Luận Văn Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Q

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 4/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Nền kinh tế thị trường có xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi hệ thống các ngân hàng thương mại phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Rủi ro là một điều rất phổ biến và dường như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn đời sống kinh tế, xã hội của con người. Vì vậy, chấp nhận và đối đầu với rủi ro là một điều bình thường, không tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay không có rủi ro, mà là ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được. Kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại càng không phải là một ngoại lệ, càng khó tránh được rủi ro. Về mặt lý thuyết, ngân hàng là một nghề kinh doanh rủi ro, hiệu quả hoạt động của nó phụ thuộc nhiều vào mức độ rủi ro. Rủi ro là một đại lượng khó xác định và không thể triệt tiêu hoàn toàn, vì vậy ta luôn phải chấp nhận rủi ro, nghĩa là luôn phải biết cách tính toán, phân tích rủi ro để có thể đưa ra quyết định phù hợp.
    Bắt đầu từ tháng 6 năm 2005 Hội sở chính của Ngân hàng Quân đội được chuyển về số 3 Liễu Giai thì địa chỉ 28A Điện Biên Phủ cũng được tách ra thành lập chi nhánh cấp 1. Theo lời ông Lê Văn Bé - Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội, “ Điện Biên Phủ là anh cả đỏ của Ngân hàng Quân đội”. Đúng vậy, chi nhánh Điện Biên Phủ luôn đảm bảo 50% lợi nhuận của toàn Ngân hàng Quân đội, xứng đáng là xương sống của Ngân hàng Quân đội. Nhận thấy, quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ có nhiều điểm đáng tìm hiểu và học hỏi, vì vậy em đã chọn Chi nhánh là cơ sở thực tập với mong muốn tiếp xúc với công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn nói riêng. Trong suốt thời gian thực tập tại Chi nhánh, bản thân em tự nhận thấy thẩm định rủi ro tuy không mới nhưng là một vấn đề khó do rủi ro là một đại lượng khó xác định và không thể triệt tiêu hoàn toàn. Do vậy, em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ”

    Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 2 chương:
    Chương I: Thực trạng công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ
    Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...