Luận Văn Hoàn thiện công tác thanh toán và phân tích công nợ tại Công ty cổ phần Nhựa 2/4, thành phố Nha Tran

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Hoàn thiện công tác thanh toán và phân tích công nợ tại Công ty cổ phần Nhựa 2/4, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN .ii
    DANH MỤC BẢNG vi
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. CỞ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ
    VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 4
    1.1. Lý luận chung về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 4
    1.1.1. Khái niệm về công nợ. . 4
    1.1.1.1. Công nợ phải thu . 4
    1.1.1.2. Công nợ phải trả 6
    1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ trong một doanh
    nghiệp. . 10
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình công nợ và khả năng thanh
    toán của Công ty 11
    1.1.3.1. Ảnh hưởng của các nhântố khách quan đến công nợ . 11
    1.1.3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan: . 14
    1.1.4. Nội dung phân tích tình hình công nợ . 16
    1.1.4.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu 17
    1.1.4.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả ngắn hạn . 19
    1.1.4.3. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả 20
    1.2. Lý luận chung về phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 20
    1.2.1. Khái niệm về khả năng thanh toán của một doanh nghiệp 20
    1.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích khả năng thanh toán của doanh
    nghiệp 20
    1.2.3. Nộidung phân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp . 21
    1.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn . 21
    1.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn. . 25
    1.2.3.3. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán . 26
    CHƯƠNG2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG
    THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA 2/4 . 28
    2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Nhựa 2/4 . 28
    2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động sản xuất
    kinh doanh . 28
    2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 28
    2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh . 29
    2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hoạt động
    sản xuất kinh doanh trong những năm qua . 29
    2.1.2. Tổ chức công tác quản lý ở Công ty cổ phần Nhựa 2/4 . 31
    2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty . 31
    2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám đốc và các
    phòng ban 31
    2.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 32
    2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 32
    2.1.3.2. Chức năng -nhiệm vụ. 34
    2.1.3.3. Tình hình kế toán áp dụng tại Công ty. 35
    2.1.4. Đánh giá khái quát tình hình tài chính ở Công ty 37
    2.2. Thực trạng công tác quản lý tình hình công nợ và khả năng thanh
    toán tại Công ty cổ phần Nhựa 2/4 . 47
    2.3. Phân tích tình hình công nợ tại Công ty cổ phần Nhựa 2/4 51
    2.3.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu ngắn hạn . 51
    2.3.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả ngắn hạn 57
    2.4. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Nhựa 2-4 59
    2.4.1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn 59
    2.4.1.1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành . 60
    2.4.1.2.Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn. 61
    2.4.1.3.Tỷ lệ thanh toán nhanh. 62
    2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn 64
    2.4.2.1. Hệ số thanh toán lãi nợ vay 64
    2.4.2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ. 65
    2.5. Những thành công và hạn chế đối với công tác hạch toán và phân
    tích tình hình công nợ tại Công ty cổ phần Nhựa 2/4 68
    2.5.1. Những thành công 68
    2.5.2. Những hạn chế 70
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
    LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY CP NHỰA 2/4 . 72
    3.1. Đối với công tác hạch toán công nợ 72
    3.2. Đối với tình hình thanh toán: . 80
    3.3. Quản trị tiền . 85
    3.3.1. Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt . 85
    3.3.2. Giảm tốc độ chi tiêu . 87
    3.4. Lựa chọn phương án bán hàng 89
    KẾT LUẬN . 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 95
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản trong 3 năm 2009-2011 . 37
    Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốntrong 3 năm 2009-2011 . 41
    Bảng 2.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất king doanhtrong 3 năm
    2009-2011 . 43
    Bảng 2.4: Bảng phân tích thực trang công nợ trong 3 năm 2009-2011 . 46
    Bảng 2.5 : Bảng phân tích các khoản phải thu và công nợ khác . 52
    Bảng 2.6: Bảng phân tích hế số vòng quay khoản phải thu và kỳ luân chuyển
    khoản phải thu . 54
    Bảng 2.7: Bảng phân tích các khoản phải trả . 57
    Bảng 2.8: Bảng phân tích các khoảnphải thu trên các khoản phải trả 59
    Bảng 2.9: Bảng phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành 60
    Bảng 2.10: Bảng phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn . 61
    Bảng 2.11: Bảng phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh 62
    Bảng 2.12: Bảngphân tích nhu c ầu v à kh ả năng thanh toán của công ty năm 2011 . 63
    Bảng 2.13: Bảng phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi nợ vay 64
    Bảng 2.14: Bảng phân tích chỉ tiêu tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ 65
    Bảng 2.15: Bảng phân tích các chỉ tiêu khả năng sinh lời 67
    Bảng 2.16: Ảnh hưởng của việc trì hoãn thanh toán đối với chi phí danh nghĩa
    của tín dụng thương mại 84
    LỜI MỞ ĐẦU
      
    Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đất nước ta tham gia sâu và
    rộng hơn vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Điều này đang và sẽ tạo ra không
    ít thuận lợi và thách thức với các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc gia,
    trong đó thách thức về cạnh tranh và chuẩn hoá mọi hoạt động theo các tiêu chuẩn
    phù hợp với mặt bằng được thừa nhận rộng rãi trong môi trường kinh doanh quốc
    tế là những sức ép rất lớn. Và cũng chính điều này là một trong những nhân tố
    quan trọng tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng
    phát triển. Thực tế, đòi hỏi nhu cầu về vốn đang là vấn đề đặt ra đối với các doanh
    nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Nhựa 2/4 nói riêng, chính điều này
    dẫn đến việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều tất yếu, tuy nhiên khả năng thanh
    toán và hoàn trả các nguồn vốn chiếm dụng còn hạn chế đã tác động không nhỏ đến
    hiệu quả hoạt động sản xuất, sức cạnh tranh và lâu dài sẽ trở thành cản trở lớn với
    nền kinh tế Việt Nam.
    Theo nhận xét của nhiều nhà kinh tế, doanh nghiệp thường tiềm ẩn rủi ro tín
    dụng khá lớn do vốn tự có thấp, khả năng tài chính và cạnh tranh không cao, dễ rơi
    vào khó khăn khi thị trường biến động. Công nợ và khả năng thanh toán không chỉ
    phản ánh tiềm lựckinh tế mà còn phản ánh rõ nét chất lượng tài chính của một
    doanh nghiệp. Quản lý công nợ là quản lý các khoản phải thu, các khoản phải trả,
    nâng cao khả năng thanh toán. Thực tế đó đang đặt ra nhiệm vụ cho các doanh
    nghiệp là làm thế nào nâng cao hiệu quả vốn và nâng cao khả năng thanh toán hiện
    có, tránh tình trạng lãng phí vốn, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.
    Công ty cổ phần Nhựa 2 /4 với nhiệm vụ chính là sản xuất chai nhựa cho các
    tỉnh Miền Trung. Trong những năm qua, Công ty đã luôn cố gắng kết hợp chặt chẽ
    lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, hàng năm Công ty tạo ra công ăn việc làm cho hơn
    108 người lao động, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ của cấp trên giao phó và làm ăn
    có lãi. Tuy vậy, cũng không thể không có những hạn chế và sai sót trong quá trình
    hoạt động. Và việc quản lý, theo dõi công nợ như thế nào cho hợp lý nhằm nâng cao
    khả năng thanh toán cũng l à v ấn đề tại Công ty trong một số năm gần đây.
    Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại Công ty em đã chọn đề
    tài: “Hoàn thiện công tác thanh toán và phân tích công nợ tại Công ty cổ phần
    Nhựa 2 /4, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” cho luận văn tốt nghiệp của m ình .
    Với đề tài này, em muốn tìm hiểu tình hình công nợ và khả năng thanh toán
    của Công ty và từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý công
    nợ và nâng cao khả năng thanh toán cho Công ty.
    Khoá luận gồm 3 phần:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích công nợ và khả năng thanh toán của
    một doanh nghiệp.
    Chương 2: Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty
    cổ phần Nhựa 2/4.
    Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu hồi công
    nợ và khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần Nhựa 2/4.
    Trong quá trình làm khóa luận, em đã cố gắng vận dụng tất cả những gì đã
    học vào thực tế và qua thời gian thực tập này em cũng học tập được khá nhiều kinh
    nghiệm để bổ sung vào kiến thức của mình. Song do điều kiện thời gian cộng với
    kiến thức còn hạn chế nên nội dung chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Kính
    mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cô chú và
    anh chị trong phòng kế toán Công ty cổ phần Nhựa 2 /4 để đề tài em được hoàn
    thiện hơn.
    Em xin chân thành cám ơn.!
     Đối tượng của đềtài: Tình hình công nợvà khảnăng thanh toán của một
    doanh nghiệp.
     Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn phạm vi nghiên cứu là Công ty cổphần Nhựa
    2 /4, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, sốliệu từnăm 2009 đến năm 2011.
     Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau để đánhgiá toàn diện
    công tác quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể:
    + Phương pháp phân tích.
    + Phương pháp tổng hợp.
    + Phương pháp so sánh.
    + Phương pháp thống kê đối chiếu, kết hợp sửdụng sốliệu thực tế.
     Những đóng góp của đềtài:
    + Vềmặt lý luận:
    Tìmhiểu quá trình quản lý theo dõi công nợcủa một doanh nghiệp trong quá
    trình sản xuất kinh doanh, công tác thanh toán của Công ty trong thời gian đó, nhằm
    nắm được những kiến thức cơ bản vềcông tác thanh toán và phân tích tình hình
    công nợcủa một Công ty.
    + Vềmặt thực tiễn:
    Đánh giá một cách khái quát vềhoạt động kinh doanh, thực trạng vềcông tác
    quản lý công nợvà khảnăng thanh toán của Công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011
    giúp độc giảcó cái nhìn chính xác vềtiềm năng và những hạn chếtrong công tác
    quản lý tình hình công nợ, cũng như đánh giá khảnăng thanh toán. Ngoài ra, đềtài
    đã đềra một sốgiải pháp có thểáp dụng đểnâng cao công tác quản lý tình hình
    công nợvà khảnăng thanh toán của một Công ty.
    CHƯƠNG 1. CỞ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
    CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG
    DOANH NGHIỆP
    1.1. Lý luận chung về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp
    1.1.1. Khái niệm về công nợ.
    Công nợ của doanh nghiệp bao gồm hai mảng là: công nợ phải thu và công
    nợ phải trả. Đó là hai phạm trù đối nghịch nhau nhưng tồn tại song song ảnh hưởng
    trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
    1.1.1.1. Công nợ phải thu
    a. Khái niệm:
    Công nợ phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị
    và các cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi.
    Các đơn vị ở đây có thể là các doanhnghiệp khách hàng, mà trong quá trình
    mua hàng của doanh nghiệp đã nợ tiền của doanh nghiệp; Doanh nghiệp bán hàng
    cho doanh nghiệp: là các doanh nghiệp đã nhận tiền mua hàng ứng trước cho doanh
    nghiệp; các tổ chức tài chính: trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thương
    trường việc các tổ chức tài chính có thể huy động vốn của doanh nghiệp nếu như
    doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi hoặc chi phí cơ hội giữa việc kinh doanh và việccho
    các tổ chức tài chính vay thì t ỷ suất lợi nhuận cho các tổ chức t ài chính vay là cao hơn .
    b. Nội dung công nợ phải thu:
    Các khoản công nợ phải thu của doanh nghiệp bao gồm:
     Các khoản phải thu từ khách hàng
     Ứng trước cho người bán
     Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
     Các khoản phải thu nội bộ
     Các khoản tạm ứng cho công nhân viên
     Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ
     Phải thu khác
    Nội dung cụ thể của các khoản phải thu như sau:
    Các khoản phải thu từ khách hàng: là những khoản cần phải thu do doanh
    nghiệp bá n chịu hàng hoá, thành ph ẩm hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách h àng.
    Để có thể thắng lợi trong cạnh tranh, giành được nhiều thị phần trên thị
    trường, doanh nghiệp phải áp dụng hình thức bán chịu (tín dụng thương mại) để
    tăng tốc độ tiêu thụ hàng hoá, tăng khả năng chu chuyển vốn và rút ngắn chu kỳ
    kinh doanh. Khả năng tài chính của khách hàng mua chịu ảnh hưởng rất lớn tới mức
    độ chắc chắn thu hồi số tiền nợ phải thu. Để tránh rủi ro do khách hàng mất hoặc
    giảm khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác thu hồi công nợ
    đối với từng khách hàng, đặc biệt với các khách hàng có số tiền phải thu lớn, khách
    hàng dây dưa nợ Doanh nghiệp cần đề ra chính sách tín dụng thương mại phù
    hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp, với từng kháchhàng, mặt hàng
    Ứng trước cho người bán (Doanh nghiệp áp dụng hình thức trả trước khi
    mua hàng) là việc doanh nghiệp ứng trước tiền hàng cho người cung ứng nhưng
    chưa nhận được hàng. Mục đích nhằm cấp tín dụng cho người bán để người bán
    chuẩn bị hàng.
    Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: chỉ phát sinh ở những cơ sở sản
    xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
    trừ. Thuế GTGT được khấu trừ là số thuế đầu vào của những hàng hoá, dịch vụ,
    TSCĐ mà cơ sở kinh doanh mua vào để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
    chịu thuế GTGT.
    Các khoản phải thu nội bộ: Phát sinh trong đơn vị kinh doanh có sự phân
    cấp quản lý và công tác kế toán. Một đơn vị pháp nhân kinh tế được cấu thành bởi
    nhiều đơn vị trực thuộc, thành viên không có tư cách pháp nhân đầy đủ, ở các mức
    độ phân cấp khác nhau sẽ tạo nên các mối quan hệ nội bộ về tài chính. Quan hệ tài
    chính nội bộ giữa doanh nghiệp độc lập với các thành viên của nó chủ yếu về các
    khoản : cấp phát, điều chuyển vốn, các khoảnthu hộ chi hộ giữa cấp trên và cấp
    dưới trực thuộc, nghĩa vụ tài chính giữa cấp dưới với cấp trên .


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    ********
    1. Bài giảng Phân tích tài chính_ThS Thái Ninh_Trường ĐH Nha Trang
    2. Bài luận văn tốt nghiệp của Trương Thị Bích La, Lê Thị Thùy Trang
    3. Các báo cáo tài chính và một số sổ sách của Công ty cổ phần Nhựa 2/4 năm
    2009, 2010, 2011.
    4. Các trang mạng như saga.vn, ***********, ketoan.com .
    5. Chế độ kế toán doanh nghiệp (2011) -Bộ Tài Chính-Nhà xuất bản Tài Chính
    6. Quản trị tài chính doanh nghiệp -Nguyễn Hải Sản-Nhà xuất bản Thống Kê
    7. Lý thuyết hạch toán kế toán -ThS Ngô Hà Tấn, ThS Trần Đình Khôi Nguyên,
    CN Hoàng Tùng
    8. Phân tích tài chính doanh nghiệp -ThS Phạm Rin -Trường Đại Học Duy Tân
    Phân tích hoạt động kinh doanh -GVC Nguyễn Thị Mỵ, TS Phan Đức Dũng –
    Giảng viên Đại HọcQuốc Gia TP Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...