Luận Văn hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội TP Điện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên, hình thành nhân cách và trưởng thành, có sự lao động và được tham gia lao động tạo thu nhập, là một quá trình hoạt động không ngừng và các mối quan hệ giữa con người với cộng đồng được hình thành và phát triển ngày càng phức tạp, đa dạng là nảy sinh các vấn đề xã hội cần được quan tâm giải quyết. Đối với nước ta trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, qua từng thời kì với tình hình thực tiễn, Đảng ta đã đề ra từng chiến lược kinh tế xã hội cụ thể, đồng thời thể hiện rõ quan điểm về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội: “ Nhàm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động”. Đặc biệt từ khi có ánh sáng của Nghị quyết Đại hội VI ( 1986) của Đảng, đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi “ Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực có hiệu quả các chính sách xã hội” càng trở nên cần thiết trong đó có chính sách Bảo hiểm xã hội. Cùng với các bộ phận khác, bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm chăm lo và ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn, an sinh xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
    Nhận thức rõ vai trò của BHXH nên sau khi Nhà nước đã nhanh chóng ban hành các văn bản tạo tiền đề thành lập hệ thống BHXH và đến năm 1995 hệ thống ngành BHXH đã chính thức ra đời. Sau đó đến năm 2007 Nhà nước đã áp dụng bộ luật BHXH để thống nhất việc thực hiện BHXH trong cả nước. Hiện nay, Nhà nước ta đang cố gắng để thực hiện mục tiêu đến năm 2010 triển khai BHXH cho toàn dân.
    Trong các khâu của BHXH thì công tác thu là một khâu quan trọng, đảm bảo sự cân đối của quỹ BHXH. Và để quỹ BHXH được cân đối và ổn định lâu dài thì làm tốt công tác thu là một trong những giải pháp mang tính cơ bản nhất. Thu BHXH ở đây không phải là thu cho ngành BHXH mà là thu để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
    Là một sinh viên của trường Đại học Lao động Xã hội trong quá trình học tập tại trường đã được lĩnh hội các kiến thức cơ bản về BHXH cũng như nhận thức được tầm quan trọng của BHXH nói chung và của công tác thu BHXH nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại cơ quan BHXH TP Điện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên, em thấy còn một số vấn đề tồn tại xung quanh công tác thu BHXH.
    Xuất phát từ những lý do trên em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH TP Điện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2010” làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập. Kết cấu của chuyên đề gồm 2phần:
    Phần 1: Những vấn đề chung về tình hình thực hiện BHXH tại BHXH TP Điện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên.
    Phần 2: Chuyên đề: “Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010” kết cấu chuyên đề gồm 3 chương
    Chương I: Cơ sở lý luận chung về BHXH và công tác thu BHXH.
    Chương II: Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH TP Điện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2010.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại BHXH TP Điện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên
    Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
    Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Phạm Đức Trọng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm và hoàn thiện báo cào này. Ngoài ra, em chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ BHXH TP Điện Biên Phủ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
     

    Các file đính kèm: