Luận Văn Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp


    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong nền sản xuất hàng hoá, để sản xuất sản phẩm bao giờ cũng cần ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. TSCĐ là một trong ba yếu tố cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các TSCĐ đều có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
    Đối với mỗi doanh nghiệp, TSCĐ là yếu tố cơ bản - thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh đồng thời là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động. Hơn thế nữa, một thực tế đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp hiện nay là muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết tổ chức tốt các nguồn lực sản xuất của mình. Doanh nghiệp phải biết chấn chỉnh công tác quản lý kinh tế mà trước hết là hạch toán kế toán để quản lý và sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả nhất. Hạch toán kế toán có chức năng nhiệm vụ là công cụ đắc lực cho quản lý, cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho quản lý. Tổ chức hạch toán TSCĐ là một khâu quan trọng của hạch toán kế toán TSCĐ.
    Công ty Vật liệu nổ công nghiệp là một doanh nghiệp lớn, dẫn đầu cả nước về sản xuất và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ cho những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước như ngành than, điện, xi măng, dầu khí nên công ty có khối lượng TSCĐ rất lớn, đồng thời công ty có 24 đơn vị trực thuộc nằm phân tán trên ba miền đất nước nên yêu cầu đặt ra cho công tác tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty ngày càng cao hơn.
    Xuất phát từ vị trí quan trọng của hạch toán TSCĐ cũng như thực tế công tác kế toán phần hành này tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp và trên cơ sở những kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phạm Bích Chi, các cán bộ phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính công ty, tôi đã chọn đề tài "Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp" làm chuyên đề tốt nghiệp.
    Chuyên đề này gồm 3 chương:
    Chương1: Lý luận chung về hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp.
    Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp.


    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TSCĐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP 3
    1. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ 3
    2. Vai trò của TSCĐ và yêu cầu quản lý TSCĐ 4
    2.1. Vai trò của TSCĐ 4
    2.2. Yêu cầu quản lý TSCĐ 4
    3. Phân loại và đánh giá TSCĐ 5
    3.1. Phân loại TSCĐ 5
    3.1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện 5
    3.1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu 6
    3.1.3. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 7
    3.1.4. Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng 7
    3.2. Đánh giá TSCĐ 8
    3.2.1. Nguyên giá TSCĐ 8
    3.2.2. Giá trị hao mòn của TSCĐ 10
    3.2.3. Giá trị còn lại của TSCĐ 10
    II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP 10
    1. Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ 10
    2. Hạch toán biến động TSCĐ 11
    2.1. Chứng từ sử dụng 11
    2.1.1. Chứng từ sử dụng 11
    2.1.2. Quá trình luân chuyển chứng từ 12
    2.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ 13
    2.3. Hạch toán tổng hợp TSCĐ 13
    2.3.1. Tài khoản sử dụng 13
    2.3.2. Phương pháp hạch toán tăng giảm TSCĐ 15
    2.3.2.1. Hạch toán biến động TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình 15
    2.3.2.2. Hạch toán TSCĐ đi thuê và cho thuê 17
    3. Hạch toán khấu hao TSCĐ 20
    3.1. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ 20
    3.1.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng 20
    3.1.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 21
    3.1.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng khối lượng sản phẩm 21
    3.2. Hạch toán khấu hao TSCĐ 22
    3.2.1. Tài khoản sử dụng 22
    3.2.2. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ 22
    4. Hạch toán sửa chữa TSCĐ 23
    4.1. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ 24
    4.2. Sửa chữa lớn TSCĐ 24
    4.3. Nâng cấp TSCĐ 24
    5. Tổ chức sổ kế toán tổng hợp 26
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP 28
    I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP 28
    1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty 28
    2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty 29
    2.1. Ngành nghề kinh doanh 29
    2.2. Quy trình công nghệ sản xuất 30
    3. Bộ máy quản lý của công ty 31
    3.1. Cơ cấu lao động tại công ty 31
    3.2. Bộ máy quản lý của công ty 31
    4. Bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán 32
    4.1. Bộ máy kế toán 32
    4.2. Tổ chức công tác kế toán 35
    4.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ 35
    4.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 35
    4.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 36
    4.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo 37
    II. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP 38
    1. Công tác quản lý TSCĐ tại công ty 38
    2. Phân loại và đánh giá TSCĐ 39
    2.1. Phân loại TSCĐ 39
    2.2. Đánh giá TSCĐ 40
    3. Hạch toán tình hình biến động tăng giảm TSCĐ tại công ty 41
    3.1. Hạch toán tăng TSCĐ 41
    3.1.1. Các chứng từ sử dụng 41
    3.1.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ 44
    3.1.3. Hạch toán tổng hợp TSCĐ 46
    3.2. Hạch toán giảm TSCĐ 47
    3.2.1. Các chứng từ sử dụng 48
    3.2.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ 49
    3.2.3. Hạch toán tổng hợp TSCĐ 49
    4. Hạch toán khấu hao TSCĐ 50
    4.1. Phương pháp tính khấu hao 50
    4.2. Chứng từ sử dụng 51
    4.3. Hạch toán chi tiết khấu hao TSCĐ 52
    4.4. Hạch toán tổng hợp khấu hao TSCĐ 52
    5. Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ 54
    5.1. Chứng từ sử dụng 54
    5.2. Hạch toán chi tiết sửa chữa lớn TSCĐ 55
    5.3. Hạch toán tổng hợp sửa chữa lớn TSCĐ 55
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP 57
    I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NÓI CHUNG VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ NÓI RIÊNG 57
    1. Ưu điểm 57
    2. Nhược điểm 58
    II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP 60
    1. Đối với công ty Vật liệu nổ công nghiệp 60
    1.1. Hạch toán khấu hao TSCĐ 60
    1.2. Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ 61
    1.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 61
    1.4. Đối với TSCĐ thuê ngoài và cho thuê 63
    1.5. Công tác kế toán TSCĐ 63
    2. Đối với Bộ Tài chính 64
    2.1. Về khấu hao TSCĐ 64
    2.2. Về TSCĐ thuê ngoài và cho thuê 65
    III. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP 65
    KẾT LUẬN 68



     
Đang tải...