Luận Văn Hoàn thiện công tác tổ chức lao động đối với người thợ hàn - sắt tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sà

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Hoàn thiện công tác tổ chức lao động đối với người thợ hàn - sắt tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI

    Ngày nay cùng với sự phát triển, hội nhập của nền kinh tế, người ta nhận ra rằng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của một doanh nghiệp thì chính tài nguyên nhân sự là một lợi thế cạnh tranh đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó tổ chức lao động khoa học là một trong những nhân tố rất quan trọng. “Muốn phát triển sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng suất lao động và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao động cho tốt”
    Đề tài được hình thành với mục đích là hồn thiện công tác tổ chức lao động cho nhóm công nhân hàn – sắt tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn. Từ đó thực hiện ba mục tiêu nhỏ là:
    Thứ nhất là đề xuất một số tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tổ chức lao động từ việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với đặc trưng của nhà máy.
    Thứ hai là phân tích hiện trạng tổ chức lao động và đánh giá hiệu quả của công tác tổ chức cho công nhân hàn – sắt tại nhà máy.
    Thứ ba là đề ra một số giải pháp hồn thiện công tác tổ chức lao động cho nhóm công nhân hàn – sắt tại nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn.
    Khi nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn thực hiện tốt công tác tổ chức lao động thì sẽ đảm bảo hơn công tác an tồn lao động và an tồn kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, trình độ văn hóa và kỹ thuật của những người lao động, làm cho năng suất lao động ngày càng tăng cao.


    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN i
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI ii
    MỤC LỤC iii
    DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
    DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ vii

    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

    1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
    1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
    1.3.1. Đối với doanh nghiệp 2
    1.3.2. Đối với cá nhân sinh viên 2
    1.4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 3
    1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    1.4.2. Thời gian nghiên cứu 3
    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    1.5.1. Quy trình nghiên cứu 3
    1.5.2. Phương pháp thu thập thông tin 5
    1.5.2.1.Nguồn thông tin 5
    1.5.2.2.Đối tượng khảo sát 5
    1.5.2.3.Phương pháp khảo sát. 5
    1.5.3. Phương pháp xử lý thông tin 6
    TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1 6

    CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    2.1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 7
    2.1.1. Khái niệm tổ chức lao động 7
    2.1.2. Chức năng của tổ chức lao động 7
    2.1.3. Nhiệm vụ của tổ chức lao động 7
    2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG 8
    2.2.1. Nội dung của tổ chức lao động 8
    2.2.2.1.Phân công lao động 8
    2.2.2.2.Hiệp tác lao động 9
    2.2.2.3.Tổ chức và phục vụ nơi làm việc 10
    2.2.2.4.Công tác bảo hộ và an tồn lao động 12
    2.2.2.5.Điều kiện làm việc 13
    2.2.2. Các nhân tố tác động đến tổ chức lao động 14
    2.2.2.1.Bố trí mặt bằng 14
    2.2.2.2.Tình hình trang thiết bị, máy móc và công nghệ 14
    2.2.2.3.Thù lao cho người lao động 15
    2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC 15
    2.3.1. Tầm hạn quản trị 15
    2.3.2. Quyền hành trong quản trị 16
    2.3.3. Phân cấp quản trị 16
    2.4 LÝ THUYẾT KHÁC LIÊN QUAN TRONG VIỆC PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI: TRIẾT LÝ 5Ss 17
    TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2 17

    CHƯƠNG 3:TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN

    3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY 18
    3.1.1. Quá trình hình thành 18
    3.1.2. Định hướng phát triển trong tương lai. 18
    3.2. NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY 18
    3.2.1. Nhiệm vụ 18
    3.2.2. Nguyên tắc hoạt động 19
    3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 19
    3.3.1. Sơ đồ tổ chức 19
    3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 20
    3.4. HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY 23
    3.4.1. Sản phẩm 23
    3.4.2. Khách hàng 23
    3.4.3. Đối thủ cạnh tranh 24
    3.4.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 25
    3.5. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI NHÀ MÁY 26
    3.5.1 Đặc điểm về tình hình nhân sự và trình độ văn hóa 26
    3.5.2 Các nhóm chức năng về hoạt động nhân sự của nhà máy 27
    TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3 31


    CHƯƠNG 4: GIẢI QUYẾT VẤN Đề

    4.1 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG. 32
    4.1.1. Phân công lao động “hợp lý” 32
    4.1.2. Hiệp tác lao động 33
    4.1.3. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc 34
    4.1.4. Công tác bảo hộ lao động 35
    4.1.5. Điều kiện làm việc 36
    4.2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CHO NHÓM CÔNG NHÂN THỢ HÀN – SẮT TẠI NHÀ MÁY. 37
    4.2.1 Kế hoạch khảo sát 37
    4.2.2 Khảo sát ý kiến chuyên gia 38
    4.2.3 Khảo sát ý kiến của công nhân hàn – sắt 40
    4.2.4 Xử lý dữ liệu thu thập 42
    4.2.5 Tổng kết và đánh giá hiện trạng về công tác tổ chức lao động cho công nhân thợ hàn – sắt tại nhà máy. 42
    4.3 ĐỀ RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CHO NHÓM CÔNG NHÂN THỢ HÀN – SẮT TẠI NHÀ MÁY. 62
    TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 4 67

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    5.1. KẾT LUẬN 69
    5.2. KIẾN NGHỊ 70
    5.3. ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU HƯỚNG MỞ RỘNG ĐỀ TÀI 71
    5.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 71
    5.3.1. Thuận lợi 71
    5.3.2. Khó khăn 71

    PHỤ LỤC 73

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 83


    DANH SÁCH CÁC BẢNG

    Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 25
    Bảng 3.2: Tình hình nhân sự của nhà máy 26
    Bảng 3.3: Trình độ văn hóa của nhân viên 26
    Bảng 4.1: Quyền hạn, Trách nhiệm bổn phận 33
    Bảng 4.2: Kế hoạch khảo sát để thu thập thông tin 38
    Bảng 4.3: Bảng kết quả khảo sát sơ bộ 39
    Bảng 4.4: Biểu mẫu tiến hành quan sát 41
    Bảng 4.5: Bảng ghi chú về việc chấp hành kỷ luật lao động 46
    Bảng 4.6: Các dụng cụ thiết bị đặc trưng cho thợ sắt – hàn làm việc. 48
    Bảng 4.7: Bảng tổng kết đánh giá về việc cung cấp đồ nghề làm việc 48
    Bảng 4.8: Bảng tổng kết đánh giá về thời gian sửa chữa 49
    Bảng 4.9: Bảng tổng kết đánh giá về việc cung cấp nguyên vật liệu 49
    Bảng 4.10:Bảng tần số về nguyên nhân không sử dụng đồ bảo hộ lao động 53
    Bảng 4.11:Bảng ghi nhận kết quả đo môi trường lao động 56
    Bảng 4.12: Bảng tổng kết đánh giá về điều kiện làm việc 57
    Bảng 4.13:Bảng tổng kết đánh giá về tiền lương đáp ứng nhu cầu cơ bản 59
    Bảng 4.14:Bảng tổng kết đánh giá về tiền lương tương xứng 60
    Bảng 4.15:Bảng tổng kết về việc đánh giá hiện trạng 61
    Bảng 4.16: Bảng biện pháp phòng tránh về tai nạn trong hàn hồ quang 68



    DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ


    Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu 4
    Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn 21
    Hình 3.2: Biểu đồ về kết quả hoatï động sản xuất kinh doanh 25
    Hình 3.3: Quy trình tuyển dụng của Nhà máy 27
    Hình 4.1: Việc lưu chuyển nguyên vật liệu 50
    Hình 4.2: Bố trí xưởng làm việc tại nhà máy 52


    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

    Trong xu hướng tồn cầu hố như ngày nay mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của một doanh nghiệp thì chính tài nguyên nhân sự là một lợi thế cạnh tranh đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó tổ chức lao động khoa học là một trong những nhân tố rất quan trọng. “Muốn phát triển sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng suất lao động và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao động cho tốt”
    Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn là công ty chuyên cung cấp sửa chữa và đóng mới các loại tàu biển, du thuyền, tàu kéo, tàu chở hàng, chở khách, theo yêu cầu của khách hàng, thi công các dịch vụ cơ khí phục vụ công nghiệp đã đạt được chứng nhận ISO 9001 do tổ chức BVQI chứng nhận. Với đặc trưng là một ngành công nghiệp nặng nên việc tổ chức lao động khoa học càng trở nên cấp thiết không chỉ đối với ban lãnh đạo công ty mà đó còn là mối quan tâm của người lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất. Hiện tại trong công ty có các nhóm công nhân: thợ hàn, thợ sắt, thợ ống, thợ cơ khí, thợ sơn Nhưng trong đề tài luận văn này em xin đi sâu vào đối tượng là những công nhân thợ hàn, thợ sắt.
    Nghề hàn, sắt làm trong môi trường bình thường cũng đã độc hại đến sức khỏe mặc dù có trang bị đồ bảo hộ nhưng khi tận mắt thấy người thợ hàn, thợ sắt phải làm việc trong tư thế leo cao với sợi dây bảo hộ buộc vào người thì mới cảm nhận rõ hết nỗi vất vả và nguy hiểm của họ. Chỉ cần một chút sơ suất nhỏ cũng có thể dễ dàng gây ra những tai nạn lao động đáng tiếc.
    Hiện nay, công tác tổ chức lao động đối với người thợ hàn, thọ sắt nhìn chung là tương đối hồn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý trong công tác này, làm hạn chế năng suất lao động, chưa đảm bảo tuyệt đối an tồn cho công nhân thi công và bên cạnh đó việc trả lương cho họ còn chưa quan tâm đến việc phụ cấp độc hại. Theo số liệu của công ty thì tỷ trọng thợ hàn và thợ sắt chiếm đến gần 62% tổng lao động của công ty, cùng với đặc thù công việc là leo cao và chui trong các bồn chứa để làm. Do đó công tác tổ chức lao động khoa học là một trong những mối bận tâm của chủ doanh nghiệp đang muốn hồn thiện nhằm giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, tạo tâm lý an tồn thoải mái cho người lao động.
    Xuất phát từ vấn đề trên nên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “Hoàn thiện công tác tổ chức lao động đối với người thợ hàn - sắt tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn”.

    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài được thực hiện tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn với những mục tiêu cụ thể như sau:
    ã Đề xuất tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tổ chức lao động cho công nhân hàn – sắt tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn
    ã Phân tích hiện trạng tổ chức lao động cho công nhân thợ hàn – thợ sắt và đánh giá hiệu quả của việc tổ chức lao động trong hoạt động sản xuất
    ã Đề ra một số giải pháp hồn thiện công tác tổ chức lao động cho nhóm thợ hàn – thợ sắt tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn.

    1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    1.3.1. Đối với doanh nghiệp
    ã Việc hồn thiện công tác tổ chức lao động khoa học giúp công ty có thể sử dụng nguồn nhân lực ngày càng hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an tồn lao động, phù hợp với những thay đổi trên thị trường nhằm dễ dàng thu hút lao động lành nghề, giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao đồng thời khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn, trung thành với công ty.
    ã Ngồi ra việc tổ chức lao động khoa học được thực hiện tốt sẽ giúp công ty mạnh dạn trong việc mở rộng quy mô hoạt động của công ty trong tương lai.

    1.3.2. Đối với cá nhân sinh viên
    ã Củng cố cũng như tiếp thu thêm các kiến thức mới về Quản trị nguồn nhân lực.
    ã Nâng cao kỹ năng phân tích trên cơ sở lý thuyết và những kiến thức đã học vào các vấn đề cụ thể trong thực tế.
    ã Làm rõ thêm những hiểu biết về lĩnh vực Quản lý lao động khoa học, các công việc của phòng Nhân Sự và các phòng ban khác thông qua thực tế tại Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn.

    1.4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Chọn mẫu nghiên cứu trong nhóm đối tượng công nhân thợ hàn – thợ sắt tại nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn. Dữ liệu phân tích: Giới hạn trong hai năm 2006 – 2007
    Tổng thể nghiên cứu:Thợ sắt: 106 người, thợ hàn: 78 người.
    Kích thước mẫu dự kiến cần lấy: dựa vào bảng thống kê dữ liệu số lượng thợ tương ứng của các bậc sẽ lấy mẫu tỉ lệ sao cho vẫn đảm bảo độ tin cậy 95%.
    n = (N*p*q*Z2)/(NE2 + p*q* Z2)
    Trong đó:
    n: kích thước mẫu cần lấy.
    N:tổng thể nghiên cứu (N=184)
    p: ước lượng tần số xuất hiện của hiện tượng.
    q: tần số không xuất hiện của hiện tượng (p = 1 - q)
    E: sai số cho phép (E = 5%)
    Z: hệ số ứng với mức ý nghĩa α = 5% ( 1- α = 95%  Z = 1.96)
    Vì p + q =1 do đó tích số p*q sẽ lớn nhất khi p = q= 0.5 nên ta chọn p = q = 0.5 để được ước lượng quy mô mẫu đủ lớn.
    Như vậy mẫu cần lấy là 126 phiếu.
    1.4.2. Thời gian nghiên cứu
    Bắt đầu từ ngày 19/09/2007 và kết thúc vào ngày 29/12/2007

    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.5.1. Quy trình nghiên cứu
    Quy trình nghiên cứu sẽ được trình bày ở hình 1.1.


    Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu

    1.5.2. Phương pháp thu thập thông tin
    1.5.2.1. Nguồn thông tin

    ã Thông tin thứ cấp
    - Tài liệu tổng quan về công ty, kết quả sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển, tài liệu về quản trị nguồn nhân lực.
    - Các chính sách, chương trình duy trì nguồn nhân lực.
    - Tài liệu huấn luyện về công tác bảo hộ lao động – an tồn vệ sinh lao động, phòng ngừa và tai nạn lao động.
    - Tài liệu sách báo, tạp chí liên quan.
    ã Thông tin sơ cấp
    Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học tại công ty: phân công lao động, hiệp tác lao động, công tác bảo hộ lao động, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, điều kiện làm việc thông qua bảng thăm hỏi ý kiến của ban lãnh đạo và công nhân thợ sắt – hàn kết hợp với việc quan sát thực tế để được thông tin đáng tin cậy.

    1.5.2.2. Đối tượng khảo sát

    ã Khảo sát sơ bộ: bằng cách phỏng vấn kết hợp với phát bảng câu hỏi sơ bộ để lấy ý kiến đánh giá của các trưởng bộ phận và đốc công. Từ đó có cơ sở xác định được yếu tố nào cần nghiên cứu sâu.
    Danh sách đối tượng dự định phỏng vấn gồm các trưởng phòng ban và các đốc công hàn - sắt được trình bày chi tiết ở mục 4.1.
    ã Khảo sát sâu: phát bảng câu hỏi nghiên cứu kết hợp với việc quan sát đối tượng trực tiếp là công nhân thợ hàn – thợ sắt của Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn.

    1.5.2.3. Phương pháp khảo sát.
    ã Phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo công ty và đốc công (chuyên gia) của hai nhóm công nhân thợ hàn – sắt cùng với việc phát bảng câu hỏi sơ bộ nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như các yếu tố tác động lên công tác tổ chức lao động tại công ty, giúp hỗ trợ trong việc thiết kế bảng câu hỏi sau này.
    ã Dùng bảng câu hỏi: nội dung bản câu hỏi được thiết kế chủ yếu để điều tra điểm còn hạn chế trong công tác tổ chức lao động nhằm làm rõ hơn thông tin thu thập từ việc khảo sát sơ bộ ý kiến lãnh đạo và chuyên gia.
    ã Phương pháp quan sát dùng để thu thập một số thông tin không được đề cập trong bảng câu hỏi cũng như xác nhận và loại bỏ một số yếu tố trả lời không trung thực của đối tượng được khảo sát.
    1.5.3. Phương pháp xử lý thông tin
    ã Dùng phần mềm Excel để tính tần số xuất hiện của các yếu tố trong việc phát 18 bảng câu hỏi sơ bộ.
    ã Ngồi ra còn dùng phần mềm SPSS trong việc tính tần số và mô tả các đại lượng thống kê như mean, mode .tổng kết các thông tin cá nhân (về giới tính, thâm niên, kinh nghiệm )
    Phân tích đơn biến đối với từng yếu tố gồm giá trị trung bình, số lần xuất hiện nhiều nhất, tỷ lệ phần trăm nhằm đánh giá được thực trạng hiện tại của các yếu tố trong công tác tổ chức lao động cho công nhân hàn – sắt tại nhà máy, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng chính đến từng yếu tố.

    TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1

    Chương này giới thiệu về lý do hình thành đề tài, ý nghĩa của đề tài cũng như mục tiêu và giới hạn đề tài. Bên cạnh đó làm sao để thực hiện đề tài này và cách thức thu thập thông tin như thế nào cũng đã được trả lời trong chương này.
     
Đang tải...