Chuyên Đề Hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại công ty cổ phần đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị số 18

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ SỐ 18
    LỜI MỞ ĐẦU


    Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập tạo nên cơ sở hạ tầng cho xã hội, tạo ra nền móng phát triển của mỗi Quốc gia. Đứng trước xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, thị trường xây dựng cơ bản đang diễn ra một cách đa dạng và phức tạp. Các doanh nghiệp luôn luôn đẩy mạnh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình để nâng cao uy tín với các doanh nghiệp khác, và đó là sự cạnh tranh trong thị trường xây dựng cơ bản.


    Trong xây dựng cơ bản, việc “Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai” đã được các chủ đầu tư có yêu cầu rất cụ thể, rất chi tiết trong hồ sơ thiết kế. Vấn đề còn lại, các nhà thầu phải tự xác định cần phải làm như thế nào để vừa đảm bảo chất lượng công trình vừa tiết kiệm được chi phí, rút ngắn thời gian xây dựng sao cho giá bán ( giá dự thầu ) có thể cạnh tranh được. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong một thị trường có sự cạnh tranh, giải pháp quan trọng là phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải xắp xếp công việc và thực hiện một cách khoa học, phải nắm bắt kịp thời, đầy đủ mọi thông tin cụ thể, chi tiết. Để có được điều đó các doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu để tìm ra cho mình một mô hình tổ chức, quản lý, và thực hiện công việc một cách tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Trong đó có công tác kế toán TSCĐ và quản lý TSCĐ ở các bộ phận trong Công ty.


    Nhìn chung, công tác hạch toán nói chung và việc hạch toán và quản lý TSCĐ ở các doanh nghiệp xây dựng cơ bản hiện nay còn nhiều thiết sót và chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Xuất phát từ tình hình thực tế, trong thời gian thực tập ở Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị số 18 em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị số 18.”

    Bố cục của chuyên đề:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán Tài sản cố định trong sản xuất
    Chương 2: Thực trạng kế toán Tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp và đô thị số 18.
    Chương 3: Hoàn thiện kế toán Tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp và đô thị số 18.


    CHƯƠNG 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG SẢNXUẤT

    1.1. Tổng quan về kế toán tài sản cố định
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định
    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có các nguồn lực kinh tế như: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Xét về thời gian hữu dụng và giá trị ban đầu, nguồn lực kinh tế của các doanh nghiệp được chia thành hai loại đó là tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định (TSCĐ) trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Theo chế độ tài chính hiện hành (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC), TSCĐ phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:
    + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó: Lợi ích kinh tế do tài sản mang lại được biểu hiện ở việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ khi doanh nghiệp kiểm soát và sử dụng một tài sản nào đó.
    + Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy: Tiêu chuẩn này yêu cầu một tài sản nào đó muốn được ghi nhận là TSCĐ thì phải có cơ sở khách quan để xác định giá trị ban đầu của nó. Chẳng hạn, nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ, nhưng nếu những tài sản đó được hình thành dưới hình thức mua lại của đơn vị hoặc cá nhân khác thì có thể được ghi nhận là TSCĐ.
    + Có thời gian hữu hình từ 1 năm trở lên: Tiêu chuẩn này nhằm cụ thể hoá tiêu chuẩn thứ nhất của TSCĐ. Lợi ích kinh tế trong tương lai do việc sử dụng TSCĐ không phải là trong 1 năm tài chính mà ít nhất là 2 năm
    + Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên: Theo quan điểm của chế độ tài chính hiện hành, một tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên thì được coi là có giá trị lớn.
    Đặc điểm cơ bản nhất của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hạch toán tài sản cố định từ khâu tính giá tới khâu hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp.


    1.1.2. Nguyên tắc kế toán tài sản cố định
    Để bảo đảm phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và biến động tài sản cố định cần quán triệt các nguyên tắc sau:


    1.1.2.1. Xác định đối tượng ghi tài sản cố định hợp lý
    Đối tượng ghi TSCĐ là từng tài sản cố định riêng biệt, có kết cấu độc lập và thực hiện một chức năng nhất định hoặc có thể là một tổ hợp liên kết nhiều bộ phận cùng thực hiện một chức năng. Trên cơ sở đối tương đã xác định, cần xây dựng số hiệu của từng đối tượng tài sản cố định nhằm thuận tiện và tránh nhầm lẫn trong hạch toán và quản lý tài sản cố định.


    1.1.2.2. Phân loại tài sản cố định một cách khoa học
    Do tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau . nên để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán tài sản cố định, cần sắp xếp tài sản cố định vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như phân theo quyền sở hữu, phân theo nguồn hình thành, phân theo hình thái biểu hiện, phân theo
    hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư, .Mỗi một cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác hạch toán và quản lý.


    Chẳng hạn, theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư, toàn bộ tài sản cố định trong sản xuất được chia thành:
    Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH): là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.
    Tài sản cố định vô hình (TSCĐVH): là những tài sản cố định không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình. Nói cách khác, mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả 4 điều kiện về tài sản cố định hữu hình nói trên mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình.


    Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Tiền thu về cho thuê đủ cho người thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ đầu tư đó.
    Theo quyền sở hữu của tài sản cố định, tài sản cố định hiện có tại doanh nghiệp được chia thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.


    Tài sản cố định tự có: là những tài sản cố định được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc bằng nguồn vốn vay. Đây là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trên cơ sở chấp hành đúng thủ tục theo quy định của Nhà nước.
    Tài sản cố định thuê ngoài: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê, đối với loại tài sản này doanh nghiệp không có quyền định đoạt.


    Theo nguồn hình thành của tài sản cố định
    Tài sản cố định của doanh nghiệp được chia theo từng loại nguồn hình thành khác nhau như hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu, bằng nguồn vốn vay .Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu là những tài sản cố định mà doanh nghiệp tiếp nhận chúng thì phải đồng thời việc ghi tăng vốn chủ sở hữu hoặc vốn chủ sở hữu không đổi. Thuộc loại này thường có những tài sản cố định hình thành từ việc nhà nước cấp, đối tác liên doanh góp vốn, mua sắm, xây dựng bằng vốn chủ sở hữu.
     
Đang tải...