Luận Văn Hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lươngLỜI MỞ ĐẦU

    Đời sống xã hội loài người có nhiều mặt hoạt động khác nhau và có quan hệ mật thiết với nhau như: chính trị, văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, kinh tế, khoa học, kỹ thuật . Xã hội càng phát triển thì các hoạt động trên càng phòng phú, càng phát triển ở trình độ cao hơn. Nhưng trước khi tiến hành các hoạt động đó thì con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà cửa và các thứ cần thiết khác. Để có những cái đó con người phải tìm ra cách để tạo ra chúng hay có nghĩa là phải sản xuất ra chúng. Bởi vậy qúa trình sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội.
    Qúa trình sản xuất ra của cải vật chất luôn phải có 3 yếu tố cơ bản là: đối tượng sản xuất, tư liệu sản xuất và sức lao động. Các yếu tố về số lượng sản xuất, tư liệu dưới tác động của sức lao động qua qúa trình biến đổi sẽ tạo nên sản phẩm vật chất cho xã hội. Lao động bao giờ cũng chuyển giá trị tư liệu sản xuất vào sản phẩm. Do đó lao động của con người là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong qúa trình sản xuất.
    Tuy nhiên, qúa trình sản xuất không chỉ diễn ra 1 lần mà nó phải sản xuất không ngừng với quy mô ngày càng mở rộng có thể làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Để cho qúa trình tái sản xuất xã hội nói chung và qúa trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì 1 vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động.
    Vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi ccá doanh nghiệp phải trả thù lao động lao động cho họ. Trong nền kinh tế hàng hoá thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương.
    Như vậy tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động cần thiết mà người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương chính là giá cả của sức lao động.
    Nếu lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp hướng tới thù tiền lương (nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động) là yếu tố quan trọng kích thích người lao động hoàn thành công việc được giao. Đồng thời đối với các doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là 1 bộ phận chi phí cấu thành trong giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra nên các doanh nghiệp phải sử dụng lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương.
    Từ đó cho thấy vấn đề quản lý về lao động và tiền lương là vấn đề mà doanh nghiệp và người lao động đều quan tâm. Việc quản lý lao động, tiền lương là 1 nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố giúp doanh nghiệp hoàn rhành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình.
    Nhận thức rõ được vị trí quan trọng của công tác quản lý lao động tiền lương trong các doanh nghiệp và kết hợp những vấn đề cụ thể về công tác quản lý lao động tiền lương trong các doanh nghiệp và kết hợp những vấn đề cụ thể về công tác này ở công ty bánh kẹo Hải châu em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương”.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
    TRÍCH TIỀN LƯƠNG 3

    1. Vai trò của lao động trong qúa trình sản xuất kinh doanh . 3
    2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 3
    2.1. Phân loại theo thời gian lao động (gồm 2 loại) 3
    2.2. Phân loại theo quan hệ với qúa trình sản xuất (gồm 2 loại) 4
    2.3. Phân loại chức năng của lao động trong qúa trình sản xuất kinh doanh (gồm 3 loại). 4
    3. Ý nghĩa, tác dụng của công tác tổ chức lao động, quản lý lao động 5
    4. Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương, các khoản trích theo tiền lương. 5
    5. Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT, tiền ăn giữa xa của Nhà nước quy định. 7
    5.1. Chế độ tiền lương của Nhà nước quy định 7
    5.2. Chế độ và các khoản tính trích theo tiền lương của Nhà nước quy định. 8
    5.3. Chế độ tiền ăn giữa ca. 9
    6. Các hình thức tiền lương 9
    6.1. Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động 10
    6.2. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm: 11
    6.2.1: Khái niệm hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. 11
    6.2.2: Phương pháp xác định định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm 11
    6.2.3: Các phương thức trả lương theo sản phẩm. 12
    1.7. Khái niệm quỹ tiền lương, nội dung quỹ tiền lương và phân loại quỹ tiền lương. 13
    1.7.1. Khái niệm quỹ tiền lương 13
    1.7.2. Nội dung quỹ tiền lương 13
    1.7.3. Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán 14
    1.8. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương 14
    1.9. Kế toán tổng hợp tiền lương chủ yếu sử dụng 15
    1.9.2. Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 20
    CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU 21
    I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp 21

    1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty. 21
    2. Tổ chức bộ máy quản lý 24
    2. Khái quát chung về đặc điểm lao động và hình thức trả lương tại công ty 29
    2.1. Đặc điểm về lao động 29
    2.2. Hình thức tiền lương, BHXH và các khoản thu nhập khác ở công ty bánh kẹo Hải châu. 31
    2.2.1. Hạch toán tiền lương theo thời gian 31
    2.2.2. Hạch toán tiền lương theo sản phẩm có thưởng 37
    2.2.3. Hạch toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) 51
    2.2.4. Tổ chức hạch toán các khoản thu nhập khác. 58
    CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG 69
    I. Một số ý kiến nhận xét. 69
    II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty Bánh kẹo Hải Châu. 70
    KẾT LUẬN 81
     
Đang tải...