Thạc Sĩ Hoàn thiện định giá xây dựng công trình trong khu vực kinh tế nhà nước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
    TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
    1.1. Lý luận chung về định giá tài sản .3
    1.1.1. Khái niệm về định giá tài sản 3
    1.1.2. Các phương pháp định giá tài sản . 3
    1.1.3. Vận dụng phương pháp định giá tài sản vào định giá xây dựng 6
    1.2. Khái niệm và đặc điểm giá xây dựng công trình . 7
    1.2.1. Khái niệm giá xây dựng công trình . 7
    1.2.2. Đặc điểm giá xây dựng công trình 7
    1.2.3. Đặc điểm của định giá xây dựng công trình . 9
    1.3. Đặc điểm thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường xây dựng, sản phẩm xây
    dựng tác động đến giá xây dựng . 10
    1.3.1. Đặc điểm thị trường yếu tố sản xuất xây dựng và thị trường xây dựng . 10
    1.3.1.1. Đặc điểm thị trường các yếu tố sản xuất xây dựng . 10
    1.3.1.2. Điểm đặc trưng của thị trường xây dựng 11
    1.3.2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng 12
    1.4. Vai trò của các chủ thể trong định giá xây dựng . 14
    1.4.1. Vai trò của Chủ đầu tư trong định giá xây dựng . 14
    1.4.2. Vai trò của tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng trong định giá xây dựng 14
    1.4.3. Vai trò của nhà thầu xây dựng trong định giá xây dựng . 15
    1.5. Nội dung cơ bản và các dữ liệu chủ yếu hình thành giá xây dựng . 15
    1.5.1. Nội dung cơ bản của giá xây dựng . 15
    1.5.1.1. Giá xây dựng giai đoạn chuẩn bị đầu tư . 15
    1.5.1.2. Giá xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư 16
    1.5.1.3. Giá xây dựng giai đoạn kết thúc dự án . 18
    1.5.2. Các dữ liệu chủ yếu hình thành giá xây dựng công trình . 18
    1.5.2.1. Định mức xây dựng . 19
    1.5.2.2. Chỉ tiêu giá xây dựng 19
    1.5.2.3. Độ dài thời gian xây dựng công trình . 21
    1.5.2.4. Đo bóc khối lượng công trình . 21
    1.5.2.5. Các chế độ chính sách có liên quan đến giá xây dựng 22
    1.6. Quản lý công tác định giá xây dựng khu vực kinh tế Nhà nước 22
    1.6.1. Sự khác nhau giữa Định giá xây dựng khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực
    không thuộc nhà nước quản lý . 22
    1.6.2. Nguyên tắc trong định giá xây dựng khu vực kinh tế nhà nước . 23
    1.7. Kinh nghiệm định giá xây dựng ở một số quốc gia trên thế giới . 23
    1.7.1. Kinh nghiệm định giá xây dựng ở Anh . 23
    1.7.2. Kinh nghiệm định giá xây dựng ở Mỹ 25
    1.7.3. Kinh nghiệm định giá xây dựng ở Hồng Kông . 27
    1.7.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong định giá xây dựng . 28
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁ VÀ ĐỊNH GIÁ XÂY
    DỰNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY . 30
    2.1 Thực trạng về cơ chế quản lý giá xây dựng . 30
    2.1.1. Cơ chế chính sách liên quan đến giá xây dựng . 30
    2.1.1.1. Cơ chế quản lý chi phí trước Nghị định 99/2007/NĐ-CP . 31
    2.1.1.2. Đổi mới cơ chế quản lý chi phí trong Nghị định 99/2007/NĐ-CP . 31
    2.1.2. Thực trạng quản lý giá xây dựng 32
    2.1.2.1. Quản lý giá xây dựng trước Nghị định 99/CP . 32
    2.1.2.2. Quản lý giá xây dựng khi có Nghịnh định 99/CP 33
    2.1.3. Thực trạng năng lực của các chủ thể trong định giá xây dựng . 34
    2.1.3.1. Năng lực của các tổ chức tư vấn xây dựng . 34
    2.1.3.2. Năng lực của các Chủ đầu tư về giá xây dựng . 35
    2.2. Thực trạng về biến động giá xây dựng trong thời gian qua . 36
    2.2.1. Biến động về giá xây dựng công trình 36
    2.2.2. Biến động về giá vật liệu 38
    2.2.3. Biến động về giá nhân công 41
    2.2.4. Biến động về giá máy xây dựng . 43
    2.2.5. Kiểm định hệ số tương quan của hệ số trượt giá và chỉ số lạm phát 45
    2.3. Thực trạng định giá xây dựng công trình 48
    2.3.1. Yếu tố chi phí vật liệu xây dựng trong định giá xây dựng . 49
    2.3.2. Yếu tố chi phí nhân công trong định giá xây dựng . 50
    2.3.3. Yếu tố chi phí máy thi công trong định giá xây dựng 51
    2.3.4. Chi phí trực tiếp khác 53
    2.3.5. Chi phí chung 54
    2.3.6. Thu nhập chịu thuế tính trước . 55
    2.3.7. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công . 56
    2.4. Về hệ thống định mức xây dựng 56
    2.4.1. Định mức dự toán xây dựng . 56
    2.4.2. Định mức chi phí tư vấn . 58
    2.5. Công cụ định giá xây dựng theo biến động giá thị trường . 59
    2.5.1. Chỉ số giá xây dựng 59
    2.5.2. Dự phòng trong định giá xây dựng . 60
    2.6. Thực trạng điều chỉnh giá xây dựng khi có biến động đột biến giá VLXD 61
    2.7. Yếu tố con người và tổ chức tư vấn định giá xây dựng . 63
    2.7.1. Chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của người định giá xây dựng 63
    2.7.2. Năng lực của tổ chức và cá nhân làm công tác định giá xây dựng . 64
    2.8. Đánh giá chung về hiện trạng định giá xây dựng ở Việt Nam 65
    2.8.1. Nhưng hạn chế trong định giá xây dựng . 65
    2.8.1.1. Hạn chế về cơ chế quản lý chi phí xây dựng . 65
    2.8.1.2. Hạn chế về những quy định cụ thể trong định giá xây dựng 66
    2.8.2. Nguyên nhân của những hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả định giá xây
    dựng . 68
    2.8.2.1. Những nguyên nhân khách quan . 68
    2.8.2.2. Những nguyên nhân chủ quan . 68
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG 70
    3.1. Hướng phát triển của công tác định giá xây dựng 70
    3.1.1. Mục tiêu của công tác định giá xây dựng . 70
    3.1.2. Hướng phát triển của công tác định giá xây dựng có hiệu quả . 70
    3.2. Xu hướng biến động trong giá xây dựng trong thời gian tới 71
    3.2.1. Xu hướng biến động của thị trường các vật liệu xây dựng chủ yếu . 71
    3.2.2. Dự báo xu hướng của giá xây dựng trong thời gian đến 72
    3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả định giá xây dựng 73
    3.3.1. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện định giá xây dựng theo cơ chế thị trường . 73
    3.3.1.1. Hạn chế sự can thiệp của nhà nước đối với công tác định giá xây dựng .73
    3.3.1.2. Cụ thể về quyền và trách nhiệm định giá xây dựng theo cơ chế thị trường
    cho chủ đầu tư . 74
    3.3.1.3. Đổi mới phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo cơ chế thị trường74
    3.3.1.4. Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức tỷ lệ 75
    3.3.1.5. Mở rộng tính linh hoạt trong việc công bố và sử dụng định mức . 76
    3.3.1.6. Thị trường hoá các yếu tố cấu thành giá xây dựng công trình 76
    3.3.1.7. Hoàn thiện cơ cấu dự toán chi phí xây dựng . 77
    3.3.2. Hoàn thiện công cụ định giá xây dựng trong cơ chế thị trường 78
    3.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực thực hiện công tác định giá xây dựng 80
    3.3.3.1. Phát triển nghề Kỹ sư định giá xây dựng mang tính chuyên nghiệp 80
    3.3.3.2. Nhiệm vụ và yêu cầu của người Kỹ sư định giá xây dựng . 81
    3.3.2.3. Đào tạo đội ngũ kỹ sư định giá đảm bảo về số lượng và chất lượng 82
    3.3.2.4. Hoàn thiện cơ chế chi phí cho công tác định giá xây dựng 83
    3.3.2.5. Năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí . 83
    3.3.2.6. Kiểm soát chi phí-phương thức quản lý chi phí của cơ chế thị trường . 83
    3.3.3. Các giải pháp hổ trợ khác . 84
    3.3.3.1. Cần điều chỉnh những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật . 84
    3.3.3.2. Thống nhất quy định về quản lý chi phí và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
    tránh lệch pha trong bối cảnh thị trường 85
    3.3.3.3. Cải cách chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình . 86
    3.3.3.4. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu về giá xây dựng ở từng địa phương . 86
    3.3.3.5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 87
    3.3.3.6. Xác định giá gói thầu xây dựng theo biến động giá theo thời gian 87
    3.3.3.7. Hoàn thiện công tác định giá của nhà thầu xây dựng . 88
    3.3.3.8. Giải pháp hạn chế tiêu cực trong định giá xây dựng . 88
    Kết Luận 90
    Tài liệu Tham khảo
    Phụ lục
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Ở nước ta hiện nay, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, cơ chế
    quản lý chi phí xây dựng trong thời gian qua cũng đã có những đổi mới, bước đầu
    phát huy tác dụng trong việc quản lý các hoạt động xây dựng hướng tới nền kinh tế
    thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước đã ban hành các quy định, hướng
    dẫn và kiểm tra về việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm sử dụng
    hiệu quả vốn, tránh lãng phí thất thoát vốn đầu tư xây dựng, đồng thời đã chủ động
    phân cấp quản lý phù hợp với nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình, giảm dần sự can
    thiệp trực tiếp của nhà nước, tạo sự chủ động cho các chủ thể tham gia hoạt động xây
    dựng đối với việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
    Mặc dù đã có những đổi mới rất thuận lợi và cơ bản, song việc thực hiện đầu tư
    xây dựng công trình cho thấy còn có những hạn chế trong công tác định giá xây dựng.
    Đặc biệt trong thời gian vừa qua, khi lạm phát tăng cao, giá cả vật liệu xây dựng biến
    động lớn, giá xây dựng vượt hạn mức kinh phí đã duyệt, hàng loạt công trình trên
    toàn quốc phải đình thi công chờ điều chỉnh giá, nhà nước tỏ ra lúng túng trong công
    tác điều chỉnh, đưa ra một số biện pháp để xử lý tình huống, nhưng rất khó thực hiện
    trong thực tiễn.
    Tình trạng các công trình xây dựng thường xuyên phải điều chỉnh tổng mức đầu
    tư, dự toán và phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện còn khá phổ biến, đặc biệt là
    các công trình xây dựng có vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước (vốn nhà nước).
    Có nhiều nguyên nhân liên quan đến tình trạng trên, song có một nguyên nhân cơ bản
    nhất là công tác định giá xây dựng công trình thực hiện không tốt, không theo biến
    động giá của thị trường.
    Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Hoàn thiện định giá xây dựng công trình trong
    khu vực kinh tế nhà nước ” sẽ giải quyết được những vấn đề đã đặt ra và là đề tài
    mang tính cấp thiết đối với quản lý đầu tư xây dựng có vốn đầu tư từ khu vực kinh tế
    nhà nước trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta.
    - 2 -
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Hệ thống lại cơ sở lý luận giá xây dựng nói chung và về cơ chế hình thành giá
    xây dựng theo cơ chế thị trường.
    - Tổng quan về thực trạng định giá xây dựng công trình trong thời gian qua và
    phân tích đánh giá những ưu, nhược điểm trong công tác định giá xây dựng.
    - Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện định giá xây
    dựng trong điều kiện cơ chế thị trường ở nước ta.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu là định giá xây dựng công trình có vốn đầu tư từ khu vực
    kinh tế Nhà nước.
    - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng về công tác định giá xây
    dựng công trình có vốn nhà nước trong phạm vi cả nước từ năm 2000 đến nay. Đề
    xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện định giá xây dựng định hướng đến năm 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Các phương pháp nghiên cứu cơ bản vận dụng để thực hiện Luận văn là:
    - Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá.
    - Kiểm định mối liên hệ tương quan với phần mềm SPSS 16.0
    - Phương pháp luận duy vật biện chứng.
    - Phương pháp luận duy vật lịch sử.
    - Phương pháp tiếp cận hệ thống.
    Nội dung đề tài:
    - Chương 1: Lý luận chung về định giá xây dựng công trình trong nền kinh tế thị
    trường.
    - Chương 2: Thực trạng về cơ chế quản lý giá và định giá xây dựng ở Việt Nam
    giai đoạn 2000 đến nay.
    - Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện định giá xây dựng công trình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...