Chuyên Đề Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài
    Ngày nay trong xu thế hội nhập với môi trường cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp phải đối phó với nhiều thách thức. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải vững mạnh về mọi nguồn lực trong đó nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng. Một doanh nghiệp có hệ thống quản trị nhân lực chuyên môn, bài bản và phù hợp sẽ tạo nên một đội ngũ lao động làm việc hiệu quả, cống hiến hết mình vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó chính là lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng của doanh nghiệp trên thương trường.
    Khi người lao động không có đủ trình độ chuyên môn, năng lực, tay nghề mà được thuê mướn do sự lựa chọn không chính xác thì họ không những làm giảm năng suất lao động của tổ chức mà còn là gánh nặng của tổ chức đó vì vậy để có được một đội ngũ nhân viên có trình độ, năng động và thực sự phù hợp với công việc, mỗi doanh nghiệp cần phải tiến hành thật tốt quá trình tuyển dụng và tuyển dụng là một hoạt động then chốt, quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức trong việc sử dụng nguồn nhân lực.
    Hiện nay vấn đề tuyển dụng đã được quan tâm nhiều ở các công ty, đặc biệt là công ty liên doanh, công ty nước ngoài. Tuy nhiên trong các công ty và doanh nghiệp nhà nước thì chưa thực sự được quan tâm nhiều. Và công ty vật tư Công nghiệp Quốc phòng(CNQP) cũng không phải là một ngoại lệ, do sự chỉ đạo của nhà nước và tổng cục CNQP nên vấn đề tuyển dụng ở đây cũng có những hiệu quả nhất định, tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Mặc dù chất lượng lao động ngày càng được nâng cao và phân phối lao động ngày càng hợp lý. Nhưng có những trường hợp người lao động không đủ trình độ, năng lực cũng được tuyển dụng, lao động không phù hợp với công việc phải bố trí đào tạo lại. Vì vậy mà năng suất chất lượng và hiệu quả công việc chưa cao.
    Qua thời gian thực tập tại công ty vật tư CNQP, với mong muốn học hỏi những kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực thành công và góp phần giải quyết những hạn chế còn tồn tại trong công tác tuyển dụng của công ty nên em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng”
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Với việc lựa chọn đề tài này, em mong muốn được hoàn thiện hệ thống các kiến thức quản trị đã được học trong nhà trường và tiếp thu kinh nghiệm quản trị nhân lực thực tế, đồng thời áp dụng những kiến thức đã được trang bị để đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty vật tư CNQP.
    3. Phạm vi nghiên cứu.
    Nội dung, đối tượng nghiên cứu: công tác tuyển dụng nguồn nhân lực
    Phạm vi nghiên cứu: công tác tuyển dụng nói riêng và quản trị nguồn nhân lực nói riêng tại công ty vật tư CNQP.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài là phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, giáo trình, các tài liệu tham khảo của công ty, quan sát, phỏng vấn và thu thập những thông tin thực tế trong quá trình tuyển dụng nhân lực tại công ty.
    5. Kết cấu đề tài.
    Chương I: Những vấn đề cơ bản của tuyển dụng
    Chương II: Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty vật tư CNQP.
    Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty vật tư CNQP.
    Do thời gian có hạn và sự hiểu biết chưa đầy đủ nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong cô cùng các cô chú, anh chị trong công ty đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TUYỂN DỤNG
    I. VAI TRÒ CỦA TUYỂN DỤNG
    1. Các khái niệm cơ bản
    2. Vai trò của tuyển dụng
    3. Các nguyên tắc cơ bản của tuyển dụng
    II. TUYỂN MỘ NHÂN LỰC
    1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ
    2. Tìm kiếm người xin việc
    3. Đánh giá quá trình tuyển mộ
    4. Tìm kiếm các giải pháp thay thế tuyển mộ
    III. TUYỂN CHỌN NHÂN LỰC
    1. Phỏng vấn sơ bộ
    1. Phỏng vấn sơ bộ
    2. Sàng lọc ứng viên qua đơn xin việc
    3.Trắc nghiệm tuyển chọn
    3.1.Trắc nghiệm năng khiếu và khả năng
    3.2.Trắc nghiệm về thành tích
    3.3. Trắc nghiệm về cá nhân và sở thích
    3.4. Trắc nghiệm tính trung thực
    3.5. Trắc nghiệm khả năng thực hành và kinh nghiệm khả năng sẵn có
    4. Phỏng vấn tuyển chọn nhân viên
    4.1. Phỏng vấn theo mẫu
    4.2. Phỏng vấn theo tình huống
    4.3. Phỏng vấn theo mục tiêu
    4.4. Phỏng vấn không chỉ dẫn
    4.5. Phỏng vấn căng thẳng
    4.5. Phỏng vấn hội đồng
    5. Kiểm tra sức khỏe
    6. Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp
    7. Thẩm tra các thông tin thu được
    8. Tham quan và thử việc
    9. Ra quyết định tuyển dụng
    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY VẬT TƯ CÔNG NGHỆ QUỐC PHÒNG
    I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
    1. Quá trình hình thành và phát triển công ty vật tư CNQP
    2. Chức năng -nhiệm vụ của công ty
    3. Tổ chức bộ máy của công ty
    4. Kết quả sản xuất kinh doanh
    5. Đặc điểm về nguồn nhân lực
    II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY VẬT TƯ CNQP
    1. Cơ sở tuyển dụng tại công ty
    2. Tình hình tuyển dụng mấy năm gần đây
    3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng tại công ty vật tư công nghiệp quốc phòng
    3.1. Những nhân tố môi trường bên ngoài
    3.2. Những nhân tố bên ngoài
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY VẬT TƯ CÔNG NGHỆ QUỐC PHÒNG
    I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
    1. Mục tiêu phấn đấu cuả công ty đến năm 2010
    2. Phương hướng nhiệm vụ đề ra
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY VẬT TƯ CNQP
    1. Lập kế hoạch/chiến lược phát triển nguồn nhân lực
    2. Tiến hành các phân tích công việc để xác định bản tiêu chuẩn đối với chức danh cần tuyển
    3. Thực hiện việc đánh giá thực hiện công việc
    4. Đa dạng hoá phương pháp tuyển mộ
    5. Mở rộng nguồn tuyển mộ
    6. Đầu tư cho nguồn đối tượng tuyển dụng
    7. Hoàn thiện quy trình tuyển dụng
    III. KIẾN NGHỊ
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...