Thạc Sĩ Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới và chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho dù xây dựng kinh tế thị trường theo mô hình nào trong lịch sử thì Nhà nước cũng phải thực hiện nhiệm vụ có tầm quan trọng bậc nhất là cung cấp khung khổ pháp lý rõ ràng, nghiêm minh, có hiệu lực và phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường. Trong đó có khung luật pháp cho việc xây dựng và vận hành thị trường các yếu tố sản xuất quan trọng nhất như lao động, vốn, đất đai, tài sản, khoa học công nghệ Về vấn đề này, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết đã đánh giá thực trạng của hệ thống pháp luật nước ta, nguyên nhân, định hướng và các giải pháp thực hiện chiến lược .
    Tín dụng nói chung và tín dụng NHTM nói riêng là chiếc cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế.Tín dụng NHTM có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối với nước ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế còn phát triển chủ yếu dựa vào vốn. Tín dụng NHTM là một mối quan hệ kinh tế nên cần phải có một hành lang pháp lý. Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM là toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia vào mối quan hệ tín dụng NHTM . Tín dụng là mối quan hệ dựa trên sự chuyển giao tài sản, mục đích sử dụng tài sản, thế chấp, cầm cố, xử lý thu hồi nợ. Do đó đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý đầy đủ , thống nhất, minh bạch để tín dụng NHTM có thể vận hành một cách thông suốt, mang lại lơi ích cho nền kinh tế.
    Nhà nước ta trong gần ba mươi năm đổi mới đã đạt nhiều thành công trong việc tạo lập hệ thống pháp luật cho nền kinh tế thị trường vận hành và phát triển. Trong đó hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM cũng từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM ở Việt Nam hiện nay còn thiếu nhiều quy định cần thiết, các quy định còn chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu tính thống nhất, có quy định còn chưa khả thi, chưa theo kịp thực tiễn như về điều kiện cho vay, thế chấp, cầm cố tài sản, xử lý tài sản để thu hồi nợ .
    Một khi hành lang pháp lý còn nhiều vấn đề như trên, các NHTM sẽ lúng túng trong áp dụng luật pháp khi thẩm định các khoản tín dụng, việc thu hồi nợ khi có rủi ro xảy ra gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động tín dụng của NHTM.
    Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực này. Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng xử lý các khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó giúp Ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay . Do đó nếu chậm được hoàn thiện, hành lang pháp lý sẽ không còn là con đường bằng phẳng mà ngược lại sẽ là rào cản trong việc phát triển tín dụng NHTM, gây ra nhiều vấn đề pháp lý cần phải giải quyết, gây ách tắc trong hoạt động tín dụng NHTM, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của đất nước.
    Từ những lý do trên đây, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ – chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Vấn đề tín dụng các NHTM đã được nghiên cứu trong rất nhiều công trình khoa học của các tác giả trong nước. Một số công trình nghiên cứu cơ bản như:
    - Giải pháp hoàn thiện quan hệ tín dụng giữa NHTM với các doanh nghiệp ở Việt Nam - Lê Thị Thanh Hà. Trường Đại Học Kinh Tế, 2003 . Trong công trình này, tác giả trình bày những lý luận cơ bản, nêu một số thực trạng về hoạt đông tín dụng tại các NHTM tại Việt Nam cũng như đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quan hệ tín dụng giữa NHTM với các doanh nghiệp ở Việt Nam
    - Giải Pháp Mở Rộng và Phát Triển Hình Thức Tín Dụng Ngân Hàng trong Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Lê Minh Vũ. - TP.HCM : Trường Đại Học Kinh Tế, 2001. Với công trình này, ngoài những lý luận cơ bản, một số thực trạng về hoạt đông tín dụng tại các NHTM tại Việt Nam, tác giả đưa ra các giải pháp mở rộng và phát triển các hình thức tín dụng Ngân hàng ở Việt Nam.
    - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam : Luận văn thạc sĩ - Trần Thị Ngọc Hạnh ; người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Loan. - TP.HCM : Trường Đại Học Kinh Tế, 2012. Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
    - Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN - PGS, TS Hà Hùng Cường, 2008, Tạp chí nghiên cứu lập pháp.
    Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích thực trạng chung và các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung của nước ta
    - Thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam- TS Đinh Văn Ân, 2006, Cổng thông tin Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Một số vấn đề về xây dựng pháp luật cho kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được tác giả phân tích .
    Tuy nhiên các công trình trên chưa đi sâu phân tích thực trạng cũng như đề ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của các NHTM.
    Trong luận văn của này, tác giả kế thừa những thành quả của những nghiên cứu trước, đồng thời cố gắng làm rõ những lý luận cơ bản , hệ thống hóa các vấn đề về thực trạng hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM tại Việt Nam cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là những vấn đề cơ bản thuộc về khung pháp lý mà Nhà nước đã ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ tín dụng giữa các NHTM và khách hàng.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn
    Luận văn nghiên cứu thực trạng hệ thống các văn bản pháp luật dưới góc độ tín dụng của các NHTM . Tín dụng ngân hàng là hoạt động trung gian tài chính huy động vốn của xã hội để cho vay đối với nền kinh tế . Cấp tín dụng của NHTM bao gồm nhiều nghiệp vụ như : cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá . nhưng thực tiễn khi nói đến tín dụng ngân hàng là nói đến hoạt động cho vay. Do đó luận văn này chỉ nghiên cứu dưới góc độ huy động vốn và cho vay của các NHTM.
    4. Mục đích nghiên cứu:
    Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về vai trò của Nhà nước trong việc ban hành khung pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ tín dụng; về hệ thống pháp luật; về tín dụng NHTM, từ đó đề xuất phương hướng, quan điểm và các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng các NHTM.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu :
    - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như vai trò của Nhà nước trong việc ban hành hệ thống pháp luật trong nền kinh tế thị trường ; hành lang pháp lý ở nước ta cho tín dụng NHTM.
    - Phân tích thực trạng hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta điều chỉnh mối quan hệ tín dụng NHTM ở nước ta từ năm 1986 đến nay tức là giai đoạn xây dựng kinh tế thị trường.
    Trên cơ sở những phân tích về lý luận, thực tiễn có những đề xuất phương hướng, quan điểm và các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng các NHTM ở nước ta.
    6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    6.1 Phương pháp luận
    Luận văn dựa trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nguyên lý của kinh tế chính trị Mác - Lênin
    6.2 Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp phân tích so sánh và suy luận logic để tổng hợp các dữ liệu, sự kiện nhằm xác định kết quả phù hợp.
    - Phương pháp tổng hợp các phần nghiên cứu để đưa luận điểm khoa học.
    - Phương pháp thống kê mô tả
    7. Kết cấu của luận văn
    Chương 1: Lý luận chung về NHTM và hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM.trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
    Chương 2: Thực trạng hệ thống hành lang pháp lý điều chỉnh mối quan hệ tín dụng NHTM ở nước ta
    Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM ở nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...