Luận Văn Hoàn thiện công tác tiền lương cho xí nghiệp xe buýt 10-10

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác tiền lương cho xí nghiệp xe buýt 10-10

    ​Lời nói đầu
    Nước ta trong những năm gần đây nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Hoạt động quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích nói riêng cũng có những thay đổi cơ bản về chất.
    Sự thay đổi cơ bản trong công tác quản lý điều hành ở doanh nghiệp là xác lập quyền tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
    Đứng trước thực trạng như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động cùng với chất lượng sản phẩm và phương thức sản xuất kinh doanh. Đó là điều kiện tồn tại bắt buộc của doanh nghiệp Nhà nước.
    Chúng ta đã biết một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất là lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động thì lao động là yếu tố mang tính chất quyết định đến việc tạo ra sản phẩm, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Chính vì vậy các doanh nghiệp đã rất quan tâm đến công tác tổ chức lao động, điều kiện làm việc, sắp xếp lao động cho phù hợp với khả năng, tạo cho họ ý thức, trách nhiệm và sự quan tâm đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để thực hiện được cải tiến này thì cần cải tiến công tác tiền lương cho phù hợp.
    Song trên thực tế, các vấn đề về tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp có những điểm bất hợp lý.Trước những yêu cầu hiện nay về việc giải quyết vấn đề tiền lương như thế nào để người lao động đưọc trả công xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Góp phần nâng tinh thần lao động làm việc.
    Do đó vấn đề cải tiến công tác tiền lương trong các doanh nghiệp hiện vẫn đang được các doanh nghiệp và Nhà nước quan tâm tìm hướng giải quyết. Mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế của mình để có những biện pháp cải tiến cho phù hợp.
    Đề tài “ Hoàn thiện công tác tiền lương cho xí nghiệp xe buýt 10-10” được nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất phương án đổi mới công tác lao động tiền lương trên cơ sở các quy định của Nhà nước cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, từng bước nâng cao hiệu quả đòn bẩy kinh tế của tiền lương, cụ thể là đề tài đi sâu vào xây dựng phương án trả lương cho từng loại lao động trong xí nghiệp và lập quỹ tiền lương kế hoạch trên cơ sở điều kiện thực tế, đặc điểm sản xuất kinh doanh và lao động cũng như kết quả thực hiện công tác tiền lương năm 2004 của xí nghiệp.
    Nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm các phần:
    + Chương I: Tổng quan lý luận chung về công tác lao động tiền lương .
    + Chương II: Phân tích công tác lao động tiền lương của xí nghiệp xe buýt 10-10.
    + Chương III: Hoàn thiện công tác tiền lương cho xí nghiệp xe buýt 10-10.
    Để hoàn thành đề tài này em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới: Tất cả các thầy cô giáo trong khoa vận tải - kinh tế và tập thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp xe buýt 10-10.













    Chương I
    Tổng quan lý luận chung về công tác lao động tiền lương
    1.1.Tổng quan về lao động:
    1.1.1. Khái niệm về lao động.
    Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể tự nhiên thành những sản phẩm nhất định thoả mãn nhu cầu của con người. Lao động chính là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của loài người.
    Theo luật lao động ngày 15/7/1995.
    Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người dùng trong quá trình sản xuất.
    Đối tượng lao động được coi là một trong 3 yếu tố của quy trình lao động, là những vật trong tự nhiên mà sức lao động (của con người ) tác động vào nó (trực tiếp hay gián tiếp ), cải biến nó thành sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
    Tư liệu lao động là một hoặc một hệ thống vật làm trung gian để thông qua nó, sức lao động tác động vào đối tượng lao động biến đổi nó theo ý muốn.
    1.1.2. Khái niệm về năng suất lao động và tăng năng suất lao động.
    a. Khái niệm năng suất lao động:
    Năng suất lao động là một phạm trù kinh tế phản ánh hiệu quả và kết quả sử dụng lao động sống. Dưới dạng trung gian nhất, năng suất lao động là một chỉ tiêu phản ánh năng lực của một lao động cụ thể (một tập thể người lao động, một nhóm người lao động hoặc một người lao động) có thể sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, năm).
    Tăng năng suất lao động là thông qua việc thay đổi cách thức lao động (Thay đổi công cụ lao động hay phương pháp lao động hoặc cả hai) để làm tăng thêm số lượng sản phẩm sản suất ra trong một đơn vị thời gian hoặc giảm lượng lao động tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm.
    Dưới dạng chung nhất năng suất lao động được xác định dưới dạng sau:
    Kết quả lao động hoặc hiệu quả lao động.
    Wlđ =
    Số lượng lao động
    b.Tăng năng suất lao động:
    Tăng năng suất lao động là nâng cao hiệu quả năng lực lao động của con người trong một đơn vị thời gian. Nó được biểu hiện bằng sự tăng thêm số lượng sản phẩm do lao động sáng tạo ra trong một đơn vị sản phẩm hoặc giảm bớt thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
    1.1.3. Tổ chức lao động và tổ chức lao động khoa học:
    a.Tổ chức lao động:
    Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người tác động lên đối tượng lao động trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhằm đạt được mục đích của quá trình đó. Trong phạm vi một tập thể, tổ chức lao động là hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo cho hoạt động của con người đạt năng suất lao động cao và sử dụng đầy đủ nhất tư liệu sản xuất.
    Tổ chức lao động giữ một vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất, là điều kiện tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
    b.Tổ chức lao động khoa học:
    Tổ chức lao động khoa học là việc tổ chức lao động dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, áp dụng chúng một cách có hệ thống vào sản xuất, cho phép kết hợp một cách tốt nhất giữa kỹ thuật và con người . Trong quá trình sản xuất đảm bảo sử dụng có hiệu quả các dự trữ về vật chất và lao động , không ngừng nâng cao năng suất lao động, đảm bảo và nâng cao khả năng làm việc của con người làm cho họ say mê hứng thú làm việc.
    Tổ chức lao động khoa học là một quá trình sáng tạo không ngừng. Nó luôn luôn phải thay đổi để thích ứng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ sản xuất có nghĩa là xem xét tổ chức lao động khoa học trong trạng thái mở.
    1.1.4. Định mức lao động.
    Định mức lao động là sự quy định số lượng lao động sống hao phí để hoàn thành một công việc nhất định trong sản xuất theo tiêu chuẩn quy định trong điều kiện lao động cụ thể. Số lượng lao động hao phí đó gọi là mức lao động.
    Định mức lao động trong doanh nghiệp Nhà nước là cơ sở để kế hoạch hoá lao động phù hợp với quy trình công nghệ, phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Định mức lao động xác định được số lượng lao động sống làm cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng và kết quả công việc của người lao động.
    Trong doanh nghiệp vận tải định mức lao động bao gồm:
    ã Định mức lao động cho lái phụ xe.
    ã Định mức lao động trong công tác xếp dỡ.
    ã Định mức lao động trong công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sữa chữa phương tiện
    1.1.5. Chế độ sử dụng lao động trong doanh nghiệp:
    Việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp phải tuân theo bộ luật lao động và chính sách chung của nhà nước.
    + Đảm bảo điều kiện lao động cần thiết cho người lao động.
    + Phải đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động.
    + Đảm bảo chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý.
    + Đảm bảo mức tiền lương cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
    +Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ ký kết hợp đồng với từng cá nhân cụ thể.
    1.1.6.Phân loại lao động:
    Tuỳ theo mục đích quản lý mà lao động trong doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Thông thường để phục vụ cho công tác tổ chức quản lý , lao động được phân loại theo các tiêu thức sau:
    ã Theo nghề nghiệp.
    ã Theo trình độ.
    ã Theo tính chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    ã Theo chế độ sử dụng lao động.
    Trong doanh nghiệp vận tải lao động được phân loại như sau:
    a.Theo nghề nghiệp:
    ã Lái phụ xe.
    ã Thợ bảo dưỡng sửa chữa .
    ã Nhân viên kỹ thuật .
    ã Lao động quản lý.
    ã Lao động khác.
    b.Theo trình độ:
    ã Lao động đã qua đào tạo(sau đại học, đại học, trung cấp).
    ã Lao động chưa qua đào tạo.
    c.Theo tính chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh:

     
Đang tải...