Luận Văn Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Cải cách hệ thống thuế là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan
    trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Đối với các nước
    đang phát triển, với mục tiêu hoà nhập với nền kinh tế quốc tế thì chính sách
    thuế càng đóng vai trò đặc biệt nhạy cảm. Theo đó, thuế không những là
    nguồn thu chủ yếu của NSNN, huy động nguồn thu một cách công bằng và
    giảm thiểu những tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế mà hệ thống
    chính sách thuế còn đảm bảo không sai lệch cơ bản so với tiêu chuẩn quốc tế.
    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phạm vi ảnh hưởng của
    chính sách thuế không chỉ bó hẹp trong một quốc gia mà còn mở rộng ra
    phạm vi các nước khác. Mặt khác, khi gia nhập WTO đòi hỏi các quốc gia
    thành viên phải tuân thủ theo đúng những nguyên tắc thương mại của WTO
    và do vậy hệ thống chính sách thuế cũng cần phải có sự thay đổi cả về nội
    dung cũng như mục tiêu và cơ cấu động viên số thu cho phù hợp với điều
    kiện hội nhập. Trong bối cảnh đó, các quốc gia thành viên tham gia vào
    các tổ chức và các sân chơi chung đều phải có các chiến lược điều chỉnh hệ
    thống chính sách thuế của mình để thích ứng với môi trường trong và ngoài
    nước nhằm khai thác tối đa các lợi ích có được từ việc hội nhập kinh tế và
    tự do hoá thương mại, giảm các tác động bất lợi (có thể) của việc gia nhập
    WTO, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững.
    Hơn nữa, thực tiễn sinh động luôn luôn biến đổi đã làm nảy sinh
    những nhu cầu mới về mục tiêu, bước đi, cách thức cũng như những giải
    pháp khả thi để không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đang
    trên bước đường cải cách ở nước ta.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, ở Việt Nam, trong quá
    trình nghiên cứu, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách
    thuế cũng đã có một số đề tài nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thuế, kể cả
    đề tài nghiên cứu khoa học của nhà nước và đề tài nghiên cứu của các luận
    án tiến sỹ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên được thực hiện trong
    4
    điều kiện Việt Nam mới bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế và chưa là
    thành viên chính thức của WTO, do đó nhiều vấn đề có liên quan đến việc
    hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn
    chưa được giải quyết. Trong thời gian gần đây, một số luận án tiến sỹ đã và
    đang nghiên cứu về thuế nhưng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hoàn thiện
    một loại thuế trong hệ thống chính sách thuế như thuế tiêu dùng; thuế thu
    nhập; thuế tài sản. Trên thực tế, việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế
    không thể thực hiện được bằng cách lắp ghép cơ học các nghiên cứu này vì
    lý thuyết hệ thống đòi hỏi việc nghiên cứu phải được đặt trong một tổng
    thể với mối quan hệ hữu cơ của các nhân tố hợp thành.
    Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện hệ
    thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO” làm
    đề tài luận án tiến sỹ của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Nghiên cứu các nguyên tắc thương mại của WTO và những vấn đề
    đặt ra đối với hệ thống chính sách thuế của các nước đang phát triển.
    Nghiên cứu kinh nghiệm cải cách hệ thống chính sách thuế ở các nước
    đang phát triển và nước có nền kinh tế chuyển đổi. Trên cơ sở đó tham
    chiếu và đánh giá thực trạng hệ thống chính sách thuế hiện hành của Việt
    Nam trong điều kiện gia nhập WTO. Đồng thời, xác lập cơ sở lý luận và
    thực tiễn để đề ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước
    ta trong điều kiện gia nhập WTO.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống chính sách thuế.
    Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung chủ yếu vào khía cạnh hệ
    thống các chính sách thuế nhằm làm rõ các vấn đề: các nguyên tắc thương
    mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống chính sách thuế của
    các nước đang phát triển, đánh giá thực trạng hệ thống chính sách thuế
    hiện hành của Việt Nam đặt trong khuôn khổ là thành viên của WTO và
    những giải pháp cần thiết cho việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở
    Việt Nam khi gia nhập WTO.
    5
    4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    ý nghĩa khoa học:
    Trên cơ sở nghiên cứu các nguyên tắc thương mại của WTO để phân
    tích những vấn đề đặt ra đối với hệ thống chính sách thuế của các nước
    đang phát triển. Đây là các vấn đề có tính nguyên lý của việc thiết kế và
    xây dựng một hệ thống chính sách thuế hoàn chỉnh đối với các nước thành
    viên của WTO, đặc biệt là các nước đang phát triển.
    Bên cạnh đó, qua việc nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước
    đang phát triển và nước có nền kinh tế chuyển đổi trong việc điều chỉnh hệ
    thống chính sách thuế khi gia nhập WTO để tìm ra những bài học đối với
    các nước, trong đó có Việt Nam. Đây vừa là cơ sở lý luận, vừa là cơ sở thực
    tiễn sinh động cho việc phân tích và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở
    các nước thành viên đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
    ý nghĩa thực tiễn:
    Luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao trong điều kiện Việt Nam
    gia nhập WTO. Với những định hướng hoàn thiện hệ thống chính sách
    thuế, luận án sẽ góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở
    nước ta nhằm hướng tới mục tiêu cải cách và hội nhập kinh tế theo đường
    lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước giai đoạn đầu thế kỷ 21.
    5. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
    lục, nội dung của luận án gồm 3 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...