Luận Văn Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cho Xí nghiệp 7 trực thuộc Công ty Agifish

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Mỗi một tổ chức, đơn vị nào cũng thường do rất nhiều bộ phận hợp thành, để các bộ phận này hoạt động hiệu quả cần xây dựng cho nó một hệ thống quản lý hữu hiệu. Việc làm này càng trở nên cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi các doanh nghiệp đang gặp phải nhiều khó khăn như biến động về giá cả, dịch vụ và hàng hóa việc củng cố và xây dựng hệ thống quản lý hữu hiệu để có cách giải quyết tốt hơn đang là điều quan trọng và cần thiết.
    Để thực hiện được điều đó, xây dựng được một hệ thống quản lý chặt chẽ và khoa học, cần sử dụng một trong những công cụ đắc lực nhất là kế toán quản trị (KTQT). KTQT cung cấp thông tin thích hợp, bên cạnh đó còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị có thể lựa chọn và ra quyết định thích hợp nhất.
    Mặt khác, các yêu cầu về thông tin phải gắn với các chức năng của nhà quản trị. Đối với chức năng lập kế hoạch, KTQT phải cung cấp các chỉ tiêu về số lượng và giá trị phù hợp. Đối với chức năng kiểm tra, KTQT cung cấp các thông tin theo mục tiêu quản lý đặt ra. Đối với chức năng điều hành, KTQT cung cấp thông tin về các chỉ tiêu hoạt động.
    Bên cạnh đó, kế toán trách nhiệm cũng là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. kế toán trách nhiệm mang lại rất nhiều lợi ích, nó giúp nhà quản lý cấp cao có nhiều thời gian hơn để lập các kế hoạch lâu dài, có điều kiện tốt hơn cho việc đánh giá trách nhiệm của từng cấp quản lý và có thể làm rõ được nguyên nhân yếu kém là do bộ phận nào, công đoạn nào. Càng ngày, kế toán trách nhiệm càng có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các doanh nghiệp, chủ yếu là các tổng công ty với quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân.
    Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) hoạt động với qui mô khá lớn với cơ cấu tổ chức phân quyền theo bộ phận. Agifish có 4 xí nghiệp trực thuộc (F7, F8, F9, 360) và một công ty con (công ty cổ phần Denta) và trong từng xí nghiệp đó cũng tồn tại khá nhiều bộ phận trực thuộc.
    Hiện nay, Agifish vẫn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành thủy sản Việt Nam nhưng trong năm qua mức tăng trọng không cao, một trong những nguyên nhân khách quan là do công tác quản lý điều hành ở một số đơn vị trực thuộc có những biểu hiện trì trệ, chậm đổi mới trong tư duy. Trong đó, F7 là xí nghiệp được hình thành sớm nhất và được xem là tiền thân của Agifish. F7 được hình thành vào năm 1986 nên hệ thống máy móc đã có phần cũ kỹ cần tu sửa, bên cạnh đó, hệ thống quản lý trách nhiệm cũng cần được đánh giá và hoàn thiện sau cho hiệu quả và khoa học hơn. xây dựng từ cái nhỏ vững chắc để có cái lớn bền vững hơn đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cho Xí nghiệp 7 trực thuộc Công ty Agifish”.


    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận trực thuộc F7.
    - xây dựng hệ thống báo cáo hiệu quả sản xuất nhằm có thể đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận trực thuộc F7.
    - Thông qua hệ thống báo cáo sản xuất có thể cung cấp những thông tin hữu hiệu cho nhà quản lý F7 trong việc thực hiện các chức năng quản trị như: hoạch định, điều hành và kiểm soát.


    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Phương pháp nghiên cứu 2
    4. Nội dung nghiên cứu 2
    5. Phạm vi nghiên cứu 2

    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    1.1. Phân quyền trách nhiệm 3
    1.1.1. Khái niệm 3
    1.1.2. Sự cần thiết phải phân quyền quản lý 3
    1.1.3. Phân loại phân quyền 3
    1.2. kế toán trách mhiệm 4
    1.2.1. Khái niệm 4
    1.2.2. Các trung tâm trách nhiệm 4
    1.2.3. Chức năng của hệ thống kế toán trách nhiệm 5
    1.3. Báo cáo bộ phận 5
    1.3.1. Khái niệm 5
    1.3.2. Đặc điểm thông tin của báo cáo bộ phận 5
    1.3.2.1. Bộ phận và nhà quản lý bộ phận 5
    1.3.2.2. Những đặc trưng của báo cáo bộ phận 5
    Chương 2. GIỚI THIỆU XÍ NGHIỆP 7 TRỰC THUỘC AGIFISH
    2.1. Giới thiệu Agifish 7
    2.2. Giới thiệu sơ lược F7 7
    2.2.1. Cơ cấu tổ chức F7 8
    2.2.2. Qui trình sản xuất 9

    Chương 3. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI XÍ NGHIỆP 7
    3.1. Phân quyền quản lý tại F7 11
    3.1.1. Ban Giám Đốc 11
    3.1.2. Ban điều hành & KCS 11
    3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 12
    3.1.2.2. Trách nhiệm và nhiệm vụ của BĐH – KCS 12
    3.1.3. Tổ Nghiệp Vụ 14
    3.2. Hệ thống báo cáo của các bộ phận trực thuộc 15
    3.2.1. Các thông tin nhà quản lý cần 15
    3.2.2. Các thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tại F7 17
    3.2.2.1. Các thông tin cần thiết cho việc tính lương 17
    3.2.2.2. Các thông tin dùng cho việc báo cáo sản xuất 17
    3.3. Đánh giá trung tâm trách nhiệm 27
    3.3.1. Cơ sở đánh giá trách nhiệm của các đội thuộc F7 27
    3.3.2. Đánh giá các trung tâm trách nhiệm của F7 27
    3.3.2.1. F7 – trung tâm chi phí 27
    3.3.2.2. Đánh giá trung tâm trách nhiệm F7 28
    Chương 4. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO F7 THUỘC AGIFISH
    4.1. Yêu cầu thông tin của nhà quản lý F7 30
    4.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo cho các bộ phận trực thuộc F7 30

    PHẦN KẾT LUẬN
    1. Kiến nghị 36
    2. Kết luận 37
     

    Các file đính kèm:

    • K12.doc
      Kích thước:
      571.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...