Chuyên Đề Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng lao động Hướng dẫn viên trong Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nộ

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng lao động Hướng dẫn viên trong Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội
    LỜI MỞ ĐẦU


    Từ thời cổ đại đã có những tài liệu nói về những chuyến du hành đầu tiên có tổ chức nhằm mục đích tìm hiểu lịch sử văn hoá và thiên nhiên nước khác. Nhiều khi để tìm kiếm những thị trường tiêu thụ mới, giới thương nhân đã tiến hành những cuộc viễn du. Sự mở rộng buôn bán đòi hỏi phải có những dữ kiện chính xác và tỷ mỷ hơn về từng đất nước, về phong tục, tập quán, ngôn ngữ của các dân tộc sinh sống tại những nước này. Đây là mầm mống của nhu cầu du lịch, xuất hiện từ thế kỷ VI trước Công nguyên.
    Du lịch đã phát triển cùng với sự phát triển của con người. Nhu cầu du lịch là sản phẩm của sự phát triển xã hội, mang tính kinh tế, xã hội văn hoá sâu sắc. Du lịch là thước đo đời sống con người nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.
    Sự bùng nổ khoa học – kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, năng suất lao động tăng cao, thu nhập của người lao động ngày một khá hơn, cuộc sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt, trình độ dân trí ngày càng phát triển. Song học tập và lao động càng nhiều thì càng có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, do đó họ có mong muốn tạm thời rời nơi ở thường xuyên để đến với thiên nhiên và văn hoá ở một nơi khác để được giải phòng khỏi sự căng thẳng, tiếng ồn, sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng tại các trung tâm công nghiệp, đô thị; để nghỉ ngơi, giải trí, tăng cường sự hiểu biết, phục hồi sức khoẻ. Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
    Từ những năm 50 của thế kỷ XX, du lịch quốc tế đã phát triển một cách nhanh chóng, lượng khách du lịch quốc tế không ngừng tăng lên, cùng với đó thu nhập từ hoạt động du lịch cũng tăng lên. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), năm 1950 thế giới có 25 triệu khách du lịch, năm 1995 : 566 triệu và doanh thu là 393 tỷ USD, năm 1996 : 592 triệu và doanh thu : 423 tỷ USD, năm 1997 : 620 triệu và doanh thu : 454 tỷ. Điều đó chứng tỏ rằng, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế không thể thiếu được trong cơ cấu nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển du lịch kéo theo sự phát triển của hàng loạt các ngành kinh tế khác nhằm phục vụ cho nó, do đó, ngành Du lịch còn được gọi là ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao, ngành “công nghiệp không khói”.
    Ở nước ta, ngành Du lịch ra đời cách đây gần 42 năm (9/7/1960) cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế bao cấp, du lịch chỉ mang tính ngoại giao giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa, do đó, ngành Du lịch Việt Nam trong thời gian dài chưa có điều kiện để phát triển mạnh. Từ khi đổi mới, với chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành Du lịch đã được quan tâm phát triển. Các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII,VIII và các Nghị quyết của Ban chấp hành TW của Chính phủ luôn khẳng định Du lịch là “ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước” (Nghị quyết 45/CP, ngày 22/6/93, của Chính phủ) và “là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước” (Chỉ thị 46/TC – TW, ngày 14/10/1994, của Ban Bí thư). Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” và có những giải pháp đẩy mạnh, phát triển du lịch trong tình hình mới. Chính vì vậy, theo đà phát triển của du lịch thế giới và khu vực, Du lịch Việt Nam trong những năm qua đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn tăng trưởng và dần dần hội nhập với du lịch các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã đem lại một kết quả rất đáng khích lệ, góp phần tích cực vào việc giao lưu với thế giới và đem lại lợi ích kinh tế, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Hoạt động du lịch là một quá trình tổng hợp và phức tạp, cần có sự tham gia của nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau, mỗi đơn vị đảm nhận một hoặc một số, thậm chí toàn bộ các khâu trong quá trình đó.
    Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội được thành lập (26/3/1993) với chức năng chính là hoạt động kinh doanh lữ hành, làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tổ chức xây dựng và cung cấp sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách, tổ chức đón tiếp khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và đưa khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài và các vùng, miền khác nhau ở trong nước.
    Kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội đã phát triển và đứng vững trên thị trường, xứng đáng là một trong những công ty lữ hành hàng đầu của ngành Du lịch Việt Nam. Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty lữ hành trong và ngoài nước, để hoàn thành chức năng, nhiệm cụ của mình, Công ty đã cố gắng trong việc nghiên cứu thị trường, tìm ra hướng đi thích hợp cho mình. Trong đó, công tác điều hành, hướng dẫn luôn được Ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo sát sao nhằm giải quyết những phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch.
    Chất lượng chương trình du lịch phụ thuộc chủ yếu vào khâu thực hiện (khoảng 60 –70%) do Hướng dẫn viên là người đại diện cho công ty phục vụ khách theo chương trình đã được ký kết. Vì muốn chất lượng chương trình du lịch ngày một tốt hơn, nên sau thời gian thực tập tại Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng lao động Hướng dẫn viên trong Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội” cho luận văn tốt nghiệp đại học của mình.
    Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin đề cập một số vấn đề có tính chất cơ bản trong công tác tổ chức lao động Hướng dẫn viên du lịch ở Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội, nhằm giải quyết các vấn đề sau :
    - Phân tích vai trò của lực lượng lao động và công tác tổ chức lực lượng lao động trong hoạt động kinh doanh.
    - Phân tích một số khái niệm về du lịch, về khách du lịch, về Hướng dẫn viên du lịch; đồng thời phân tích vai trò của Hướng dẫn viên đối với đất nước, đối với công ty và đối với khách du lịch; thêm vào đó là đưa ra một số yêu cầu đối với Hướng dẫn viên và các đặc điểm lao động của họ.
    - Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội để từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng lao động Hướng dẫn viên du lịch của Công ty.
    Để giải quyết các vấn đề trên, tác giả đã cố gắng kết hợp giữa phương pháp trình bày và phương pháp phân tích số liệu cùng với các bảng biểu để làm nổi bật vấn đề, đồng thời tham khảo các tài liệu có liên quan.

    Luận văn này được kết cấu thành 3 chương :
    Chương I : Một số vấn đề về lực lượng lao động và về Hướng dẫn viên du lịch trong công ty du lịch lữ hành.
    Chương II : Thực trạng về công tác tổ chức lực lượng lao động Hướng dẫn viên du lịch trong Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội.
    Chương III : Phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng lao động Hướng dẫn viên du lịch trong Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...