Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 01

    CHưƠNG I: VAI TRÕ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH
    NGHIỆP NHÀ NƯỚC

    1.1/ Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 04
    1.2/ Vai trò của định giá doanh nghiệp trong tiến trình cổ phần hóa 07
    1.3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp 08
    1.3.1/ Khái niệm giá trị doanh nghiệp 08
    1.3.2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp 08
    1.3.2.1/ Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 09
    1.3.2.2/ Các nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp 11
    1.4/ Những phương pháp định giá doanh nghiệp 14
    1.4.1/ Khái niệm về xác định giá trị doanh nghiệp 14
    1.4.2/ Những phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phổ biến trên thế giới 15
    1.4.2.1/ Phương pháp vốn hóa thu nhập 15
    1.4.2.2/ Phương pháp số dôi thu nhập – EE (Excess Earning) 15
    1.4.2.3/ Phương pháp dòng tiền chiết khấu – DCF (Discounted Cash Flow) 16
    1.4.2.4/ Phương pháp tài sản – NAV (Net Asset Value) 17
    1.4.2.5/ Phương pháp tính theo giá tài sản vô hình hiện hữu – VSIA
    (Value of Specific Intangible Assets)
    17
    1.4.2.6/ Phương pháp so sánh 18
    1.4.2.7/ Phương pháp giá trị kinh tế gia tăng – EVA (Economic Value Added) 18

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONGTIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP
    NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

    2.1/ Thực trạng định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa tại Việt
    Nam
    20
    2.1.1/ Giai đoạn thí điểm và mở rộng thí điểm từ 1992 đến tháng 6/1998 20
    2.1.2/ Giai đoạn từ tháng 7/1998 đến tháng 9/2002 24
    2.1.3/ Giai đoạn từ tháng 9/2002 đến tháng 12/2004 27
    2.1.4/ Giai đoạn từ cuối năm 2004 đến nay 31
    2.1.4.1/ Phương pháp tài sản 32
    2.1.4.2/ Phương pháp dòng tiền chiết khấu 38
    2.2/ Những ưu điểm và hạn chế về khâu định giá doanh nghiệp hiện nay 42
    2.2.1/ Ưu điểm 42
    2.2.2/ Tồn tại và vướng mắc 43
    2.2.2.1/ Về quản lý vĩ mô 43
    2.2.2.2/ Về cơ chế thực hiện 43
    2.2.2.3/ Về phương pháp định giá hiện hành 44
    2.2.2.3.1/ Về phương pháp tài sản 44
    2.2.2.3.2/ Về phương pháp dòng tiền chiết khấu 53
    2.2.2.3.3/ Một số quy định khác về cổ phần hóa có thể gây trở ngại
    cho việc định giá

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN
    HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

    3.1/ Quan điểm và phương hướng về định giá doanh nghiệp Nhà nước hiện nay 57
    3.2/ Các giải pháp hoàn thiện định giá doanh nghiệp 59
    3.2.1/ Giải pháp về quản lý vĩ mô của Nhà nước 59
    3.2.2/ Giải pháp về cơ chế thực hiện 61
    3.2.3/ Giải pháp về phương pháp định giá 62
    3.2.3.1/ Phối hợp 2 phương pháp định giá doanh nghiệp hiện hành 62
    3.2.3.2/ Đối với phương pháp dòng tiền chiết khấu 63
    3.2.3.3/ Áp dụng đa dạng các phương pháp định giá doanh nghiệp 65
    3.2.3.4/ Đối với tài sản cố định 72
    3.2.3.5/ Định giá thương hiệu 72
    3.2.3.6/ Vấn đề xác định yếu tố con người vào giá trị doanh nghiệp 76
    3.2.3.7/ Một số giải pháp khác 76

    KẾT LUẬN 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO I
    PHỤ LỤC 1 V
    PHỤ LỤC 2 Vii

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1/ Lý do chọn đề tài:
    Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế hiện nay, nhằm giữ vai trò chủ đạo
    trong nền kinh tế quốc dân, tăng cường khả năng cạnh tranh của khối doanh nghiệp Nhà
    nước, yêu cầu cấp bách là sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động
    của các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Trong đó, cổ phần hóa là một giải pháp
    có nhiều ưu điểm nhất trong các giải pháp tái cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
    Cổ phần hoá là một hình thức cụ thể của tiến trình xã hội hóa sản xuất. Nhờ sự
    xuất hiện công ty cổ phần mà vốn được tập trung nhanh chóng. Thực hiện tốt cổ phần
    hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ làm tăng sức mạnh của kinh tế Nhà nước, làm chỗ dựa
    cho Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Mặt khác, đó cũng là một giải pháp để tăng
    tính năng động trong kinh doanh và phát huy tính tích cực, tự chủ của doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, quá trình này diễn ra còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Một trong những
    lý do chủ yếu khiến quá trình này bị chậm là do chúng ta chưa thể xác định giá trị của
    các doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa một cách hợp lý do đặc tính doanh nghiệp
    là một hàng hóa đặc biệt bao gồm nhiều bộ phận cấu thành.
    Có thể chia làm 3 nhóm như sau:
    - Nhóm 1: Giá trị các tài sản của doanh nghiệp bao gồm: máy móc thiết bị, vật
    tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm chưa bán, tài sản bằng
    tiền, ngọai tệ;
    - Nhóm 2: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích mặt bằng do doanh
    nghiệp quản lý và sử dụng;
    - Nhóm 3: Giá trị các tài sản vô hình: các lợi thế tự nhiên, vị trí của doanh
    nghiệp, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường (thương
    hiệu, chất lượng sản phẩm), đội ngũ những nhà quản lý giỏi, tay nghề của công nhân .
    Chính vì những lý do này dẫn đến quá trình xác định giá trị doanh nghiệp là
    một hoạt động phức tạp. Việc xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn
    mang tính áp đặt vì chủ yếu việc xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay gắn với cổ
    phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, nếu không phải là Nhà nước được lợi thì cũng là
    người lao động được hưởng. Do đó, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ
    cần thiết cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mà trong sự phát triển của
    kinh tế thị trường, đặc biệt là khi có thị trường chứng khoán, xác định giá trị doanh
    nghiệp sẽ là công việc thường xuyên diễn ra ở các doanh nghiệp nên việc nghiên cứu
    vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn
    thực tiễn đối với tiến trình đổi mới quản lý doanh nghiệp ở nước ta hiện nay cũng như
    sau này.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tác giả đã thực hiện đề tài “HOÀN THIỆN
    CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHẰM ĐẨY NHANH
    TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NưỚC HIỆN NAY” với
    mong muốn đóng góp một số ý kiến đến vấn đề định giá doanh nghiệp Nhà nước nhằm
    mục đích chuyển giao và cổ phần hóa.
    2/ Mục đích nghiên cứu:
    - Cho thấy sự cần thiết của công tác xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước
    trong quá trình cổ phần hóa.
    - Trình bày thực trạng hoạt động định giá doanh nghiệp và những trở ngại
    thường gặp khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
    - Đề xuất những biện pháp để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác định
    giá, nhất là đối với tài sản vô hình (thương hiệu, lợi thế kinh doanh, nguồn nhân lực .)
    nhằm góp phần đẩy mạnh công tác cổ phần hóa ở Việt Nam.
    3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: chính trị, kinh
    tế, tài chính, kế toán, ngân hàng, bảo hiểm, pháp luật . Tuy nhiên, phần nghiên cứu
    của đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu xác định giá trị doanh nghiệp trong tiến
    trình cổ phần hóa ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp ở tầm vĩ mô.
    4/ Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp nghiên cứu vận dụng xuyên suốt trong đề tài này là phương pháp
    luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp nghiệp vụ để
    khảo cứu, phân tích, đánh giá, kế thừa có chọn lọc và hệ thống. Cụ thể:
    - Bước 1: thu thập, chọn lọc thông tin, tài liệu có liên quan đến lĩnh vực cần
    nghiên cứu trong đề tài.
    - Bước 2: tập hợp, xử lý dữ liệu, kết hợp kiến thức đã học và thực tiễn để thực
    hiện nội dung đề tài.
    Ngoài ra, các phương pháp và kỹ thuật cụ thể sau đây cũng được vận dụng để
    lý giải về đề xuất các ý kiến hoàn thiện như: phương pháp phân tích tổng hợp, đối
    chiếu, so sánh .
    5/ Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:
    Đề tài trình bày, phân tích một cách hệ thống các vấn đề về lý luận liên quan
    đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp trong công tác cổ phần hóa.
    Đề tài đã tổng kết, phân tích quá trình thực hiện công tác định giá để phục vụ
    tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời rút ra những thành tựu
    đạt được cũng như những tồn tại cần giải quyết. Từ đó, đề xuất những giải pháp và
    định hướng góp phần thiết thực cho hoạt động định giá trong thời gian tới nhằm giúp
    cho chủ trương cổ phần hóa được thực thi mạnh mẽ hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...