Luận Văn Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thà

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điện
    CHƯƠNG 1.
    LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ

    1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
    1.1.1 Thành phẩm.
    1.1.1.1 Khái niệm.
    Thành phẩm là sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất ra nó đã qua kiểm tra, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho hoặc được bán.
    Trong sản xuất công nghiệp, chỉ sản phẩm của bước công nghệ cuối cùng của doanh nghiệp và có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật mới được coi là thành sản phẩm, còn sản phẩm của các bước công nghệ, các giai đoạn sản xuất trước đó mới chỉ là nửa thành phẩm.
    Nửa thành phẩm là những sảm phẩm mới kết thúc một hay một số công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất ( trừ công đoạn cuối cùng) được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc có thể bán ra ngoài và khi bán cho khách hàng, nửa thành phẩm cũng có ý nghĩa như thành phẩm.
    1.1.1.2 Yêu cầu quản lý thành phẩm.
    Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp . Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải tự khẳng định mình thông qua những sảm phẩm của chính mình làm ra. Một doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động với quy mô lớn thì phải xem xét khối lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ sản phẩm của nền kinh tế quốc dân. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải chú trọng công tác quản lý thành phẩm.
    Công tác quản lý thành phẩm phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
    - Quản lý về mặt số lượng: Đòi hỏi phải phản ánh, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm cũng như chi tiết theo từng loại, từng thứ, từng thành phẩm. Đặc biệt chú ý phát hiện các trường hợp thành phẩm tồn đọng lâu ngày để có biện pháp xử lý kịp thời.
    - Quản lý về mặt chất lượng: Muốn đứng vững trên thị trường cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất phải chú ý đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra sao cho sản phẩm ngày càng có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, hợp thị hiếu của người tiêu dùng hơn.
    Bên cạnh đó quản lý thành phẩm cũng phải quản lý trên cả chỉ tiêu giá trị
    1.1.2 Tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
    1.1.2.1 Các khái niệm .
    Tiêu thụ thành phẩm (bán hàng): Là quá trình doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng và nhận được quyền thu tiền hoặc thu được tiền từ khách hàng.
    Doanh thu tiêu thụ.
    Đối với doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu tiêu thụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cung ứng lao vụ dịch vụ chưa có thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà doanh nghiệp được hưởng.
    Đối với doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu tiêu thụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung ứng lao vụ dịch vụ ( tổng giá thanh toán ) và các khoản phụ thu phí thu thêm ngoài giá bán mà doanh nghiệp được hưởng.
    Kết quả tiêu thụ: Là chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ của số hàng đã bán sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu với chi phí bỏ ra của số hàng đó, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
    1.1.2.2 Yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
    Việc tiêu thụ thành phẩm liên quan đến từng khách hàng, từng phương thức tiêu thụ, từng thể thức thanh toán, từng loại thành phẩm nhất định, do đó công tác quản lý tiêu thụ thành phẩm cần bám sát các yêu cầu cơ bản sau:
    - Phải nắm bắt theo dõi chính xác khối lượng thành phẩm tiêu thụ, giá thành và giá bán của từng loại thành phẩm tiêu thụ.
    - Quản lý chặt chẽ từng phương thức tiêu thụ, từng thể thức thanh toán, đồng thời phải theo dõi tình hình thanh oán công nợ của khách hàng để có biện pháp thu hồi vốn đầy đủ, kịp thời.
    - Theo dõi chặt chẽ các trường hợp làm giảm doanh thu tiêu thụ: Giảm giá hàng hoá và hàng bán bị trả lại.
    - Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước.
    1.1.2.3 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
    Để tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh, để kế toán thực sự là công cụ sắc bén có hiệu lực, không ngừng khai thác mọi khả năng tiềm tàng nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp thì kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
    - Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác quá trình tiêu thụ, ghi chép đầy đủ các khoản chi phí tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ, xác định kết quả sản xuất kinh doanh một cách chính xác.
    - Lập và báo cáo kết quả kinh doanh đúng chế độ kịp thời cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, đồng thời định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động tiêu thụ và xác định kết quả.
    Thực hiện tốt nhiệm vụ trên sẽ quản lý tốt thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Tuy nhiên, những vai trò quan trọng trên chỉ phát huy tác dụng khi kế toán nắm vững nội dung việc tổ chức kế toán .
    1.2 Nội dung công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
    1.2.1 Đánh giá thành phẩm.
    Thành phẩm khi nhập kho hay xuất kho để tiêu thụ hay gửi đi tiêu thụ đều phải xác định giá trị thành phẩm nhập kho, trị giá của thành phẩm xuất kho để phục vụ cho hạch toán kịp thời.
    Thành phẩm được đánh giá theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
    Giá gốc thành phẩm bao gồm chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được thành phẩm ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
    Chí phí chế biến thành phẩm bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
    Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc thành phẩm bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí chế biến thành phẩm. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.
    Việc tính giá trị thành phẩm được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
    - Phương pháp tính theo giá đích danh:
    Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
    - Phương pháp bình quân gia quyền:
    Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại thành phẩm được tính theo giá trị trung bình của từng loại thành phẩm tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại thành phẩm được sản xuất trong kỳ. Gia trị trung bình
     
Đang tải...