Chuyên Đề Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động ở Công ty cổ phần than Cao Sơn- Cẩm Phả- Quảng N

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Đối với mỗi quốc gia, nguồn tài nguyên quý báu không phải chỉ là khoáng sản trong lòng đất, tiền bạc trong ngân quỹ, mà cái chủ yếu là trí tuệ trong mỗi con người, là năng lực sáng tạo, trình độ tư duy của đội ngũ trí thức, là trình độ lành nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật. Đối với các doang nghiệp, mục đích cuối cùng là cạnh tranh thắng lợi trên thị trường, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt cao và đạt được mục tiêu lợi nhuận. Muốn vậy, trước tiên các doanh nghiệp phải chú trọng đến tài nguyên nhân sự và tìm mọi cách sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên nhân sự đó.

    Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, công nghệ và con người là hai yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy có thể nói sự thành công hay thất bại của mỗi tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực của tổ chức đó. Nghĩa là, tổ chức nào kích thích được lòng nhiệt tình của người lao động trong quá trình làm việc, tạo ra được sự gắn bó của người lao động với tổ chức thì tổ chức đó sẽ tồn tại và phát triển. Để tạo động lực cho người lao động các nhà quản lý có nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để thực hiện. Trong đó, các yếu tố về tiêu chuẩn thực hiện công việc, tạo điều kiện cho người lao động làm việc, kích thích người lao động ( chủ yếu thông qua công tác trả công, trả thưởng, phúc lợi và đánh giá thực hiện công việc) là một công cụ hữu hiệu để các nhà quản lý đạt được mục đích của mình. Xây dựng được một hệ thống kích thích là một công cụ hữu hiệu hợp lý là cơ sở động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nó là một yếu tố vật chất quan trọng kích thích lợi ích người lao động, làm cho người lao động làm việc có hiệu quả hơn, gắn trách nhiệm của mình với công việc.

    Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần than Cao Sơn, là sinh viên chuyên ngành Khoa kinh tế và quản lý nguồn nhân lực- Trường Đại học kinh tế quốc dân , em đã tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công tác trả công, trả thưởng, phúc lợi và đánh giá thực hiện công việc. Em nhận thấy rằng các yếu tố kích thích để tạo động lực cho người lao động là một vấn đề rất được công ty chú ý. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động ở Công ty cổ phần than Cao Sơn- Cẩm Phả- Quảng Ninh” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

    Đề tài được nghiên cứu
    nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động cụ thể là các yếu tố kích thích lao động tại công ty từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động trong quá trình làm việc tại công ty.
    Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là động lực lao động, các yếu tố kích thích người lao động và ảnh hưởng của các yếu tố đến tạo động lực của người lao động trong công ty.

    Phạm vi nghiên cứu
    của chuyên đề tại công ty cổ phần than Cao Sơn bao gồm có hai bộ phận: bộ phận lao động sản xuất trực tiếp và bộ phận quản lý.

    Về phương pháp nghiên cứu, em đã sử dụng một một số phương pháp sau: phương pháp quan sát thực tế, phương pháp thống kê thực tế, phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp so sánh theo thời gian để phân tích đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động tại công ty.
    Trong chuyên đề của mình em đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện cho công tác tạo động lực.
    Chuyên đề dựa trên cơ sở số liệu những năm gần đây, số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các báo cáo của công ty và các số liệu thu thập được qua khảo sát thực tế ( quan sát, phỏng vấn, điều tra bảng hỏi)
    Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:

    Chương I: Lý luận cơ bản về tạo động lực lao động.

    Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động ở công ty cổ phần than Cao Sơn- thị xã Cẩm Phả- tỉnh Quảng Ninh.

    Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động ở công ty cổ phần than Cao Sơn.




    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU .1

    Chương I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 4

    I. Động lực và tạo động lực lao động . . .4
    1. Khái niệm về động lực và tạo động lực lao động . .4
    1.1. Khái niệm về động lực . 4
    1.2. Khái niệm về tạo động lực lao động 4
    2. Các yếu tố tạo động lực trong lao động 4
    2.1. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động 5
    2.2. Các yếu tố thuộc về công việc 6
    2.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức .6
    II. Các học thuyết về tạo động lực .7
    1. Các học thuyết về nhu cầu .7
    1.1. Hệ thống thứ bậc nhu cầu của A. M aslow 7
    1.2. Học thuyết ERG của Alderfer 8
    1.3. Học thuyết về sự thành đạt, liên kết và quyền lực .8
    2. Học thuyết tăng cường tích cực 8
    3. Học thuyết về sự kỳ vọng của Victor Vroom 9
    4. Học thuyết về sự cân bằng 9
    5. Học thuyết 2 nhóm yếu tố c ủa F. H erzberg .10
    III. Phương hướng và biện pháp tạo động lực trong lao động 10
    1. Xác định nhiệm vụ cụ thể và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng người lao động .10
    2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ .11
    2.1. Tuyển chọn bố trí người lao động phù hợp với yêu cầu công việc 11
    2.2. Tạo điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp l ý .12
    2.3. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 12
    3. Kích thích lao động .12
    3.1. Kích thích vật chất 13
    3.1.1. Kích thích thông qua tiền lương ( tiền công) 13
    3.1.2. Kích thích thông qua tiền thưởng 13
    3.2. Kích thích tinh thần .14
    3.2.1. Tạo việc làm ổn định .14
    3.2.2. Xây dựng bầu không khí tâm lý xã hội tốt trong tập thể lao động 14
    3.2.3. Đào tạo và phát triển .14
    IV. Ý nghĩa của việc tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần than Cao Sơn nói riêng 15
    1. Ý nghĩa cuả việc tạo động lực cho người lao động .15
    2. Sự cần thiết của việc tạo động lực ở Công ty cổ phần than Cao Sơn 15

    Chương II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN .17
    I. Quá trình hình thành và phát triển, những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến vấn đề tạo động lực cho người lao động ở Công ty cổ phần than Cao Sơn 17
    1. Quá trình hình thành và phát triển .17
    2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty .18
    3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 20
    4. Đặc điểm về lao động 22
    4.1. Đặc điểm về lao động theo tuổi, giới tính 22
    4.2. Đặc điểm về lao động theo trình độ, chuyên môn nghề nghiệp .23
    5. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác tạo động lực lao động cho công ty .24
    II. Phân tích đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động ở Công ty cổ phần than Cao Sơn . 25
    1. Xác định nhiệm vụ cụ thể và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng người lao động .25
    1.1. Xác đ ịnh mục tiêu hoạt động của công ty và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó 25
    1.2. Xác định nhiệm vụ cụ thể và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động .27
    2. Tuyển chọn và bố trí sử dụng lao động .28
    2.1. Tuyển chọn lao động 28
    2.2. Bố trí và sử dụng lao động .30
    3. Chính sách đào tạo và phát triển .31
    4. Vấn đề trả công khuyến khích người lao động .33
    4.1. Quy chế phân chí quỹ lương 33
    4.2. Các hình thức trả lương .34
    5. Tổ chức thực hiện tiền thưởng .41
    6. Đánh giá chung về thực trạng tạo động lực lao động cho công ty cổ phần than Cao Sơn .44
    6.1. Ưu điểm: 44
    6.2. Nhược điểm 44
    6.3. Nguyên nhân tồn tại .45

    Chương III: Những giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho người lao động ở Công ty cổ phần than Cao Sơn . 46
    I. Phương hướng tạo động lực cho người lao động .46
    1. Phương hướng phát triển chung ở công ty cổ phần than Cao Sơn trong những năm tới . 46
    2. Phương hướng tạo động lực cho người lao động 47
    2.1. Điều kiện lao động .47
    2.2. Khen thưởng, kỷ luật lao động .48
    2.3. Đào tạo và phát triển 48
    2.4. Công tác chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần .49
    II. Một số giải pháp hoàn thiện vấn đề tạo động lực cho người lao động ở công ty cổ phần than Cao Sơn .49
    1. Tiến hành phân tích công việc .49
    2. Đánh giá thực hiện công việc . .57
    3. Hoàn thiện cỏch tớnh lương .62
    3.1.Quỹ lương giao khoỏn .63
    3.2.Quỹ tiền lương thực hiện .64
    3.3. Hoàn thiện cỏch trả lương cho người lao động 64
    3.3.1. Hoàn thiện cỏch trả lương theo thời gian (ỏp dụng với người lao động quản lý .64
    3.3.2. Hoàn thiện cỏch trả lương sản xuất đối với cụng nhõn trực tiếp sản xuất 66

    KẾT LUẬN 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...