Tiểu Luận Hoàn thiện hạch toán CPSX & tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty Hương Giang - Bộ quốc phòng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Hơn một thập kỷ qua, nền kinh tế của nước ta có tốc độ tăng trưởng và phát triển trên cơ sở huy động các nguồn vốn trong nước và thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài. Do đó vốn đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản cũng được gia tăng đáng khích lệ.
    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất cơ sở và tiền đề phát triển cho nền Kinh tế quốc dân. Hàng năm ngành Xây dựng cơ bản thu hút gần 30% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Với nguồn đầu tư lớn như vậy cùng với đặc điểm sản xuất của ngành là thời gian thi công kéo dài và thường trên qui mô lớn đã đặt ra bài toán kinh tế cần phải giải quyết là : cần phải huy động , quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn như thế nào . Điều đó cũng có nghĩa là khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong sản xuất thi công nhằm giảm chi phí , hạ giá thành sản phẩm.
    Một trong những công cụ đắc lực để quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đó là kế toán với phần cơ bản là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
    Trong cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung va doanh nghiệp xây lắp nói riêng là làm thế nào để xác định được mức chi phí mà doanh nghiệp cần trang trải và xác định kết quả sản xuất kinh doanh mong đợi của doanh nghiệp . Những việc đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác và đầy đủ . Thông tin chi phí sản xuất đã giúp ích rất nhiều cho hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp . Trong doanh nghiệp xây lắp thông tin này là cơ sở kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Sử dụng hợp lý các thông tin này sẽ tạo đòn bẩy kinh tế tăng năng suất lao động . Hơn nữa vói các cơ quan quản lý nhà nước về mặt kinh tế thông tin này là cơ sở để thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách . Vì vậy không thể tính giá thành và hạch toán chi phí sản xuất một cách chủ quan tuỳ tiện mà phải tính đúng , tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên , qua thời gian nghiên cứu và tìm hiẻu thực tế công tác tổ chức hạcn toán tại Công ty Hương Giang -Bộ Quốc Phòng em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Hương Giang -Bộ Quóc Phòng “ cho Luận văn của mình.
    Bố cục của bài Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần sau :
    Phân I : Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
    Phần II : Tình hình tổ chức công tác kế toán tập hơp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Hương Giang-Bộ Quốc Phòng.
    Phần III : Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Hương Giang-Bộ Quốc Phòng.
    Em xin chân thành tỏ lòng biết ơn thầy giáo Lê Bộ Lĩnh các bác , cô chú, anh chị phòng tài chính của Công ty Hương Giang-Bộ Quốc Phòng đã giúp em hoàn thành luận văn này.
    Do thời gian thựctế và trình độ còn hạn chế nên luận văn của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thày cô, các bác, cô chú, anh chị trong công ty để luận văn được hoàn chỉnh hơn.







    PHẦN I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    I. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH XÂYDỰNG CƠ BẢN TÁC ĐÔNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN.


    Trong quá trình thực hiện chuyển đổi sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp ở các ngành kinh tế nói chung và trong ngành xây dựng cơ bản nói riêng đã và đang từng bước thích nghi với những điều kiện của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, ngành xây dựng cơ bản là một trong những ngành kinh tế góp phần kiến tạo cơ sở vật chất kĩ thuật và ngày càng khẳng định được vị trí của mình, được đảng và nhà nước quan tâm nhiều hơn .
    Do tính chất của ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất, có vai trò quan trọng việc xây dựng, cải tạo đổi mới cơ sở hạ tầng nhưng sản phẩm lại mang những đặc điểm riêng biệt so với những ngành sản xuất khác. Do Vậy tổ chức hạch toán ở các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp phải dựa trên những đặc diểm chính của nó.
    Sản phẩm xây lắp là công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài và phân tán vì Vậy trước khi tiến hành xây lắp sản phẩm dự định đều phải trải qua các khâu từ dự án đến dự toán công trình. Dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư công trình được tính toán cụ thẻe ở giai đoạn thiết kế kĩ thuật. Tổng dự toán công trình liên quan đến khảo sát thiết kế kĩ thuật, xây dựng, mua sắm thiết bị và các chi phí khác bao gồm chi phí dự phòng, các yếu tố trượt giá. Dự toán chi phí bao gồm : Dự toán thiết kế, dự toán thi công phải lập cho từng phần việc. Trong suốt quá trình xây lắp phải lấy giá dự toán làm thước đo cả về mặt giá trị lẫn kĩ thuật.
    Sản phẩm xây lắp cố định tại mỗi nơi sản xuất, còn tất cả các điều kiện sản xuất khác như : xe máy, lao động, vật tư đều phải di chuyển theo địa điểm công trình. Mặt khác, hoạt động xây dựng cơ bản lại tiến hành ngoài trời thường chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên như : nắng, mưa và môi trường dễ dẫn tới tình trạng mất mát, hư hỏng. Vì Vậy công tác quản lý, sử dụng và hạch toán vật tư tài sản gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
    Sản phẩm xây lắp hoàn thành không nhập kho mà lại tiêu thụ ngay theo giá dự toán ( giá thanh toán với chủ đầu tư bên A ) hoặc giá thoả thuận ( cũng được xác định trên dự toán công trình ). Do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ.
    Thời gian sử dụng sản phẩm lâu dài, đòi hỏi việc quản lý và tổ chức sao cho chất lượng công trình phải đảm bảo và phản ánh đúng theo từng thời điểm phát sinh .
    Thông thường ,công tác xây lắp do các đơn vị kinh doanh xây lắp nhận thầu tiến hành .song ,thực tế hiện nay do có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trên moị lĩnh vực làm xuất hiện những đơn vị tổ đội xây dựng nhỏ, những đơn vị này được nhận thầu lại hay được khoán lại các công trình, phần công việc có điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Tuy khác nhau về mặt qui mô sản xuất, hạch toán , quản lý song các đơn vị này đều là các tổ chức.
    Từ những đặc điểm nêu trên trong các đơn vị kinh doanh xây lắp, công tác kế toán vừa phải đảm bảo yêu cầu phản ánh chung của một đơn vị sản xuất . Ghi chép tính toán đầy đủ chi phí và giá thành vừa thực hiện phù hợp với ngành nghề , đúng chức năng kế toán của mình cung cấp thông tin và số liệu chính xác phục vụ quản lý.
    II . CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
    1.Khái niệm , nội dung Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    1.1 . Chi phí sản xuất.

    Quá trình sản xuất trong DN xây lắp là quá trình biến đổi có mục đích của các yếu tố đầu vào ,sản xuất tạo thành những lao vụ nhất định .
    Các yếu tố về tư liệu sản xuất , đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể là các hao phí về lao động vật hoá) dưới tác động của sức lao động( biểu hiện là hao phí về lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ trở thành sản phẩm. Để đo lường các hao phí mà DN đã bỏ ra trong từng thời kỳ hoạt động nhằm tổng hợp, xác định kết quả đầu ra phục vụ cho các yêu cầu quản lý thì mọi hao phí cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.
    Chi phí sản xuất trong xây dựng cơ bản là hao phí biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất ,thi công và bàn giao sản phẩm xây lắp trong một thời kỳ nhất định . Vì Vậy chi phí sản xuất có một ý nghĩa rất quan trọng gắn liền với sản xuất của đơn vị nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung. Song trog doanh nghiệp cần có sự phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Như Vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ quá khứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, thiền vốn của doanh nghiệp , bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Như Vậy, có nhiều khoản chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được coi là chi phí sản xuất như khoản chi trả về vi phạm hợp dồng, hao hụt nguyên vật liệu ngoài định mức .
    1.2. Giá thành sản phẩm
    Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt : Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí trước có liên quan tới khối lượng sản phẩm xây lắp. Như Vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền của các chi phí đã chi ra để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo qui định.
    Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiêù nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành. Giá thành sản phẩm xây lắp còn là căn cứ để tính toán, xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản của doanh nghiệp
    1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
    Chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là sự biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã đưa ra trong quá trình thi công. Tuy nhiên, về mặt lượng mà xét thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không giống nhau.

    [​IMG]
     
Đang tải...