Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro tài chính trong tín dụng dự án đầu tư tại các ngân hàng Thương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG TÍN DỤNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG TÍN DỤNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
    CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG TÍN DỤNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG TÍN DỤNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1. Dự án đầu tư và phân loại dự án đầu tư
    1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư
    Ngân hàng thế giới (World Bank) - một định chế tài chính đa quốc gia rất nổi tiếng trong lĩnh vực tài trợ dự án ở khắp nơi trên thế giới đã đưa ra định nghĩa như sau về dự án: “Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”.
    Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO 8402) thì đưa ra định nghĩa: “Dự án là một quá trình bao gồm các hoạt động được phối hợp thực hiện và quản lý trong một giai đoạn xác định nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể trong điều kiện hạn chế về nguồn lực”.
    Ở nước ta hiện nay, theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ Việt Nam ban hành thì dự án được hiểu như sau: Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở vật chất nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
    Từ các định nghĩa trên đây chúng ta có thể rút ra được các yếu tố cơ bản sau đây hình thành nên một dự án đầu tư:
    - Các chính sách, giải pháp và đề xuất về việc bỏ vốn, chi phí hay nguồn lực phải được hoạch định, lập kế hoạch, tính toán cụ thể.
    - Các mục tiêu mà dự án cần phải đạt được là mục tiêu tăng trưởng, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội.
    - Dự án phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian xác định.
    -2-
    1.1.2. Các loại hình dự án đầu tư
    Tùy theo đối tượng và mục tiêu nghiên cứu người ta phân loại các dự án đầu tư theo các tiêu thức sau đây:
    - Căn cứ vào chủ thể đầu tư: gồm dự án đầu tư trong nước, dự án đầu tư nước ngoài.
    - Căn cứ vào trình tự lập dự án: Dự án tiền khả thi và dự án khả thi.
    - Căn cứ vào tính chất của dự án, gồm các loại: dự án độc lập, dự án phụ thuộc và dự án loại trừ (hay thay thế) lẫn nhau.
    - Căn cứ vào mục đích đầu tư, người ta phân loại thành dự án đầu tư mở rộng; dự án thay thế; dự án phát sinh để đáp ứng các yêu cầu về pháp lý, sức khỏe và an toàn. Đây là tiêu chí phân loại phổ biến mà chủ đầu tư và các nhà tài trợ quan tâm.
    + Các dự án đầu tư mở rộng: Do hầu hết các sản phẩm hiện có cuối cùng đều trở thành lỗi thời, tăng trưởng của một doanh nghiệp tùy thuộc vào việc triển khai và tiếp thị các sản phẩm mới. Điều này đưa đến việc phát sinh các đề xuất đầu tư vào nghiên cứu phát triển, đầu tư nghiên cứu thị trường, đầu tư tiếp thị thử sản phẩm và có thể ngay cả đầu tư vào các nhà máy, tài sản và thiết bị mới.
    + Các dự án thay thế: Nếu sản phẩm trở nên lỗi thời theo thời gian thì nhà máy, tài sản, thiết bị và các quy trình sản xuất cũng vậy. Việc sử dụng thường xuyên làm hoạt động của các nhà máy lâu năm trở nên tốn kém hơn do chi phí bảo trì cao hơn và thời gian ngưng việc nhiều hơn. Hơn nữa, việc triển khai các công nghệ mới làm cho các thiết bị hiện hữu trở nên lỗi thời về mặt kinh tế. Các yếu tố này tạo nên cơ hội cho các đầu tư tiết giảm chi phí, bao gồm việc thay thế các máy móc thiết bị cũ kỹ, lỗi thời bằng các máy móc thiết bị mời hơn có năng suất cao hơn.
    + Các dự án phát sinh để đáp ứng các yêu cầu pháp lý, các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn: Các dự án này bao gồm các đề xuất đầu tư cho những thiết bị kiểm soát ô nhiễm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường
    -3-
    1.2. Thẩm định tín dụng dự án đầu tư
    1.2.1. Ý nghĩa và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với dự án đầu tư
    Tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng, vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền tệ hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi vay cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
    Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức kinh tế, cá nhân khác. Đây là hình thức chủ yếu chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế.
    a. Ý nghĩa của tín dụng ngân hàng đối với dự án đầu tư
    - Trước hết đó là loại đầu tư có hoàn trả trực tiếp, do vậy nó thúc đẩy việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm và có hiệu quả.
    - Là hình thức đầu tư linh họat có thể xâm nhập vào nhiều ngành nghề với những quy mô lớn, vừa và nhỏ, do vậy nó cho phép thỏa mãn nhiều nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị, thay đổi dây chuyền công nghệ .
    - Đầu tư qua tín dụng là đầu tư bằng nguồn vốn tiết kiệm và tích lũy trong xã hội, vì vậy nó cho phép khai thác và sử dụng triệt để các nguồn vốn trong xã hội để tận dụng và khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
    b. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với dự án đầu tư
    Tín dụng dự án đầu tư nói riêng và tín dụng nói chung là hình thức cấp tín dụng góp phần đem lại lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng. Ngân hàng cần nhận thức rõ rằng tín dụng dự án đầu tư là một loại sản phẩm quan trọng cung cấp cho khách hàng nhằm mục đích đem lại lợi nhuận. Việc nhận thức tín dụng như là một sản phẩm tiêu thụ nhằm mục đích sinh lợi giúp cho ngân hàng thấy được trách
    -4-
    nhiệm của mình và nỗ lực phục vụ khách hàng của mình tốt hơn. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với dự án đầu tư thể hiện ở các yếu tố chủ yếu sau:
    - Tài trợ vốn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp ra đời theo luật doanh nghiệp ngày càng nhiều, nền kinh tế đang rất cần vốn cho đầu tư. Phần lớn các doanh nghiệp đang trong tình trạng máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, dẫn đến đầu tư cho chất lượng sản phẩm chưa cao, chất lượng cạnh tranh kém.
    - Giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh:
    Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào chất lượng và giá cả sản phẩm. Chất lượng và giá cả lại phụ thuộc vào công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý. Muốn có được kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến đòi hỏi phải có vốn lớn. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chủ động lập dự án đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn . Điều này chỉ có thể làm được khi có vốn. Nhờ vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị nhằm tăng năng lực cạnh tranh.
    - Giúp các chủ dự án chủ động trong việc huy động và thanh toán vốn:
    + Để huy động vốn thực hiện dự án của mình, các doanh nghiệp có thể tiến hành kêu gọi góp vốn, liên doanh hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Tuy nhiên các hình thức này có các hạn chế:
    + Phải phân chia quyền hạn và lợi ích hoặc công bố thông tin về mình hoặc đang ở trong điều kiện thị trường không có lợi cho việc phát hành.
    + Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế về khả năng tìm nguồn vốn trên thị trường tài chính.
    + Thông qua tín dụng ngân hàng, các nhà đầu tư không lo ngại việc phải thanh toán nợ trong cùng một thời hạn như trái phiếu. Mặt khác, trong quá trình sử
    -5-
    dụng vốn, các nhà đầu tư có thể chủ động hơn trong việc sử dụng theo tiến độ xây dựng, sản xuất kinh doanh, vốn chưa sử dụng chưa phải chịu lãi vay, có thể trả nợ trước hạn và thậm chí không phải bị phạt, có thể thương lượng lại các điều khoản một cách trực tiếp với người cho vay.
    + Thời hạn của các khoản vay dự án thường ngắn hơn thời hạn của các trái phiếu, do đó có thể có lợi cho doanh nghiệp ở những thời kỳ lãi suất cao.
    + Đối với vay đầu tư dự án người đi vay không phải tốn chi phí đăng ký, chi phí bảo lãnh và chi phí bán chứng khoán ra thị trường. Vì vậy trong một số trường hợp chọn con đường đi vay sẽ có chi phí thấp hơn phát hành trái phiếu.
    1.2.2. Vai trò của thẩm định tín dụng dự án đầu tư
    Hoạt động tín dụng đa dạng nhưng rủi ro của nó cũng được thể hiện ở nhiều mặt với nhiều mức độ khác nhau. Riêng về lĩnh vực cho vay đối với các tổ chức kinh tế được chia thành các khâu liên kết trong dây chuyền tín dụng, từ khâu quyết định cho vay, giải ngân đến khâu thu nợ. Chất lượng của các khoản tín dụng được đảm bảo khi quyết định cho vay là đúng đắn, mà một quyết định là đúng đắn khi các yếu tố liên quan đã được thẩm định đầy đủ rõ ràng.Vì thế thẩm định tín dụng không chỉ là một khâu trong quá trình hoạt động tín dụng mà còn là điều kiện tiên quyết, một yếu tố không thể thiếu tính cân nhắc của ngân hàng.
    a. Khái niệm
    Thẩm định tín dụng dự án đầu tư là việc tổ chức thu thập và xử lý thông tin một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án đầu tư làm căn cứ để quyết định cho vay.
    b. Vai trò của thẩm định tín dụng dự án đầu tư
    Thẩm định tín dụng dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng, được coi là giai đoạn khởi đầu cho quá trình đầu tư tín dụng. Qua thẩm định có thể đánh giá một cách khách quan về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án, nhờ đó có biện pháp để quản lý tốt quá trình cho vay, thu nợ nhằm hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng. Mặt khác, thông qua thẩm định có thể tư vấn cho đơn vị
    -6-
    vay vốn có phương hướng và biện pháp xử lý các vấn đề liên quan đến dự án một cách tốt nhất. Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được sự cần thiết và tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, xác định được những lợi ích và thiệt hại của dự án khi đi vào hoạt động dựa trên các khía cạnh công nghệ, vốn, ô nhiễm môi trường và các lợi ích xã hội khác.
    c. Mục đích thẩm định tín dụng dự án đầu tư
    Đối với doanh nghiệp hay chủ đầu tư, mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư là nhằm đánh giá dự án có khả thi hay không để quyết định đầu tư và huy động nguồn tài trợ. Còn đối với ngân hàng hay nhà tài trợ thì mục đích của việc thẩm định tín dụng đầu tư theo dự án là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của dự án mà khách hàng đề nghị vay vốn, nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
    Khác với lập dự án đầu tư, thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng. Khi lập dự án, khách hàng do mong muốn được vay vốn, có thể đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do vậy, thẩm định tín dụng cần phải xem xét đánh giá đúng thực chất của dự án. Tuy nhiên không phải vì thế mà tín dụng ước lượng dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả dự án bị giảm sút đến nỗi quyết định không cho vay.
    Mục đích của thẩm định tín dụng là thu thập thông tin và đánh giá lại dự án nhằm phục vụ cho quyết định cho vay. Do vậy thẩm định tín dụng cần phải đạt được các mục tiêu sau:
    - Đánh giá mức độ tin cậy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
    - Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
    - Giảm xác suất của hai loại sai lầm khi quyết định cho vay: (1) cho vay một dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt.
    - Góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giữ cho nợ quá hạn trong vòng kiểm s
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...