Luận Văn Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc nâng cao hiệu quả quản lý

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 20 – LICOGI

    Lời mở đầu
    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đứng trước sự cạnh tranh rất gay gắt khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao. Muốn vậy thì trước tiên các doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, được người tiêu dùng chấp nhận và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm để cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho quản lý. Vì vậy hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm có một vai trò rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Đối với ngành xây dựng cơ bản (XDCB) - một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, thì điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa.
    XDCB là ngành sản xuất tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm của ngành phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống và xã hội, thể hiện tính hiện đại, thẩm mỹ và bản sắc của dân tộc nên có ý nghĩa quan trọng cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Trong những năm gần đây, đất nước ta đang chuyển mình, hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đều phát triển không ngừng, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh . điều đó đòi hỏi một sự đầu tư thích đáng vào cơ sở hạ tầng. Chính vì thế vốn đầu tư vào XDCB đã tăng mạnh với một khối lượng xây dựng rất lớn. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp bách là phải quản lý sao cho có hiệu quả nguồn vốn đầu tư này, tránh những lãng phí, thất thoát vốn trong XDCB.
    Trong điều kiện đó, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã khẳng định vai trò thiết yếu của mình. Đứng về mặt vi mô, việc hạch toán CPSX và tính giá thành một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho quản lý, để các nhà quản lý đưa ra những quyết định tối ưu trong sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. CPSX và giá thành sản phẩm sẽ là thước đo trình độ công nghệ, trình độ quản lý cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xét về mặt vĩ mô, việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sẽ là cơ sở để Nhà nước kiểm tra hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư, cũng như xác định quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Chính vì vậy, hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm luôn luôn là một phần hành quan trọng của công tác kế toán và quản lý trong các doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp xây lắp nói riêng.
    Nhận thức được điều đó, trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng số 20 trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng - Bộ xây dựng (LICOGI ) em đã chọn đề tài: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 20 – LICOGI cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    Mục đích của đề tài này là nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Trên cơ sở kết hợp lý luận và thực tiễn để phân tích làm rõ những ưu điểm, những thay đổi phù hợp so với chế độ kế toán đã ban hành, đồng thời phát hiện những tồn tại, những yếu điểm trong công tác kế toán để có những biện pháp xử lý thích hợp, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp.
    Nội dung của luận văn gồm 3 phần:
    - Phần một: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
    - Phần hai: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 20 - LICOGI.
    - Phần ba: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 20 - LICOGI.
    Sau một thời gian thực tập tại Công ty, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TS. Nguyễn Minh Phương và sự chỉ bảo giúp đỡ của các cô chú trong phòng kế toán Công ty và phòng kế toán Xí nghiệp 201, em đã hoàn thành luận văn này. Do trình độ kiến thức có hạn và thời gian thực tập chưa lâu nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn.

    Mục lục
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN MỘT: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3

    I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp có ảnh hưởng tới hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
    I.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp 3
    I.2. Đặc điểm sản phẩm xây lắp 4
    II. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 5
    II.1. Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 5
    II.1.1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất xây lắp 5
    II.1.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp 6
    II.2. Giá thành sản phẩm xây lắp 10
    II.2.1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm xây lắp 10
    II.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 11
    II.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 13
    II.4. Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 13
    III. Hạch toán chi phí sản xuất trong xây lắp 14
    III.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 15
    III.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 15
    III.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 16
    III.2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất xây lắp 17
    III.2.1. Hạch toán khoản mục “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” 17
    III.2.2. Hạch toán khoản mục “Chi phí nhân công trực tiếp” 20
    III.2.3. Hạch toán khoản mục “Chi phí sử dụng máy thi công” 23
    III.2.4. Hạch toán khoản mục “Chi phí sản xuất chung” 28
    III.2.5. Hạch toán thiệt hại trong xây lắp 31
    III.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 32
    III.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 32
    III.3.2. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 33
    IV. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 34
    IV.1. Đối tượng tính giá thành 34
    IV.2. Phương pháp tính giá thành 34
    IV.2.1. Phương pháp trực tiếp 35
    IV.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí 35
    IV.2.3. Phương pháp tính giá thành theo định mức 36
    IV.3. Nội dung hạch toán giá thành 37
    V. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn 37
    V.1. Khái niệm khoán sản phẩm 37
    V.2. Phương pháp hạch toán theo phương thức khoán gọn 38
    V.2.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng (Đơn vị báo sổ) 38
    V.2.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng (hạch toán nội bộ) 40
    VI. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 42
    VI.1. Một số vấn đề về tổ chức sổ kế toán 42
    VI.2. Tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung 42
    VII. Phân tích thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 45
    VII.1. ý nghĩa của việc phân tích thông tin chi phí và giá thành trong xây lắp 45
    VII.2. Nội dung phân tích 45
    VII.2.1. Phân tích giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục chi phí thực tế và dự toán 45
    VII.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm 47
    VII.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đ giá trị sản lượng 47
    VII.2.4. Phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành 48
    VIII. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại một số nước trên thế giới. 50
    PHẦN HAI:THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 20 - LICOGI 52
    I. Đặc điểm SXKD và đặc điểm công tác kế toán của Công ty 52
    I.1. Đặc điểm SXKD của Công ty 52
    I.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 52
    I.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 54
    I.1.3. Quy trình công nghệ 56
    I.2. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty 57
    I.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty. 57
    I.2.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán của Công ty 59
    II. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 20 - LICOGI 61
    II.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 61
    II.2. Phương thức giao nhận chi phí khoán và cấp vốn thi công 64
    II.3. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất 67
    A. Hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp xây dựng 201 67
    II.3.1. Hạch toán khoản mục “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” 67
    II.3.2. Hạch toán khoản mục “Chi phí nhân công trực tiếp” 71
    II.3.3. Hạch toán khoản mục “Chi phí sử dụng máy thi công” 79
    II.3.4. Hạch toán khoản mục “Chi phí sản xuất chung" 82
    II.3.5. Tổng hợp chi phí và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 89
    B. Hạch toán chi phí sản xuất tại phòng kế toán Công ty xây dựng số 20 94
    III. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 20 - LICOGI 95
    III.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty 95
    III.2. Nội dung hạch toán giá thành 95
    IV. Phân tích thông tin chi phí 96
    PHẦN BA" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">HƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 20 - LICOGI 98
    [/B]I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 98
    II. Đánh giá chung về công tác quản lý và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 99
    III. Những tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và những giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất. 102
    III.1. Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ 103
    III.2. Hoàn thiện chế độ giao khoán. 103
    III.3. Hoàn thiện việc phân cấp trong bộ máy kế toán. 104
    III.4. Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu 105
    III.5. Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công 106
    III.6. Hoàn thiện hạch toán chi phí máy thi công 107
    III.7. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung 108
    III.8. Hoàn thiện công tác tính giá sản phẩm dở dang 110
    III.9. Hoàn thiện hạch toán chi phí thiệt hại trong xây lắp 110
    III.10. Hoàn thiện chứng từ kế toán 111
    III.11. Tăng cường công tác quản trị 112
    [B]KẾT LUẬN 114
    [/B]TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
    MỤC LỤC 116
     
Đang tải...