Luận Văn Hoàn thiện hệ thống kế toán Nhà nước

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DANH MụC CáC CHữ VIếT TắT






    AICPA : ủy ban thuật ngữ của học viện kế toán viên công chức của Mỹ




    APB : ủy ban nguyên tắc kế toán của Mỹ


    BHXH : Bảo hiểm xã hội GTGT : Giá trị gia tăng HĐND : Hội đồng nhân dân
    HCSN : Hành chính sự nghiệp


    HH : Hàng hóa


    IFAC : Liên đoàn kế toán Quốc tế IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
    IPSAS : Chuẩn mực kế toán Nhà nước Quốc tế KBNN : Kho bạc Nhà nước
    KP : Kinh phí


    KTNN : Kế toán Nhà nước


    NS : Ngân sách


    NSNN : Ngân sách Nhà nước


    TM : Tiền mặt


    TSCĐ : Tài sản cố định UBND : ủy ban nhân dân VN : Việt Nam
    WTO : Tổ chức thương mại thế giới


    XDCB : Xây dựng cơ bản





    Mục lục









    TRANG PHụ BìA LờI CAM ĐOAN MụC LụC
    DANH MụC CáC CHữ VIếT TắT

    Trang



    mở đầu . 1




    Chương 1


    Tổng quan về kế toán và kế toán NHà NƯớc




    1.1- Những vấn đề chung về kế toán và KTNN ở Việt Nam 7


    1.1.1- Lịch sử ra đời và phát triển kế toán 7
    1.1.2- Định nghĩa về kế toán . 8


    1.1.3- Khái niệm về kế toán nhà nước . 10


    1.1.4- Bản chất, vai trò, mục đích, yêu cầu của KTNN trong quản lý nhà nước và


    quản lý nền kinh tế. 10


    1.1.5- Các nguyên tắc của KTNN .18


    1.1.6- Đối tượng sử dụng thông tin của KTNN 21


    1.1.7- Phạm vi, đặc điểm và đối tượng của KTNN . 25


    1.1.8- Cơ sở kế toán áp dụng trong kế toán nhà nước . 31


    1.1.9- Tổ chức hệ thống kế toán nhà nước 37


    1.2- Cơ sở pháp lý và môi trường hoạt động ảnh hưởng đến KTNN 41


    1.2.1- Luật Ngân sách Nhà nước 41


    1.2.2- Luật Kế toán và Chuẩn mực kế toán 42


    1.2.3- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước . 44


    1.2.4- Sự hình thành và phát triển của các đơn vị thực hiện KTNN . 45


    1.2.5- Cơ chế thị trường 49


    1.2.6- Hội nhập quốc tế . 49


    1.2.7- Trình độ công nghệ thông tin phát triển 50


    1.3- Kế toán nhà nước ở một số quốc gia và những bài học kinh nghiệm cho


    Việt nam 50





    1.3.1- Mô hình kế toán nhà nước ở Pháp 50


    1.3.2- Khái quát về kế toán nhà nước ở Canada . 56


    1.3.3- Đặc điểm kế toán nhà nước ở một số nước khác . 61


    Chương 2


    Thực trạng hệ thống kế toán nhà nước ở nước ta hiện nay


    2.1- Giới thiệu tổng quát về hệ thống KTNN . 67


    2.1.1- Chế độ NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN 67


    2.1.2- Chế độ kế toán HCSN 73


    2.1.3- Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã 76


    2.1.4- Các chế độ kế toán khác của KTNN 78


    2.2- Sự phát triển của Hệ thống KTNN qua các giai đoạn . 80


    2.2.1- Giai đoạn 1945 đến 1963 . 80


    2.2.2- Giai đoạn 1964 đến 1989 . 83


    2.2.3- Giai đoạn 1990 đến nay . 86


    2.3- Đánh giá Hệ thống KTNN hiện hành 98


    2.3.1- Ưu điểm của Hệ thống KTNN . 98


    2.3.2- Nhược điểm của Hệ thống KTNN . 99


    2.3.3- Nguyên nhân 107




    Chương 3


    hoàn thiện hệ thống Kế toán nhà nước




    3.1- Quan điểm hoàn thiện Hệ thống KTNN . 111


    3.1.1- Hợp nhất kế toán nhà nước 111


    3.1.2- Kết hợp kế toán trên cơ sở tiền mặt và kế toán trên cơ sở dồn tích 113


    3.1.3- Tổ chức bộ máy KTNN . 117


    3.1.4- Xây dựng quy chế trao đổi thông tin và thiết kế hệ thống thông tin toàn diện


    120


    3.2- Phương hướng hoàn thiện Hệ thống KTNN . 121


    3.2.1- Về phương diện pháp lý . 121


    3.2.2- Về phương diện cải cách hành chính . 123


    3.2.3- Về phương diện hội nhập . 124





    3.3- Giải pháp hoàn thiện Hệ thống KTNN . 126


    3.3.1- Hệ thống chứng từ 126


    3.3.2- Hệ thống tài khoản kế toán 127
    3.3.3- Hệ thống Sổ kế toán . 141


    3.3.4- Hệ thống Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 142


    3.4- Một số đề xuất đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện


    Hệ thống KTNN 143


    3.4.1- Đối với Quốc hội 143


    3.4.2- Đối với Chính phủ (Bộ Tài chính) 145


    3.4.3- Đơn vị thực hiện kế toán nhà nước . 161


    3.4.4- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán . 161


    Tài liệu tham khảo


    Phụ lục





    Mở ĐầU






    1- Tính cấp thiết của đề tài:


    Thực tế hiện nay Việt Nam có nhiều chế độ kế toán khác nhau trong khu vực công như: Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ kho bạc, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân sách và tài chính xã, kế toán tài sản dự trữ quốc gia, kế toán bảo hiểm xã hội, kế toán nghiệp vụ thi hành án, kế toán đơn vị chủ đầu tư, kế toán sự nghiệp áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập, kế toán áp dụng cho các
    đơn vị Công đoàn, kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN của cơ quan Đảng. Trong khi đó Nhà nước là một chủ thể thống nhất, để thực thực hiện chức năng của mình, Nhà nước cần phải có các nguồn lực tài chính như: thu, chi ngân sách, các quỹ tài chính, các khoản nợ, các tài sản nhà nước .để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội .của mình. Để quản lý, kiểm tra, kiểm soát các nguồn lực đó một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất thì Nhà nước cần phải sử dụng các công cụ quản lý nó thông qua công tác kế toán đó là kế toán nhà nước. Nhưng hiện nay có nhiều Chế độ kế toán khác nhau áp dụng cho nhiều đơn vị dẫn đến sự cồng kềnh, trùng lặp trong việc xử lý cung cấp thông tin và tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách nhà nước làm cho kế toán nhà nước chưa thật sự phát huy hiệu quả cao.
    Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, là kế toán thu, chi ngân sách nhà nước nhưng cấu trúc của hệ thống kế toán tại cơ quan thu, chi ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách lại không đồng nhất, có những tài khoản không thiết kế theo bản chất kinh tế mà lại thiết kế theo niên độ ngân sách. Thực tại trên làm cho thông tin bị chia cắt, không
    đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình hiện nay là Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các cơ quan quản lý tài chính ở Trung ương thường xuyên phải được cung cấp các thông tin tổng hợp trên toàn quốc.
    Xuất phát từ những đòi hỏi của tiến trình cải cách quản lý hành chính nhà nước, chúng ta đang thực hiện cải cách quản lý ngân sách nhà nước theo hướng chuyển dần từ quản lý ngân sách "theo đầu vào" (theo định mức, định biên) sang phương thức quản lý ngân sách theo "kết quả đầu ra" nhằm trao cho người quản lý quyền tự chủ tài chính gắn với hiệu quả sử dụng ngân sách. Để đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách ngân sách, đòi hỏi chế độ kế toán nhà nước hiện hành phải được





    cải cách, sửa đổi lại. Chế độ kế toán hiện hành chỉ thuần tuý quan tâm ghi chép kế toán thu, chi quỹ ngân sách, sử dụng kinh phí ngân sách ở đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách, quan tâm đến định mức tiêu chuẩn, chế độ, thủ tục mà chưa tính đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, không quan tâm đến chi phí đầu ra, các quỹ tài chính, tài sản nhà nước chưa được phản ánh đầy đủ và kịp thời. Chế độ kế toán hiện hành chưa thật sự giúp nhà quản lý chủ động tính toán chi phí hoạt động của tổ chức mình, của các bộ phận trực thuộc do đó không thể so sánh được giữa chi phí thực tế bỏ ra với kết quả đạt được và nhất là chưa có một hệ thống cung cấp thông tin tập trung để cung cấp kịp thời, chính xác để đáp ứng được yêu cầu quản lý của các ngành, các cấp và các nhà lãnh đạo.
    Ngoài ra chế độ kế toán nhà nước hiện hành xây dựng theo nguyên tắc kế toán trên cơ sở tiền mặt nên không giúp nhà quản lý đánh giá được rủi ro tiềm ẩn, như công nợ, các khoản dự chi chắc chắn không được dự báo trước, không được ghi chép vào hệ thống kế toán ngay khi nghĩa vụ trả nợ phát sinh làm cho tính bền vững của ngân sách nhà nước không được bảo đảm. Bên cạnh việc thực hiện một hệ thống kế toán nhà nước truyền thống dựa trên nguyên tắc tiền mặt, đòi hỏi phải áp dụng nguyên tắc kế toán trên cơ sở dồn tích, kế toán theo nguyên tắc kế toán trên cơ sở dồn tích sẽ phản ánh đúng bản chất các khoản thu và chi của ngân sách.
    Công cuộc hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách, đưa ứng dụng tin học vào quản lý ngân sách đòi hỏi phải có một hệ thống kế toán thống nhất cho toàn bộ khu vực công. Với nhiều chế độ kế toán khác nhau như hiện nay thì chỉ có thể tin học hoá từng bộ phận rời rạc, không thành hệ thống, thông tin cung cấp không được tổng hợp đầy đủ, không kịp thời và không đồng bộ. Để có những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, minh bạch trên phạm vi toàn quốc thông qua công nghệ tin học thì yêu cầu bắt buộc là phải có một hệ thống kế toán nhà nước (Hệ thống tài khoản kế toán nhà nước thống nhất) áp dụng chung cho mọi đối tượng quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.
    Mặt khác, hệ thống kế toán hiện hành không phải là hệ thống mở, không bao trùm tổng quát các lĩnh vực, nên mỗi khi phát sinh thêm các hoạt động mới, các nghiệp vụ mới lại phải ban hành các văn bản mới để sửa đổi bổ sung. Việc sửa đổi bổ sung thường xuyên chế độ kế toán sẽ gây khó khăn cho người thực thi. Trong thời gian qua chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm các nước có tổ chức bộ máy hành chính và tài chính nhà nước tương đồng





    với nước ta, song cho đến nay việc lựa chọn một mô hình kế toán nhà nước thống nhất, hiệu quả và phù hợp với thực tế Việt Nam đang còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó chủ yếu là việc xác định các căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc thiết lập hệ thống kế toán nhà nước cũng nhằm mục tiêu và bước đi trong tiến trình cải cách quản lý về ngân sách nhà nước hiệu quả hơn.
    Ngoài ra, chính sách đối ngoại của chúng ta là chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, trên thực tế chúng ta đã là thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế, thành viên của Ngân hàng Thế giới, thành viên ASEAN và WTO .Với tư cách là thành viên của các tổ chức tài chính Quốc tế, chúng ta có nghĩa vụ phải trao đổi thông tin về tình hình tài chính ngân sách với các nước. Nhưng hiện nay do các quy định kế toán của chúng ta chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế nên các thông tin chúng ta cung cấp không so sánh được với các thông tin của các nước. Mỗi khi cung cấp thông tin chúng ta phải "nhặt" dữ liệu một cách thủ công, mất nhiều thời gian công sức mà vẫn không kịp thời gian theo yêu cầu. Từ các lý do đó việc cải cách và ban hành thống nhất một Hệ thống kế toán nhà nước thống nhất thay thế cho các chế
    độ kế toán hiện hành là một nội dung tất yếu và rất cần thiết.


    2- mục đích nghiên cứu:


    Dựa vào thực trạng của Hệ thống kế toán nhà nước hiện đang sử dụng ở nhiều ngành nghề, nhiều cơ quan khác nhau đã bộc lộ những bất cập, những khuyết điểm cần phải khắc phục; sự thay đổi về môi trường pháp lý đặc biệt là Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán .sự phát triển của nền kinh tế nước ta, sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới. Từ đó luận án đề ra phương hướng hoàn thiện cho Hệ thống kế toán nhà nước nhằm phục công tác quản lý tài chính, ngân sách mang lại hiệu quả cao nhất.
    3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


    Đối tượng nghiên cứu của luận án là dựa vào định hướng, quan điểm về việc thống nhất hệ thống thông tin quản lý, bộ máy quản lý tài chính nhà nước, những nguyên tắc và quy định về kế toán nhà nước theo chuẩn mực quốc tế và hệ thống kế toán tài chính doanh nghiệp, Hệ thống kế toán nhà nước hiện hành như: Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ kho bạc, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân sách và tài chính xã, kế toán tài sản dự trữ quốc gia, kế toán bảo hiểm xã hội, kế toán nghiệp vụ thi hành án, kế toán đơn vị chủ đầu tư, kế toán sự nghiệp áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập, kế toán áp dụng cho các đơn vị Công đoàn, kế





    toán áp dụng cho các đơn vị HCSN của cơ quan Đảng; Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn, Luật Kế toán và các văn bản có liên quan đến các chế độ kế toán nói trên.
    Phạm vi nghiên cứu của luận án là xem xét, đánh giá những ưu điểm, nhược


    điểm của việc áp dụng Hệ thống kế toán nhà nước hiện hành ở những đơn vị đang thực hiện. Từ đó xây một Hệ thống kế toán nhà nước áp dụng cho tất cả các đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính, tài sản nhà nước với những bước đi và cách thức phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
    4- nguồn tài liệu phương pháp nghiên cứu:


    Dữ liệu chủ yếu được lấy từ tình hình thực tế đang áp dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và sự nghiệp có thu, các cơ quan Dự trữ quốc gia, Bảo hiểm xã hội, cơ quan Thi hành án .và các cơ quan quản lý như: Tài chính, KBNN, Thuế, Hải quan và một số tài liệu tham khảo của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước Trung
    ương, Văn Phòng Quốc hội (dự án VIE/02/008) .Tất cả những tài liệu nhằm tạo cơ sở lý luận, dẫn chứng cho luận án thêm phong phú và mang tính thực tiển cao, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện Hệ thống kế toán nhà nước hiện nay là cần thiết và cấp bách.
    5- phương pháp nghiên cứu:


    Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp biện chứng duy vật, nhờ phương pháp này để nghiên cứu các chế độ kế toán nhà nước ở Việt Nam trong các giai đoạn vừa qua và định hướng phát triển, hoàn thiện trong thời gian tới.
    Vận dụng nguyên tắc tổng quát về hệ thống chế độ kế toán nhà nước ở một số nước trên thế giới về những đặc điểm giống nhau và khác nhau, các nhân tố ảnh hưởng hiện tại và tương lai với chế độ kế toán nhà nước ở nước ta.
    Vận dụng nguyên tắc phân tích và so sánh các chế độ kế toán nhà nước đang thực hiện ở các đơn vị, để từ đó sắp xếp, chọn lọc có tính kế thừa để xây dựng một Hệ thống kế toán nhà nước phù hợp áp dụng cho tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính và tài sản nhà nước.
    Vận dụng nguyên tắc phát triển để nghiên cứu, xem xét về quá khứ, hiện tại, tương lai của quá trình phát triển kế toán nhà nước ở Việt Nam. Trong đó chú ý đến xu hướng phát triển kế toán nhà nước ở một số nước trong khu vực và quốc tế trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khi hiện nay Việt Nam là thành viên của WTO.





    Ngoài ra luận án còn sử dụng nhiều phương pháp khác như: phương pháp lịch sử và logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và đối chiếu . giúp cho quá trình trình bày luận án thuận lợi và hoàn thiện hơn.
    6- đóng góp mới của luận án:


    Những đóng góp của luận án bao gồm:


    - Trình bày, phân tích, đánh giá để đưa ra những đặc điểm cơ bản của kế toán nhà nước một số nước trên thế giới. Từ đó nêu lên những nguyên nhân, lý do dẫn
    đến sự khác biệt và giống nhau về kế toán ở một số nước; đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về kế toán nhà nước .
    - Hệ thống hoá các giai đoạn phát triển của Hệ thống kế toán nhà nước từ trước đến nay, những đặc điểm của Hệ thống kế toán nhà nước. Từ đó nêu lên những
    ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân khắc phục những nhược điểm của Hệ thống kế


    toán nhà nước hiện hành ở nước ta.


    - Đưa ra những cở sở lý luận, những quy định và nguyên tắc, phương hướng, quá trình hợp nhất và hoàn thiện Hệ thống kế toán nhà nước ở Việt Nam.
    Trong giai đoạn trước mắt, nội dung của luận án đưa ra những kiến nghị để hợp nhất Hệ thống kế toán nhà nước và hoàn thiện các quy định, quy trình quản lý tài chính và ngân sách, đưa kế toán quản trị vào kế toán nhà nước, bộ mã hạch toán trong hệ thống kế toán nhà nước . để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin kịp thời mang lại hiệu quả cao
    nhất.


    Về lâu dài, luận án đề xuất xây dựng Tổng kế toán nhà nước, hạch toán quản lý nợ và ngân quỹ và kế toán quản trị vào kế toán nhà nước, xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công để hội nhập kế toán nhà nước vào hệ thống kế toán nhà nước ở khu vực và trên thế giới.
     
Đang tải...