Thạc Sĩ Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế việt nam trong tiến trình hội nhập với hệ thống thuế thế giới

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 19/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Trong bất kỳ một chế độ xó hội nào, thuế luụn luụn là một cụng cụ thể hiện quyền lực của nhà nước và là nguồn tài chớnh chủ yếu và tin cậy để phục vụ nhu cầu chi tiờu cụng cộng của xó hội. Với tốc độ gia tăng và đa dạng hoỏ nhanh chúng của xu thế hội nhập và toàn cầu hoỏ nhằm khai thỏc tối đa lợi thế so sỏnh của mỗi quốc gia núi riờng và mỗi khu vực núi chung đó đặt cỏc quốc gia trước những thỏch thức lớn lao đũi hỏi phải cải cỏch toàn diện.

    Trước bối cảnh này, hệ thống thuế của cỏc quốc gia đó cú sự tiến triển khụng ngừng với những tiờu chuẩn và nguyờn tắc đỏnh thuế khỏc hẳn cỏc nguyờn tắc truyền thống của giữa thuế kỷ 20. Cải cỏch thuế ngày nay luụn gắn với mục tiờu cơ bản là hệ thống thuế đỏp ứng được nhu cầu tài chớnh phục vụ chi tiờu cụng cộng theo tiờu thức hiệu quả và cụng bằng nhất; cỏc nước luụn luụn phải hoàn thiện hệ thống thuế để đảm bảo: tăng thu đủ để đỏp ứng nhu cầu chi tiờu cơ bản của Nhà nước mà khụng làm tăng gỏnh nặng nợ cụng cộng; tăng thu nhưng khụng làm ảnh hưởng đến tớnh cụng bằng và hạn chế cỏc tỏc động xấu đến hoạt động kinh tế quốc dõn và hệ thống chớnh sỏch thuế trong nước khụng tỏch biệt với cỏc chuẩn mực Quốc tế.

    Đối với Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, hệ thống chính sách thuế không ngừng được hoàn thiện, tác động tích cực đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Số thu ngân sách từ thuế đã không ngừng tăng lên: số thu ngân sách từ thuế năm 2000 tăng 13,7 lần so với năm 1990; tỷ lệ huy động thuế vào ngân sách so với GDP có xu hướng tăng qua từng thời kỳ, vừa đảm bảo khuyến khích đầu tư vừa tạo nguồn thu chủ động cho ngân sách: năm 1991 đạt 13,1% GDP, năm 2000 đạt 19,7% GDP, năm 2003 đạt 21,8% GDP và thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách quốc gia: năm 2003 chiếm tỷ trọng 92,9% tổng thu Ngân sách Nhà nước. Do đó, nguồn thu từ thuế ngoài việc đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên, còn dành một phần quan trọng tăng chi hàng năm cho đầu tư phát triển, cho dự trữ nhà nước và kiềm chế mức bội chi ngân sách ở mức hợp lý.

    Ngày nay, khi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang là xu hướng tất yếu đối với mọi quốc gia. Cùng với xu hướng chung của thế giới, từ năm 1995, Việt Nam đã tham gia Hiệp định thương mại khu vực các nước Đông nam á - ASEAN (CEPT/AFTA) và hiện nay đang tích cực đàm phán để gia nhập tổ chức Thương mại thế giới - WTO.

    Hội nhập kinh tế luôn gắn liền với những cam kết về tự do di chuyển của các nguồn lực tài chính, mở cửa thị trường và cắt giảm thuế quan. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam vừa tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế đất nước, đồng thời cũng tạo ra không ít những thách thức. Trong lĩnh vực Thuế - Ngân sách, những thách thức thể hiện trên các mặt: hệ thống chính sách thuế của Việt Nam chưa thực sự đồng bộ, còn nhiều khác biệt so với những chuẩn mực chung của thế giới. Quá trình hội nhập luôn gắn với việc cắt giảm các hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan. Trong khi nguồn thu ngân sách còn phụ thuộc khá lớn vào thuế xuất, nhập khẩu, quá trình hội nhập luôn đặt ra những thách thức đối với nguồn thu ngân sách. Để chủ động và đạt được thành công trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực thuế là phải tiếp tục cải cách, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế một cách tổng thể gắn với chiến lược hội nhập kinh tế, với mục tiêu vừa bảo hộ hợp lý để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất trong nước, thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết về tự do thương mại mà Việt Nam đã và đang tham gia ký kết, vừa đảm bảo nguồn tăng thu cho Ngân sách quốc gia. Luận văn này, qua phân tích những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam chủ yếu là trong lĩnh vực Thuế - Ngân sách; trên cơ sở hệ thống chính sách thuế hiện hành, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam đến năm 2010, với mục tiêu xây dựng một hệ thống thuế tiên tiến phù hợp với chiến lược hội nhập kinh tế, góp phần ổn định và tăng thu cho Ngân sách quốc gia.
    Ngoài các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong khoa học, phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suất trong Luận văn là phương pháp duy vật biện chứng. Với phương pháp nghiên cứu này, hệ thống chính sách thuế Việt Nam luôn được đặt trong quá trình vận động, biến đổi không ngừng, vì thế không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như trên thế giới.
    Nội dung của Luận văn này được trình bày thành 4 chương:

    - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thuế.
    - Chương 2: Hội nhập kinh tế; những thuận lợi v thách thức đối với lĩnh vực Thuế - Ngân sách.
    - Chương 3: Hệ thống chính sách thuế hiện hành; những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế.
    - Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế Việt Nam trong tiến trình hội nhập với hệ thống thuế quốc tế. Do khả năng nghiên cứu và tài liệu tham khảo còn hạn chế, nên nội dung Luận văn chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được Quý Thầy, Cô lượng thứ và chỉ dẫn để
    Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...