Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác thanh kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh đồng nai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . iii
    LỜI CÁM ƠN iv
    TÓM TẮT LUẬN VĂN . v
    ABSTRACT .vii
    MỤC LỤC .ix
    DANH MỤC BẢNG BIỂU xiii
    DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .xiv
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . xv
    LỜI MỞ ĐẦU .xvi
    Lý do chọn đề tài .xvi
    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn .xvi
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xvii
    Phương pháp nghiên cứu xvii
    Kết cấu của luận văn .xvii
    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA,
    THANH TRA THUẾ . 1
    1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ . 1
    Khái niệm . 1
    Bản chất . 1
    Chức năng 2
    Các nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế 3
    1.2. THẤT THU THUẾ . 5
    Khái niệm . 5
    Phân loại thất thu thuế . 6
    Nguyên nhân của thất thu thuế 6
    Ảnh hưởng của thất thu thuế 7
    1.3. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ . 8
    1.3.1. Khái niệm và đặc điểm 8
    1.3.2. Phân biệt giữa kiểm tra thuế và thanh tra thuế 9
    1.3.3. Mục tiêu của kiểm tra, thanh tra thuế 10
    1.3.4. Các nội dung cơ bản của thanh tra - kiểm tra thuế 11
    Ý nghĩa của công tác thanh kiểm tra thuế 12
    Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế 12
    1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 14
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ
    TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI . 16
    2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ TẠI ĐỒNG NAI 16
    2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC
    THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI 18
    Chức năng, nhiệm vụ phòng Kiểm tra thuế . 20
    Chức năng, nhiệm vụ phòng Thanh tra thuế 22
    2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC
    THUẾ 24
    Quy trình kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai . 24
    Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế của cục thuế tỉnh
    Đồng Nai . 27
    2.3.3 Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế của Cục thuế tỉnh Đồng Nai . 28
    XÚC TIẾN NGHIÊN CỨU 32
    THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU 36
    PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ 38
    ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO 39
    2.7.1. Hệ số độ tin cậy Cronbach Anpha . 39
    2.7.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 41
    PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HỒI QUY 44
    2.8.1. Kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa 3 thành phần của công tác
    thanh kiểm tra thuế . 44
    2.8.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình . 44
    2.8.3. Giải thích phương trình 45
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 48
    CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH,
    KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI . 49
    3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 49
    3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ VÀ QUẢN
    LÝ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI . 51
    3.2.1. Ưu điểm . 51
    3.2.2. Hạn chế 53
    3.3. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ, MỘT SỐ
    GỢI Ý GIẢI PHÁP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN
    TỚI 57
    3.3.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô . 58
    3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể từ phía Cục thuế tỉnh Đồng Nai . 63
    3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 71
    KẾT LUẬN 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    TÓM TẮT LUẬN VĂN
    Công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp đã và đang được ngành thuế
    Việt Nam áp dụng, trong đó thanh tra kiểm tra thuế là quan trọng nhất. Năm 2006 là
    năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cải cách công tác thanh tra thuế trên cơ sở thu
    thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến
    hành kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp không vi phạm, vừa
    tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế. Nhằm mục tiêu xác định các yếu tố nào
    ảnh hưởng đến công tác thanh - kiểm tra thuế tại Cục thuế Đồng Nai, tác giả tiến
    hành khảo sát các cán bộ đang công tác trực tiếp tại bộ phận thanh - kiểm tra thuế
    của tỉnh, thành phố và huyện trên địa bàn. Việc khảo sát này giúp tác giả có một
    “bức tranh tổng thể” về công tác thanh kiểm tra thuế trong Tỉnh.
    Đối tượng khảo sát là các viên chức thuế đang làm công tác thanh, kiểm tra
    tại văn phòng Cục thuế và các chi cục thuế quận huyện. Kết quả khảo sát cho thấy
    các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh Đồng Nai:
    (1) Mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp; (2) Cơ quan thuế; (3) Doanh
    nghiệp. Mối quan hệ giữa các nhân tố trên đến công tác thanh kiểm tra được biểu
    diễn thông qua mô hình sau:
    Y = 3.393 + 0.14*Mối liên hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp +
    0.054*Cơ quan thuế + 0.62*Doanh nghiệp
    Ngoài ra, thông qua câu hỏi mở của kết quả khảo sát cũng cho tác giả một số
    thông tin khác liên quan đến công tác thanh kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Đồng
    Nai như sau: ngành nghề có hiện tượng vi phạm thuế nhiều nhất, đối tượng thường
    xuyên kê khai lỗ, đối tượng vi phạm về chế độ hạch toán sổ sách kế toán. Thông
    qua việc phân tích thực trạng công tác thanh kiểm tra thuế tại tỉnh Đồng Nai, tác giả
    đã đề xuất một số giải pháp như sau:
    Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô như việc: ban hành hệ thống luật pháp, chính
    sách; xác định rõ vai trò của Tổng cục Thuế; Sự phối hợp của các cơ quan chức
    năng;
    Nhóm giải pháp cụ thể từ phía Cục thuế tỉnh Đồng Nai liên quan đến vấn đề
    về nguồn nhân lực; Đổi mới quy trình lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra; Đẩy mạnh
    ứng dụng công nghệ thông tin; Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
    qua việc thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế; Tổ chức tốt công tác xử lý sau
    thanh tra, kiểm tra
    Đối chiếu với mục tiêu đề ra, luận văn đã giải quyết được các vấn đề: Trình
    bày lý luận về mô hình quản lý thuế từ đó nhìn nhận công tác thanh tra, kiểm tra là
    một khâu có mối quan hệ gắn liền với quản lý thuế; đưa ra các lý luận cơ bản về
    công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra
    thuế ở chương 2 chỉ rõ được các ưu điểm và nhược điểm trong công tác thanh tra,
    kiểm tra thuế của Cục thuế Tỉnh Đồng Nai làm cơ sở cho các giải pháp trong
    chương 3.

    ABSTRACT
    Vietnam’s Department of Taxation applied the management of self-reported
    tax by self-payment mechanism , including tax examination and inspection is the most
    important. Vietnam reform the tax inspection on the basis of collecting and analyzing
    information in 2006, select the unit for signs of fraud examined, not just a nuisance
    for businesses is not violated, just to avoid wasting resources by the tax authorities.
    Aims to identify the factors that affect the tax examination an inspection in Dong Nai
    Department of Taxation, the authors conducted a survey of staff working directly in
    tax examination and inspection in DongNai. The survey helped author a "picture" of
    the tax examination and inspection in the province.
    Survey results showed that the factors affecting the Inspecting tax in Dong Nai
    Department of Taxation: (1) The relationship between Department of Taxation and
    enterprises, (2) Department of Taxation , (3) Enterprise. The relationship between
    these factors to the work of inspection is performed through the following model:
    Y = 3.393 + 0:14 * The relationship between Department of Taxation and
    Enterprises + + 0.054*Department of Taxation + 0.62*Enterprises
    In addition, through the open question of the survey results also written some
    other information related to the tax examination and inspection Dong Nai province as
    follows: industry phenomenon most tax violations , who frequently declared losses,
    the violators of the accounting regime bookkeeping. Through the analysis of the status
    of tax inspection in Dong Nai, the author has proposed some solutions as follows:
    Group macro solutions such as: issuing legal system, policies, clearly
    identifying the role of Taxation; The coordination of the authorities;
    Group specific solutions from the Dong Nai Department of Taxation issues
    relating to human resource, innovation planning process inspection and testing;
    Promoting the application of information technology; Innovation inspection and
    inspect the implementation of an enterprise through inspection at the offices of Tax
    well the organization after the inspection process, inspection
    Compared with the objectives, the thesis has solved the problem: Present
    theoretical models of tax administration which recognizes the inspection, testing is a
    stage of a relationship associated with the management Tax; provide the basic theory
    of the inspection, tax inspection. Assessment of the status of inspection, tax
    inspections specified in Chapter 2 are the advantages and disadvantages of the
    inspection, tax inspection of Dong Nai Province Tax Department as the basis for the
    solution in Chapter 3.

    LỜI MỞ ĐẦU
    Lý do chọn đề tài
    Công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp đã và đang được ngành thuế
    Việt Nam áp dụng, trong đó thanh tra kiểm tra thuế là quan trọng nhất. Năm 2006 là
    năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cải cách công tác thanh tra thuế trên cơ sở thu
    thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến
    hành kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp không vi phạm, vừa
    tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế. Từ ngày 01/01/2007, mô hình quản lý
    thuế theo chức năng được mở rộng triển khai đến 64 tỉnh, thành phố trong cả nước,
    đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc chuyển đổi hoàn toàn, sâu rộng sang
    mô hình quản lý thuế theo chức năng của ngành thuế Việt Nam. Việc chuyển từ mô
    hình quản lý theo đối tượng với mục tiêu “số thu ngân sách” làm thước đo, sang mô
    hình quản lý theo chức năng với mục tiêu “tuân thủ” làm thước đo. Theo đó, hoạt
    động thanh tra, kiểm tra thuế được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu
    trong chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế trong giai đoạn hiện nay.
    Thanh tra kiểm tra thuế trong thời gian qua không chỉ có những đóng góp đáng
    kể vào chống thất thu thuế mà còn đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ
    thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao
    động. Tuy nhiên, tại Cục thuế Tỉnh Đồng Nai, công tác thanh tra kiểm tra thuế vẫn
    còn có những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn
    thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Với sự đòi hỏi cấp thiết đó,
    tôi chọn đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA KIỂM TRA THUẾ
    TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
    Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Hệ thống hoá và làm rõ những vấn
    đề chung về công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế Tỉnh Đồng Nai trong lộ
    trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế. Qua đó, rút ra những ưu, nhược điểm,
    những vấn đề còn tồn tại cần phải tiếp tục hoàn thiện. Trên cơ sở nghiên cứu kinh
    nghiệm thanh tra, kiểm tra, cùng với lộ trình thực hiện chương trình cải cách từ đó
    đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế phù hợp
    với chương trình cải cách của ngành thuế và thực tiễn tại Cục thuế Tỉnh Đồng Nai.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực
    tiễn của việc tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế ở Cục thuế
    Tỉnh Đồng Nai hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thanh
    tra kiểm tra thuế góp phần đảm bảo công bằng, tạo môi trường kinh doanh bình
    đẳng, thực hiện nghiêm các luật thuế và chống thất thu ngân sách Nhà nước.
    Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp định tính nhằm xác định các nhân tố ảnh
    hưởng đến công tác thanh kiểm tra thuế tại Tỉnh Đồng Nai.
    Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp định lượng để xác định mức độ ảnh
    hưởng của các nhân tố trên đến công tác thanh, kiểm tra thuế tại Tỉnh Đồng Nai.
    Bên cạnh những câu hỏi định lượng, nghiên cứu cũng sử dụng các câu hỏi mở
    nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề khác có ảnh hưởng đến công tác thanh, kiểm tra thuế
    tại Tỉnh Đồng Nai.
    Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo năm của Cục thuế
    Tỉnh Đồng Nai và các Chi cục thuế trong Tỉnh, báo cáo thống kê của Chi cục thống
    kê Tỉnh.
    Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các cán bộ,
    viên chức thuế đang trực tiếp làm công tác thanh, kiểm tra thuế tại Tỉnh Đồng Nai.
    Mẫu thu thập được lấy bằng phương pháp thuận tiện.
    Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận cơ bản về thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
    Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra kiểm tra thuế tại Cục thuế Tỉnh
    Đồng Nai.
    Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh, kiểm tra
    thuế tại Cục thuế Tỉnh Đồng Nai.

    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC KIỂM
    TRA, THANH TRA THUẾ
    1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ
    1.1.1 Khái niệm
    Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nước và là một công cụ quan
    trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của
    mình. Tùy vào bản chất của Nhà nước và cách thức Nhà nước sử dụng mà các nhà
    kinh tế có quan điểm khác nhau về thuế.
    Theo khái niệm được sử dụng phổ biến thì thuế là một khoản thu bắt buộc,
    không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân nhằm trang
    trải mọi chi phí vì lợi ích chung.
    1.1.2 Bản chất
    Cho tới nay chưa xác định rõ vùng lãnh thổ nào trên trái đất khai sinh thuế,
    song một điều không thể phủ nhận là thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
    Nhà nước. Nói chính xác, thuế là một sản phẩm hay công cụ của Nhà nước. Khi một
    sắc thuế được ấn định, thu nhập được chuyển dịch từ dân chúng về phía Chính phủ
    mà không có bất kỳ sự đối giá trực tiếp. Đánh thuế là đặc quyền của Nhà nước, đặc
    quyền này được quy định bằng luật pháp. Nhưng không phải lúc nào quyền đánh
    thuế cũng được sử dụng theo mong muốn của dân chúng. Do đó có thể xảy ra xung
    đột giữa chính phủ và những công dân của mình trong quá trình thu thuế.
    Có thể nói bản chất của một nhà nước không thể hiện ra trong các tôn chỉ nhà
    nước đó đưa ra, mà nó thể hiện rất cụ thể qua việc sử dụng tiền thuế của nhà nước
    đó trong việc điều hành đất nước. Việc đánh giá một nhà nước có thật sự do dân, vì
    dân hay không, chỉ có thể đoán chắc trong việc nhận định và đánh giá mục đích và
    hiệu quả của việc sử dụng tiền thuế mà người dân đóng góp.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Website của Tổng cục thuế http://www.gdt.gov.vn
    2. Website của Bộ Tài chính http://www.mof.gov.vn
    3. Website của Tỉnh Đồng Nai http://www.dongnai.gov.vn
    4. Tạp chí Thuế nhà nước online: http://www.tapchithue.com.vn
    5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu với SPSS -
    Nxb Thống kê.
    6. GT. TS. Nguyễn Thị Cành (2009), Giáo trình phương pháp & phương pháp luận
    nghiên cứu khoa học kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
    7. PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ (2009), Giáo trình Lý thuyết thống kê.
    8. Nguyễn Xuân Quảng (2009), Giáo trình thuế, NXB Giao thông vận tải.
    9. Bộ tài chính (2009), 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và toàn bộ thông tư hướng
    dẫn các chuẩn mực, Nhà xuất bản thống kê.
    10. Cục thuế Tỉnh Đồng Nai, Báo cáo công tác thuế các năm.
    11. Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư số
    27/2008/QH12 ngày 14/11/2008
    12. Luật thuế Giá trị gia tăng của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số
    13/2008/QH12 ngày 3/6/2008
    13. Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số
    14/2008/QH12 ngày 3/6/2008
    14. Luật thuế Thu nhập cá nhân của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số
    04/2007/QH12 ngày 21/11/2007
    15. Các văn bản, thông tư hướng dẫn thi hành và quản lý trong lĩnh vực thuế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...