Luận Văn Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty truyền tải điện 1

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty truyền tải điện 1
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì ngoài việc phải có một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại thì còn phải phát huy một cách tối đa nguồn lực con người. Bởi vì con người chính là yếu tố quan trọng nhất đem lại thành công cho doanh nghiệp.
    Và để sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người thì một trong những biện pháp hữu hiệu là tạo động lực cho người lao động. Nếu công tác tạo động lực được thực hiện tốt sẽ có tác dụng khuyến khích nhân viên tích cực làm việc, người lao động sẽ cố gắng học tập, nâng cao trình độ, đóng góp một cách tối đa cho doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp không những đạt được kết quả sản xuất kinh doanh như mong muốn mà còn có được một đội ngũ lao động có chuyên môn, trình độ và gắn bó với doanh nghiệp.
    Là một công ty trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam, công ty truyền tải điện 1 có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần đưa dòng điện đi đến khắp mọi miền đất nước. Do đặc thù của ngành, người lao động trong công ty luôn phải làm việc trong môi trường độc hại và điều kiện khó khăn, sức ép công việc là rất lớn Do đó, người lao động rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, chán nản, mất đi động lực làm việc. Chính vì vậy, công tác tạo động lực cho người lao động lại càng trở nên cần thiết đối với công ty.
    Trên cơ sở nhận thức đó cùng với quá trình thực tập tại công ty truyền tải điện 1 em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty truyền tải điện 1”.

    2. Mục đích nghiên cứu:
    Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế, do đó mục đích nghiên cứu của đề tài này là:
     Vận dụng lý luận vào thực tiễn
     Bằng phương pháp luận khoa học góp phần làm rõ vai trò, vị trí của công tác tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức.
     Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty truyền tải điện 1.
     Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động ở công ty trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là công tác tạo động lực cho người lao động, điều đó có nghĩa là ta đi phân tích các hoạt động nhằm tạo động lực cho người lao động trong một doanh nghiệp, một công ty bao gồm cả mặt vật chất và tinh thần.
    Phạm vi nghiên cúu:
     Về không gian: tại công ty truyền tải điện 1.
     Về thời gian: đề tài nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty trong 5 năm trở lại đây.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Với các mục tiêu trên, đề tài được phân tích và phát triển dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:
     Phương pháp thu thập tài liệu: tập hợp các tài liệu sẵn có đã thu thập từ công ty, từ các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, các trang wed liên quan đế đề tài Phương pháp này dùng để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
     Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp đánh giá: phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng công tác tạo động lực tại công ty.
     Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra.
    Ngoài ra, chuyên đề còn được tham khảo ý kiến của một số cán bộ trong công ty cũng như thầy giáo hướng dẫn.
    5. Nguồn số liệu:
     Sách báo, tạp chí, thông tin mạng
     Thông tư, nghị định và văn bản pháp luật
     Giáo trình, sách chuyên ngành
     Các báo cáo của công ty
     Kết quả phân tích phiếu điều tra, phỏng vấn
    6. Kết cấu nội dung chuyên đề:
     Phần một: Cơ sở lý luận về tạo động lực trong lao động
     Phần hai: Đánh giá thực trạng công tác tạo động lực tại công ty truyền tải điện 1
     Phần ba: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty truyền tải điện 1



    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG 4
    1.1 Động lực lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động 4
    1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
    1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động 7
    1.1.3 Tạo động lực trong lao động 10
    1.2 Các học thuyết tạo động lực trong lao động 11
    1.2.1 Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow 11
    1.2.2 Học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner 13
    1.2.3 Học thuyết về sự kỳ vọng của Victor Vroom 13
    1.2.4 Học thuyết hai nhóm yếu tố của Frederic Herzberg 14
    1.2.5 Học thuyết về sự công bằng của Stacy Adams 15
    1.3 Các phương hướng tạo động lực trong lao động 16
    1.3.1 Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên 16
    1.3.1.1 Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó: 16
    1.3.1.2 Xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động: 16
    1.3.1.3 Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động, từ đó giúp làm việc tốt hơn: 17
    1.3.2 Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ 17
    1.3.2.1 Cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc: 17
    1.3.2.2 Tuyển chọn và bố trí người phù hợp để thực hiện công việc: 18
    1.3.3 Kích thích lao động 18
    1.3.3.1 Sử dụng tiền công, tiền lương như một công cụ cơ bản để kích thích vật chất đối với người lao động: 18
    1.3.3.2 Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích tài chính: 19
    1.3.3.3 Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích phi tài chính: 20
    1.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty 20
    PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I 22
    2.1 Giới thiệu chung về công ty truyền tải điện 1 22
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty truyền tải điện 1 22
    2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 25
    2.1.2.1 Chức năng: 25
    2.1.2.2 Nhiệm vụ: 25
    2.1.3 Quy trình sản xuất 26
    2.1.4 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây 27
    2.2 Các đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến công tác tạo động lực 28
    2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 28
    2.2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 28
    2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty: 30
    2.2.2 Đặc điểm về lực lượng lao động 34
    2.2.2.1 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề 34
    2.2.2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi: 36
    2.2.3 Đặc điểm về sản phẩm 37
    2.2.4 Đặc điểm về môi trường làm việc 38
    2.3 Đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động ở công ty 38
    2.3.1 Quan điểm, nhận thức về tạo động lực cho người lao động ở công ty 38
    2.3.2 Tạo động lực thông qua việc xác định nhiệm vụ tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên 39
    2.3.2.1 Xây dựng và phổ biến mục tiêu hoạt động của công ty 39
    2.3.2.2 Phân tích công việc 39
    2.3.2.3 Đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động 40
    2.3.3 Tạo động lực thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ. 42
    2.3.3.1 Tuyển chọn, bố trí sắp xếp người lao động phù hợp để thực hiện công việc 42
    2.3.3.2 Cải thiện điều kiện lao động 45
    2.3.4 Tạo động lực thông qua kích thích lao động 46
    2.3.4.1 Tạo động lực cho người lao động từ công tác tiền lương 46
    2.3.4.2 Tạo động lực cho người lao động từ các hình thức khuyến khích tài chính 53
    2.3.4.3 Tạo động lực cho người lao động từ các hình thức khuyến khích tinh thần 59
    PHẦN 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 62
    3.1 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai 62
    3.2 Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên 63
    3.2.1 Xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động 63
    3.2.2 Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động. 68
    3.3 Tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ 72
    3.3.1 Tuyển chọn và bố trí người phù hợp để thực hiện công việc 72
    3.3.2 Cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc 73
    3.4 Hoàn thiện công tác kích thích lao động 73
    3.4.1 Công tác tiền lương 73
    3.4.2 Các khuyến khích tài chính 75
    3.4.2.1 Tiền thưởng vận hành an toàn 75
    3.4.2.2 Các phúc lợi và dịch vụ 76
    3.4.3 Các khuyến khích tinh thần 77
    3.4.3.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty 77
    3.4.3.2 Các phong trào đoàn thể, khen ngợi, tổ chức thi đua trong công ty 78
    KẾT LUẬN 79
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
     
Đang tải...