Tiến Sĩ Hoàn thiện hệ thống báo cáo thường niên trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng kho

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC

    TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN
    Trang
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU 1

    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 11
    1.1. Báo cáo thường niên và mối quan hệ giữa báo cáo thường niên với
    báo cáo tài chính 11
    1.1.1. Bản chất và vai trò của báo cáo thường niên 11
    1.1.2. Phân loại thông tin trong báo cáo thường niên 15
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến báo cáo thường niên 17
    1.1.4. Mối quan hệ giữa báo cáo thường niên và báo cáo tài chính 22

    1.2. Hệ thống báo cáo thường niên của các công ty cổ phần niêm yết trên
    thị trường chứng khoán 29
    1.2.1. Thị trường chứng khoán và chức năng của thị trường chứng khoán 29
    1.2.2. Đặc điểm của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng
    khoán có ảnh hưởng đến hệ thống báo cáo thường niên 32
    1.2.3. Hệ thống báo cáo thường niên trong các công ty cổ phần niêm yết trên
    thị trường chứng khoán 34
    1.3. Hệ thống báo cáo thường niên của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 35
    1.3.1. Báo cáo thường niên tại một số nước trên thế giới 35
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 44
    Kết luận chương 1 46

    Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 47
    2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam và các công ty cổ
    phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 47
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 47
    2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần niêm yết trên
    thị trường chứng khoán Việt Nam 51
    2.1.3. Vai trò của công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán
    Việt Nam 54
    2.2. Hệ thống báo cáo thường niên trong các công ty cổ phần niêm yết
    trên thị trường chứng khoán Việt Nam 55
    2.2.1. Thực trạng hệ thống báo cáo thường niên theo quy định của pháp luật
    Việt Nam 55
    2.2.2. Thực trạng hệ thống báo cáo thường niên của các công ty cổ phần
    niêm yết 62
    2.2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo thường niên trong các công ty cổ
    phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 79
    Kết luận chương 2 104

    Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM
    YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
    105

    3.1. Sự cần thiết, nguyên tắc và quan điểm hoàn thiện hệ thống báo cáo thường niên của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường
    chứng khoán Việt Nam 105
    3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện 105
    3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện 109
    3.1.3. Quan điểm hoàn thiện 111

    3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo thường niên của các công ty
    cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 112
    3.2.1. Hoàn thiện về hình thức báo cáo 112
    3.2.2. Hoàn thiện số lượng báo cáo bộ phận 114
    3.2.3. Hoàn thiện nội dung báo cáo 116
    3.2.4. Hoàn thiện về chỉ tiêu tài chính cơ bản 128
    3.2.5. Hoàn thiện về thời gian và cách thức công bố thông tin 133
    3.2.6. Mẫu báo cáo thường niên đề xuất 133
    3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo thường niên của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán 143
    3.3.1. Về phía Nhà nước 144
    3.3.2. Về phía các công ty cổ phần niêm yết 147
    Kết luận chương 3 149
    KẾT LUẬN 150

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang là môi trường còn rất mới mẻ, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Song, để lựa chọn mã chứng khoán đầu tư, các nhà đầu tư phải dựa vào rất nhiều nguồn thông tin; trong đó, thông tin từ báo cáo thường niên (BCTN) của các tổ chức niêm yết là một trong những nguồn thông tin quan trọng, đáng tin cậy để các nhà đầu tư ra quyết định. Báo cáo tài chính (BCTC) và BCTN phản ánh khả năng và tiềm lực tài chính, an ninh tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính thông qua các BCTN của các công ty cổ phần (CTCP) niêm yết là cách thức mà nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng” có cơ sở, tránh tình trạng đầu tư theo kiểu “tâm lý”,"đám đông".TTCK tập trung ở Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000, cách đây khoảng hơn 10 năm. Nếu so với các nước phát triển trên thế giới, TTCK Việt Nam còn rất non trẻ. Tại những phiên giao dịch chứng khoán (GDCK) đầu tiên, ngày 28/07/2000, TTCK Việt Nam mới chỉ có 2 CTCP niêm yết. Tính đến năm 2005, số lượng các CTCP niêm yết đã lên tới 27 DN; trong đó, 20 công ty niêm yết được hình thành từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) [26, tr.81]. Hệ thống thông tin trong giai đoạn này của các công ty còn chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống quản lý cũ, quan điểm, tư tưởng dựa vào ngân sách nhà nước cấp. Từ năm 2006 đến nay, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, với sự tham gia đông đảo của các tổ chức niêm yết, nhà đầu tư. Hàng hóa trên thị trường và các công ty môi giới ngày càng tăng. Đến nay, số lượng DN niêm yết trên cả 2 sàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Hà Nội vào khoảng 600 doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của TTCK Việt Nam, yêu cầu về công khai, minh bạch trong công bố thông tin trên phạm vi rộng và kịp thời đã trở thành bắt buộc với các công ty niêm yết. Tuy nhiên, các thông tin công bố của các công ty niêm yết Việt Nam còn thiếu tính minh bạch. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tháng 6 năm 2006 đã công bố bản báo cáo đánh giá tình hình quản trị của các công ty Việt Nam, trong đó, nguyên tắc về công bố thông tin và tính minh bạch của thông tin về cơ bản không được các công ty Việt Nam tuân thủ [26, tr.81]. Luật Chứng khoán Việt Nam đã quy định tại khoản 1 và 2 Điều 16, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có báo cáo tài chính (BCTC) năm được kiểm toán, công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về BCTC năm. Theo quy định về công bố thông tin tại khoản 1 mục II của Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính, thời hạn hoàn thành BCTC năm chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính và thời hạn nộp BCTN chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính. Song, trên thực tế, BCTN còn đến chậm với các nhà đầu tư.
    BCTN đóng vai trò rất quan trọng, nó là ngôn ngữ của hoạt động kinh doanh của các CTCP niêm yết mà nhờ có ngôn ngữ đó, nhà đầu tư mới có cơ sở đưa ra được quyết định đúng đắn, kịp thời. Ở Việt Nam, việc quy định về công bố BCTN đối với các tổ chức niêm yết mới xuất hiện từ năm 2007 tại Thông tư 38/TT-BTC BTC ngày 18 tháng 4 năm 2007 và sau đó được sửa đổi theo Thông tư số 09/TT- BTC ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện công bố thông tin, các BCTN của các CTCP niêm yết còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu thống nhất và chưa hoàn chỉnh, gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin. Ngoài ra, thông tin trên BCTN hiện tại chưa thích hợp cho phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh mà vẫn thiên nhiều về phục vụ nhu cầu kiểm soát của Nhà nước. Điều này một mặt do hệ thống BCTN chưa thực sự khoa học, hợp lí và thống nhất, mặt khác do bản thân các công ty niêm yết chưa nhận thức đúng về vai trò của BCTN. Vì thế, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống BCTN của các CTCP niêm yết trên TTCK đang là vấn đề cấp bách và cần thiết phục vụ việc ra quyết định của các nhà đầu tư chứng khoán, góp phần đưa TTCK Việt Nam đi vào ổn định, đúng hướng và hội nhập.
    Xuất phát từ vai trò quan trọng của hệ thống BCTN trong các CTCP niêm yết, sau một thời gian nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống báo cáo thường niên trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ của mình.

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống BCTN của các CTCP niêm yết trên TTCK.
    Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn ở việc nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống BCTN của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...