Tiểu Luận Hoàn thiện công tác xử lý kỷ luật Công chức tại UBND Quận 12

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12
    1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
    Quận 12 được công bố thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 theo Nghị định 03/CP, ngày 06/01/1997 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc Môn trước đây. Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89 ha, hiện nay có 66.417 hộ với 405.377 người gấp 3 lần so với thời điểm thành lập quận (117.253 người), trong đó dân nhập cư chiếm tỉ lệ 51,03%. Trên địa bàn quận có nhiều mục tiêu quan trọng về kinh tế, chính trị của thành phố như Đài phát thanh Quán Tre, công viên phần mềm Quang Trung, trạm biến điện, các khu công nghiệp, .
    Quận 12 nằm phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý như sau:
    - Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn;
    - Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức;
    - Phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh;
    - Phía Tây giáp huyện Bình Tân; xã Bà Điểm – Hóc Môn.
    Ngày 01/01/2007, Quận đã thành lập thêm phường Tân Hưng Thuận (theo Nghị định 143/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chỉnh phủ) nâng tổng số đơn vị hành chính trên địa bàn quận 12 là 11 phường như sau:
    - Phường Đông Hưng Thuận;
    - Phường Tân Chánh Hiệp;
    - Phường Tân Thới Hiệp;
    - Phường Tân Thới Nhất;
    - Phường Tân Hưng Thuận;
    - Phường Hiệp Thành;
    - Phường Thới An;
    - Phường Trung Mỹ Tây;
    - Phường An Phú Đông;
    - Phường Thạnh Lộc;
    - Phường Thạnh Xuân.
    Trong lịch sử mở cõi của người Việt, Hóc Môn – Bà Điểm được khai phá từ rất sớm. Theo tư liệu lịch sử ít ỏi còn lưu lại thì ngay từ đầu thế kỷ XVII từ năm 1623 – khi Chúa Nguyễn lập đồn thu thuế tại Sài Gòn thì cư dân sinh sống tại vùng này đã khá đông. Dưới thời Chúa Nguyễn và triều Nguyễn, Hóc Môn thuộc huyện Tân Bình vào năm 1698. Huyện Tân Bình lúc ấy rộng hơn 11.000km2, tức hơn 1/5 diện tích toàn Nam bộ (63.058km[SUP]2[/SUP]) trải từ hữu ngạn sông Sài Gòn đến tả ngạn sông Vàm cỏ. Khi huyện Tân Bình đổi tên thành Phủ Tân Bình (năm 1808) gồm 4 huyện thì Hóc Môn thuộc huyện Bình Dương. Năm 1841, nhà Nguyễn lập huyện Bình Long thì Hóc Môn thuộc huyện mới này. Sau khi chiếm Nam bộ làm thuộc địa, người Pháp đặt ra các đơn vị hành chính mới trên vùng đất chúng cai trị gọi là Hạt, rồi Hạt tham biện, Hóc Môn thuộc Hạt tham biện Sài Gòn.
    Dù là vùng đất trong hạt Sài Gòn nhưng Hóc Môn không là vùng đô thị hóa, vẫn là vùng nông thôn. Chính quyền thuộc địa xây dựng quốc lộ 22 chạy qua Hóc Môn lên Tây Ninh, sang Phnom Pênh phục vụ chính sách bóc lột thuộc địa. Đến thời Mỹ can thiệp vào miền nam, xâm lược nước ta bằng chính sách thực dân mới, chúng xây dựng xa lộ Đại Hàn (ngày nay là xa lộ vành đai ngoài) chạy ngang qua huyện Hóc Môn từ đông sang tây. Nhiều liên tỉnh lộ nối Sài Gòn với các tỉnh miền đông được xây dựng tất cả các công trình giao thông này nhằm phục vụ các mục tiêu chiến lược của Mỹ và Ngụy quyền chứ không phải để đô thi hóa và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc Sài Gòn. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mưu đồ biến Hóc Môn thành vành đai, lá chắn bảo vệ phía Tây Bắc Sài Gòn. Lịch sử của vùng đất này trong hơn 100 năm kể từ khi tên thực dân Pháp đầu tiên đặt chân lên Sài Gòn năm 1859 và tên đế quốc Mỹ cuối cùng chạy tháo chân trên chiếc trực thăng rạng sáng ngày 30.4.1975, khẳng định vai trò của Mười tám Thôn vườn trầu là vành đai đỏ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với những địa danh đã đi vào lịch sử như Bà Điểm – An Phú Đông – Vườn cau Đỏ.
    Quận 12 có hệ thống đường bộ với quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là quốc lộ 1A ), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ này khá dày và được xây dựng ngày càng hiện đại, Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Quận 12 còn có sông Sài Gòn bao bọc phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng. Trong tương lai, nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua. Vị trí này, cảnh quan này tạo cho Quận 12 không gian thuận lợi để bố trí các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    2. Tình hình kinh tế - xã hội
    2.1. Những kết quả nổi bật.
    Nhìn lại chặng đường 13 năm phát triển, có thể nhìn thấy những kết quả nổi bật như sau:
    - Qua 13 năm hình thành và phát triển, kinh tế của quận đã có bước phát triển mạnh mẽ, đời sống kinh tế của nhân dân được cải thiển 1 cách rõ rệt. Tốc độ phát triển bình quân ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 40,49%, ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 58,40%, và ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 1,1%. Tốc độ phát triển các ngành được đảm bảo là năm sau cao hơn năm trước.
    - Quận đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ Doanh nghiệp như vừa xây dựng vừa lập thủ tục ở những năm đầu thành lập quận; sau đó, nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết, công khai quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, kịp thời điều chỉnh quy hoạch phù hợp với yêu cầu thực tế; triển khai các chủ trương, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố, thực hiện cải cách hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, thường xuyên tổ chức cho các Doanh nghiệp gặp gỡ lãnh đạo Quận ủy - UBND quận cùng các phòng ban chức năng, qua đó đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc khó khăn thuộc thẩm quyền của quận hoặc chủ động đi cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Doanh nghiệp để hỗ trợ Doanh nghiệp phát triển sản xuất – kinh doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...