Luận Văn Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án tại EVN

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án tại EVN
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Sự cần thiết của đề tài
    Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập theo quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những Tổng công ty 91 hàng đầu của Việt Nam, với chức năng kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh điện năng. Thời điểm khi thành lập, do vẫn còn ảnh hưởng cơ chế kinh tế tập trung bao cấp nên hoạt động sản xuất của EVN vẫn còn mang nặng tính hành chánh, cơ chế hạch toán phụ thuộc được áp dụng phổ biến và các quyết định đầu tư cũng chịu ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp, tập trung, người quyết định đầu tư chưa quan tâm đến hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án sẽ đầu tư.
    Kể từ khi thành lâp đến nay, hàng năm EVN và các Công ty thành viên đầu tư hàng trăm dự án và công trình điện với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thẩm định cũng như đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư chưa thật sự được xem trọng, thường chỉ tập trung vào các dự án nguồn điện lớn. Đối với các dự án quy mô trung bình, nhỏ việc quyết định đầu tư thường mang tính giải quyết tức thời, chưa đánh giá hiệu kinh tế, tài chính của dự án đem lại.
    Trải qua 11 năm cùng với sự chuyển biến nền kinh tế, sự thay đối nhận thức, tư duy mới trong quản lý kinh doanh của ngành điện, đặc biệt là khi luật điện lực có hiệu lực ngày 01/07/2005, nó đã xác lập được rõ ràng trách nhiệm đầu tư của ngành điện, của các đơn vị và cá nhân sử dụng điện, do vậy nguồn lực tài chính của EVN bắt đầu trở nên khó khăn hơn, có hạn hơn, cơ chế cấp vốn như trước đây dần dần không còn nữa thay vào đó là cơ chế tự chủ về tài chính. Điều tất yếu là EVN phải huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài, trong đó nguồn tài trợ từ WB, AFD, ADB, chiếm tỷ trọng gần 30%.
    Việc sử dụng nguốn vốn vay của các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài bên cạnh những ưu điểm như thời gian trả nợ dài, lãi suất vay ưu đãi, nó còn những hạn chế như: điều kiện ràng buộc hết sức chặt chẽ, đặc biệt là
    những ràng buộc về tài chính, người đi vay (EVN) phải chứng minh được dự án mà họ muốn được tài trợ phải có hiệu quả cả về kinh tế và tài chính.
    Ngày 22/06/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 148/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (viết tắt là EVN) trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và một số đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Tập đoàn Điện lực Việt Nam kinh doanh đa ngành nghề từ ngành nghề truyền thống như: công nghiệp điện năng đến lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các quan hệ giữa Công ty mẹ – công ty con, công ty liên kết chuyển từ mệnh lệnh hành chánh sang quan hệ hợp đồng. Điều đó cũng có nghĩa là việc quyết định đầu tư vào một dự án lúc này phải căn cứ vào hiệu quả dự án là chính.
    Trước những yêu cầu trên và những thách thức hội nhập WTO của Việt Nam, việc hoàn thiện lại hệ thống các công cụ phân tích hiệu quả dự án đang là yêu cầu cấp thiết của EVN. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế – tài chính dự án tại EVN” với mong muốn đóng góp một phần nghiên cứu của mình vào sự phát triển của ngành điện nơi mà tôi đang làm việc.
    II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
    - Hệ thống hóa lại những lý luận về các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế và tài chính tiên tiến hiện nay.
    - Phân tích những ưu điểm những hạn chế của các công cụ EVN đang sử dụng.
    - Vận dụng lý luận vào thực tiễn của ngành điện, đề xuất các nội dung bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế và tài chính của dự án.
    III. Đối tượng nghiên cứu
    - Các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế và tài chính.
    - Các thông tin, dữ liệu liên quan đến phân tích dự án điện.
    IV. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng sử dụng các công cụ phân tích dự án tại EVN mà tiêu biểu là dự án Thủy điện Sơn La một công trình Thủy điện lớn nhất Việt Nam và lớn nhất khu vực Đông Nam Á với vốn đầu tư gần 37.000 tỷ đồng. Quá trình phân tích và đánh giá hiệu quả các dự án khác sẽ được thực hiện tương tự như phân tích dự án trên.
    V. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp biện chứng, phân tích nhân, quả, thống kê dữ liệu, quy nạp, đặc biệt sử dụng phương pháp so sánh giữa đề xuất mới và hiện trạng để rút ra những điểm mới của đề tài.
    VI. ÝÙ nghĩa kết quả nghiên cứu đề tài
    - Kết quả nghiên cứu đề tài mang lại ý nghĩa lý luận và thực tiễn về phân tích hiệu quả kinh tế và tài chính của dự án.
    - Giải quyết được những vấn đề đang là yêu cầu cấp bách hiện nay đối với EVN trong quyết định đầu tư vào các dự án.
     
Đang tải...