệu sơ cấp 79
    3.3. Khung nghiên cứu áp dụng và thu thập dữ liệu nghiên cứu 79
    3.3.1. Khung nghiên cứu sử dụng . 79
    3.3.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu 81
    3.3.3. Chất lượng của thông tin nghiên cứu thu thập 81

    CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM . 83
    4.1. Thực trạng về hệ thống tài chính công và quản lý ngân sách nhà nước 83
    4.1.1. Thực trạng về hệ thống tài chính công 84
    4.1.2. Thực trạng về phân cấp quản lý NSNN 84
    4.1.2.1.Thực trạng về tổng quát tình hình thu, chi ngân sách . 84
    4.1.2.2.Thực trạng về việc thu và phân cấp thu ngân sách 86
    4.1.2.3.Thực trạng về việc chi và phân cấp chi ngân sách 88
    4.1.2.4.Thực trạng về quá trình phân cấp ngân sách . 91
    4.1.2.5.Một số tồn tại trong việc phân cấp quản lý thu, chi ngân sách . 92
    4.2. Thực trạng về kế toán thu, chi ngân sách nhà nước 95
    4.2.1. Thực trạng về văn bản pháp lý kế toán thu, chi ngân sách 95
    4.2.1.1.Giới thiệu chung 95
    4.2.1.2.Hệ thống văn bản pháp lý 97
    4.2.1.3.Quy định về kế toán thu, chi ngân sách trong Luật NSNN . 99
    4.2.2. Nhiệm vụ và mục tiêu của kế toán thu, chi ngân sách Việt Nam 100
    4.2.3. Vai trò của kế toán thu, chi ngân sách tại Việt Nam . 100
    4.2.4. Các nội dung trong kế toán thu, chi ngân sách tại Việt Nam 101
    4.2.4.1.Vấn đề về quản lý 101
    4.2.4.2.Vấn đề về ghi nhận 102
    4.2.4.3.Vấn đề về đánh giá 103
    4.2.4.4.Vấn đề về trình bày và công bố . 103
    4.2.5. Thực trạng về cơ sở kế toán trong hạch toán kế toán thu, chi ngân sách 104
    4.2.6. Thực trạng về chứng từ, sổ sách và báo cáo trong kế toán thu, chi ngân sách 106
    4.2.6.1.Chứng từ 106
    4.2.6.2.Sổ sách . 107
    4.2.6.3.Báo cáo 108
    4.2.7. Thực trạng về kiểm soát thông tin do kế toán thu, chi ngân sách cung cấp 111
    4.2.7.1.Kiểm soát thông tin . 111
    4.2.7.2.Kiểm soát nội bộ . 112
    4.2.7.3.Kiểm toán nhà nước với quá trình thanh tra và giám sát 112
    4.2.8. Đánh giá chung kế toán thu chi ngân sách với chuẩn mực KTC quốc tế 114
    4.2.8.1.Đánh giá chung 114
    4.2.8.2.Các điểm tương đồng 115
    4.2.8.3.Các điểm khác biệt 116
    4.3. Khảo sát thực tế về kế toán thu, chi ngân sách tại Việt Nam 118
    4.3.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát 118
    4.3.2. Nội dung của khảo sát . 119
    4.3.2.1.Giới thiệu chung về bảng câu hỏi 119
    4.3.2.2.Về nội dung chi tiết khảo sát . 119
    4.3.3. Phương pháp khảo sát . 120
    4.3.3.1.Về phương cách khảo sát 120
    4.3.3.2.Về công cụ xử lý kết quả . 120
    4.3.4. Kết quả khảo sát 121
    4.3.4.1.Về độ tin cậy của mẫu khảo sát . 121
    4.3.4.2.Về kết quả nghiên cứu . 122
    4.4. Nhận diện hạn chế và nguyên nhân chế độ kế toán thu, chi ngân sách hiện hành 133

    CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VN 138
    5.1. Quan điểm hoàn thiện và mục tiêu hoàn thiện 138
    5.1.1. Quan điểm hoàn thiện . 138
    5.1.1.1.Phù hợp đặc điểm về quản lý thu chi NSNN tại Việt Nam . 139
    5.1.1.2.Từng bước phù hợp và tương thích với IPSAS . 140
    5.1.1.3.Tăng cường khả năng ứng dụng CNTT trong QLNSNN 141
    5.1.2. Mục tiêu hoàn thiện . 142
    5.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước 144
    5.2.1. Nhóm giải pháp chung 144
    5.2.1.1.Giải pháp về môi trường pháp lý . 144
    5.2.1.2.Giải pháp về môi trường hoạt động . 150
    5.2.1.3.Giải pháp về việc đáp ứng yêu cầu quản lý NSNN . 161
    5.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể 166
    5.2.2.1.Xây dựng mô hình Tổng kế toán nhà nước . 166
    5.2.2.2.Điều chỉnh và thay đổi cơ sở kế toán trong ghi nhận và trình bày thông tin kế toán thu, chi ngân sách . 168
    5.2.2.3.Xác lập lộ trình chuyển kế toán thu, chi ngân sách theo hướng tiếp cận IPSAS song song xây dựng hệ thống chuẩn mực KTC quốc gia 169
    5.2.2.4.Tổ chức hệ thống thông tin kế toán thích ứng . 171
    5.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ cho hệ thống kế toán thu, chi ngân sách 174
    5.3.1. Kiểm soát chất lượng thông tin của kế toán thu, chi ngân sách 174
    5.3.1.1.Về đánh giá chất lượng thông tin kế toán 174
    5.3.1.2.Về chế độ thanh tra, kiểm tra và giám sát . 175
    5.3.2. Kiểm soát rủi ro trong kế toán thu, chi ngân sách . 175
    5.3.2.1.Kiểm soát trong . 175
    5.3.2.2.Kiểm soát ngoài . 177
    5.3.2.3.Kiểm soát rủi ro thông tin kế toán . 178
    5.3.3. Về cơ sở hạ tầng và thông tin 179
    5.4. Một số kiến nghị 179
    5.4.1. Đối với Quốc hội . 179
    5.4.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 180
    5.4.2.1.Đối với Chính phủ . 180
    5.4.2.2.Đối với Bộ tài chính 181
    5.4.3. Đối với cơ quan Kiểm toán nhà nước . 183
    5.4.4. Đối với các cơ quan chức năng khác . 185
    5.4.5. Đối với các cơ quan thực hiện kế toán thu, chi ngân sách 186
    KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGH
    Danh mục các công trình của tác giả
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ - Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

    Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử hay tại bất kỳ quốc gia nào, nhà nước muốn vận hành quốc gia của mình đi theo đúng những kế hoạch, chiến lược đã đề ra thì đều cần đến những nguồn lực khác nhau, và một trong những nguồn lực đó chính là ngân sách nhà nước. Thật vậy, ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất của một nước và được xem là công cụ điều chỉnh mang tính vĩ mô đối với nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường và giúp bình ổn giá cả. Với vai trò quan trọng như trên, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung so với thế giới, đó chính là chính phủ cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong quá trình thu và chi các khoản từ nguồn ngân sách nhà nước. Để thực hiện được điều này, nhà nước đã sử dụng một công cụ dùng để phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, đó là hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước. Thông qua chế độ kế toán này, nhà nước có thể nhìn lại những hoạt động đã phát sinh trong quá khứ để từ đó đưa ra các quyết định kinh tế trong tương lai.
    Trong những năm qua, Việt Nam đã có những kết quả khá khả quan trong việc thu, chi ngân sách, giúp đảm bảo tạo nguồn thu đầy đủ và thực hiện chi các khoản theo đúng các kế hoạch vĩ mô đã được phê duyệt. Bên cạnh những điểm đã đạt được, việc thu, chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam cũng đang gặp phải một số khó khăn, thách thức cũng như tồn tại. Có thể lấy ví dụ như việc thu ngân sách hiện còn thất thu ở một số khâu, ở một số lĩnh vực, trên một vài sắc thuế, thêm vào đó có các khoản chi trong đơn vị còn bị lãng phí, thất thoát. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể một phần lớn là do việc quản lý ngân sách của chính phủ còn nhiều hạn chế, chưa có đầy đủ thông tin để quản trị tài chính khu vực công, đặc biệt là việc áp dụng chế độ kế toán thu, chi ngân sách chưa thật sự hữu hiệu vì hiện nay việc ghi nhận thu, chi từ ngân sách còn do nhiều cơ quan thực hiện cùng lúc. Hơn nữa, mỗi cơ quan có mục đích, phương pháp, đối tượng và nội dung hạch toán, chỉ tiêu báo cáo ngân sách khác nhau. Hệ quả là các số liệu thu, chi ngân sách hạch toán tại các cơ quan thường có sự khác biệt nhất định và điều này chưa đáp ứng được yêu cầu phân tích số liệu phục vụ cho quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. Nhận thức được một số hạn chế này nên trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán nói riêng. Trong đó, đã đưa ra các quy định pháp lý để đảm bảo việc quản lý chi tiêu trong lĩnh vực công hiệu quả hơn và tạo dựng một môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động trong lĩnh vực công. Tuy nhiên, các thông tin tài chính, kế toán hiện hành trong lĩnh vực này cho thấy chưa có sự nhất quán giữa các hệ thống kế toán hiện nay, trong đó kế toán thu, chi ngân sách vẫn chưa có sự đồng bộ giữa các cơ quan. Mặt khác, hệ thống thông tin cũng như nội dung về kế toán trong các đơn vị thuộc khu vực công nói chung chỉ mới là một bộ phận cấu thành để tổng hợp và báo cáo quyết toán ngân sách năm, nhằm phục vụ điều hành ngân sách của Quốc Hội, nó vẫn chưa phải là báo cáo tài chính của một đơn vị trong nền kinh tế, chưa thể hợp nhất với báo cáo của Chính phủ để công khai đầy đủ hơn nhằm cung cấp thông tin giúp tất cả công dân có thể kiểm tra, giám sát và đánh giá năng lực tài chính cũng như kết quả hoạt động của quốc gia trong từng năm tài chính mà họ điều hành và quản lý
    Không dừng lại ở đây, thông tin từ thu, chi ngân sách nhà nước không chỉ sử dụng trong nội bộ của quốc gia Việt Nam mà còn được các tổ chức, các đối tượng khác xem xét sử dụng để đưa ra các quyết định về hỗ trợ, tài trợ hay viện trợ các khoản vốn cho quốc gia. Đồng thời, xét về phương diện và phạm vi toàn cầu thì Việt Nam cũng thuộc nền kinh tế thế giới và đã hình thành các mối quan hệ quốc tế. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như Tổ chức thương mại thế giới, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, cam kết với các tổ chức tài chính như ADB, WB, IMF đã đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và phải được quốc tế thừa nhận. Trong công tác quản lý điều hành tài chính Nhà nước, một mặt cần phải thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa và các thông tin tài chính, kế toán phải chính xác, minh bạch đối với các hoạt động chi tiêu và đầu tư của nhà nước, mặt khác phải có những nét đặc thù của hệ thống tài chính ngân sách Việt Nam. Do đó, việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích như nâng cao tính toàn diện, công khai và minh bạch của báo cáo tài chính; nâng cao chất lượng và tính so sánh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công cũng như tính nhất quán trong việc lập và báo cáo các thông tin tài chính, góp phần cơ bản trong việc hạn chế những tiêu cực trong quá trình quản lý ngân sách. Hơn thế nữa, việc nhận thức sự khác biệt giữa hai hệ thống chuẩn mực, hiểu rõ thực trạng cũng như các vấn đề đặc thù tại Việt Nam và việc tiếp cận theo hướng quốc tế sẽ giúp Việt Nam hài hòa hơn với thông lệ phổ biến của quốc tế. Với ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc cải cách hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước một phần giúp tạo ra nguồn thông tin đầy đủ, hiệu quả, một phần cầ phải hài hòa dần theo định hướng chung của thế giới nên việc điểu chỉnh kế toán thu, chi ngân sách tại Việt Nam theo hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế được xem là một việc làm tất yếu hiện nay. Do những nguyên nhân này nên tác giả đã lựa chọn nội dung về kế toán thu, chi ngân sách làm đề tài cơ sở cho việc nghiên cứu thực hiện luận án của mình.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Luận án được thực hiện nhằm hướng đến 4 mục tiêu cụ thể như sau:
    - Xác định được lỗ hỏng trong các nghiên cứu trên thế giới và trong nước bằng việc hệ thống hóa các nghiên cứu về kế toán công và kế toán thu chi ngân sách.
    - Tổng quát hóa các cơ sở lý luận liên quan về những mảng nội dung chính bao gồm khu vực công, tài chính công, kế toán thu, chi ngân sách và việc quản lý ngân sách trên thế giới cũng như đang áp dụng tại Việt Nam từ trước đến nay, làm nền tảng lý luận để có thể đối chiếu với thực tế của Việt Nam.
    - Phân tích làm rõ thực trạng về vấn đề kế toán thu, chi ngân sách cùng những mảng nội dung khác có liên quan mật thiết đến đề tài như cơ cấu thu chi, hệ thống tài chính công, chi tiết các nội dung về kế toán thu chi ngân sách hiện hành tại Việt Nam, đồng thời rút ra những điểm để chứng minh Việt Nam cần và có thể hoàn thiện hệ thống kế toán này thông qua việc khảo sát thực tế.
    [iv]
    - Đề xuất một số giải pháp chung, giải pháp cụ thể và kiến nghị trong việc hoàn thiện kế toán thu, chi ngân sách để phù hợp với thực tế, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời tiếp cận dần một số nội dung cơ bản của bộ chuẩn mực kế toán công quốc tế.
    3. QUY TRÌNH KHUNG NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
    Luận án đã được thực hiện theo một quá trình xuyên suốt và đi qua những giai đoạn cơ bản như sau:
    - Tổng hợp các tài liệu, giáo trình, thông tin, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài và nhằm phục vụ cho quá trình viết luận án (bao gồm cả phần cơ sở lý luận và thực trạng về quản lý tại Việt Nam ở một số cơ quan có thu chi ngân sách).
    - Xác định các nội dung đã được thực hiện trong những nghiên cứu trước đây để xác định những lỗ hỏng cần được nghiên cứu.
    - Thông qua tài liệu đã thu thập, tiến hành viết phần cơ sở lý luận của đề tài.
    - Khi thực hiện phần thực trạng của đề tài, tác giả đã tiến hành thiết kế và thực hiện khảo sát về tình hình kế toán thu, chi ngân sách, những hạn chế hiện tại cũng như việc ứng dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế hiện nay. Ngoài việc khảo sát bằng bảng câu hỏi, đề tài đã thu thập nhiều số liệu trong và ngoài nước để minh chứng rõ hơn về nội dung thực tế đối với vấn đề nghiên cứu.
    - Thông qua hệ thống cơ sở lý luận ở chương hai và thực tiễn về kế toán thu, chi ngân sách ở chương ba, luận án tổng hợp để đưa ra những đề xuất cần thiết, khá toàn diện và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...