Tiểu Luận Hoàn thiện hạch toán CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần XD&SXVL 1

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    CHƯƠNG I:
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN
    CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
    1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    1.1 Đặc điểm hoạt động xây lắp

    XDCB là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nhà cửa, cầu đường, nhà máy . sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình được kết cấu bởi những vật tư, thiết bị xây lắp do tác động của lao động xây lắp và gắn liền với những địa điểm nhất định như mặt đất, mặt nước, không gian Các công việc xây lắp thường do các công ty XDCB nhận thầu, sản phẩm xây lắp thường có đặc điểm sau:
    + Mang tính riêng lẻ, mỗi sản phẩm XL thường có những kết cấu kỹ thuật, mỹ thuật, vật tư, địa điểm, nhân lực , dự toán và phương pháp thi công khác nhau.
    + Sản phẩm XL có giá trị lớn thường vượt quá khả năng vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ đồng thời quá trình thi công sản phẩm XL thường kéo dài có khi phải tiến hành nhiều năm và chịu ảnh hưởng của thời tiết trong quá trình thi công.
    + Thời gian hữu dụng của sản phẩm XL tương đối dài thường lớn hơn một năm thậm chí 100 năm. Vì vậy sản phẩm XL đòi hỏi những tiêu chuẩn về kỹ thuật, mỹ thuật, quá trình thi công, bàn giao rất khắt khe đặc biệt là khâu thi công. Do đó trong XDCB phải giám sát chặt chẽ chất lượng công trình, đảm bảo đúng dự toán thiết kế.
    + Sản phẩm XL gắn liền với những địa điểm cố định trong suốt quá trình thi công và sử dụng nên các điều kiện SX phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
    + Sản phẩm XL được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm XL không biểu hiện rõ.
    1.2 Đặc điểm kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp XL.
    Những đặc điểm về mặt kinh tế kỹ thuật của hoạt động XL đã chi phối trực tiếp đến chi phí SX và tính giá thành XL, việc quản lý hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp XL tạo ra những đặc điểm riêng của kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp XL:
    + Kế toán chi phí nhất thiết phải phân tích theo từng khoản mục và phải theo từng hạng mục công trình, công trình nhằm kiểm tra việc thực hiện so với dự toán chi phí và để phân tích, đánh giá hiệu quả trong kinh doanh XL.
    + Đối tượng hạch toán chi phí là các hạng mục công trình, công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình được tập hợp theo từng đơn đặt hàng đối với người giao thầu.
    + Giá thành của công trình XL không bao gồm giá trị thiết bị do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm giá trị các vật kết cấu và giá trị các thiết bị kèm theo như thiết bị thông gió, điều hòa nhiệt độ, truyền dẫn . của doanh nghiệp XL bỏ ra liên quan đến việc XL công trình.
    1.3 Yêu cầu của công tác hạch toán chi phí SX và tính giá thành.
    Hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp SX. Công tác hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm phải đạt được những yêu cầu sau:
    + Phản ánh kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí thực tế phát sinhtrong quá trình SX, tính toán chính xác giá thành XL theo đối tượng tính giá thành, hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm XL phải theo từng khoản mục chi phí .
    + Phân bổ hợp lý các chi phí SX theo từng khoản mục và các đối tượng tập hợp chi phí đồng thời phaỉ căn cứ vào đặc điểm tổ chức SX và quy trình công nghệ mà áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp
    + Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức về chi phí vật tư, lao động, sử dụng máy, kiểm tra dự toán chi phí gián tiếp, phát hiện kịp thời các khoản mục chi phí chênh lệch ngoài định mức, ngoài kế hoạch để đề ra biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
    + Kiểm tra việc thực hiện giá thành theo từng khoản mục chi phí , theo từng CT, hạng mục CT đề xuất các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
    + Thông qua ghi chép phản ánh để đánh giá đúng, kịp thời hiệu quả SXKD của doanh nghiệp , kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí SX và giá thành theo quy định cảu cơ quan chủ quản.
     
Đang tải...