Luận Văn Hoàn thiện công tác quản trị tiền lương tại công ty chất vật liệu điện đà nẵng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG TẠI CTY CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN ĐÀ NẴNG

    Đề tài gồm ba phần:
    Phần I: Cơ sở lý luận về tiền lương.
    Phần II: Giới thiệu tổng quan và thực trạng công tác chi lương tại Công ty Cổ phần Hoá chất Vật liệu Điện Đà Nẵng.
    Phần III: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tiền lương tại Công ty Cổ phần Hoá chất Vật liệu Điện Đà Nẵng.

    Nền kinh tế nước ta đang trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế đều vận động và phát triển không ngừng. Để tạo cho mình sự phát triển nhanh chóng và bền vững thì các tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế phải tìm cho mình một lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực sẵn có của mình. Tài chính đã được coi vũ khí cạnh tranh sắc bén và thành công nhất trong quá trìn phát triển của nền kinh tế thế giới. Ngày nay khi nguồn tài chính đã dồi dào thì yếu tố nhân sự được coi là lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nhất.
    Công ty Cổ phần hoá chất vật liệu điện Đà Nẵng chuyên kinh doanh về lĩnh vực thương mại thì nguồn lực tài chính và nhân sự là hai yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh của Công ty. Muốn tạo cho mình lợi thế cạnh tranh từ nguồn lực nhân sự thì Công ty phải tạo cho mình một đội ngũ lao động có trình độ và tinh thấn làm việc cao. Để tạo ra được đội ngũ lao động như thế thì trước hết Công ty phải quan tâm đến người lao động nhất là chính sách lương bổng phù hợp và kích thích người lao động. Nhưng chính sách lương hiện tại của Công ty không kích thích người lao động.

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG

    I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG
    1.Khái niệm tiền lương danh nghĩa:
    Tiền lương danh nghĩa là tiền trả cho người lao động dưới hình thức tiền tệ. Với cùng một khoản tiền như nhau sẽ mua được khối lưuợng hàng hoá, dịch vụ khác nhau ở các vùng khác nhau hoặc trong cùng một vùng nhưng ở các thời điểm khác nhau vì giá hàng hoá và dịch vụ thay đổi.
    2 Khái niệm tiền lương thực tế:
    Tiền lương thực tế: xác định số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động có được thông qua tiền lương danh nghĩa.
    ã Tiền lương thực tế phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản :
    + Chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ
    + Số lượng tiền lương danh nghĩa
    ã Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế

    Trong đó:
    Wr: Tiền lương thực tế.
    Wm: Tiền lương danh nghĩa.
    Cpi: Chỉ số giá cả tiêu dùng của hàng hoá, dịch vụ.
    Qua công thức trên, ta nhận thấy, nếu chỉ số tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn chỉ số hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ thì thu nhập của người lao động tăng lên.
    - Tiền lương kinh tế: Là số tiền thực tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thuê mướn được lao động theo đúng yêu cầu của mình.
    - Hệ thống lương: Là trật tự sắp xếp tuần tự tiền lương trong doanh nghiệp xó thể hiện mối quan hệ về tiền lương giữa các công việc khác nhau.
    - Ngạch lương/hạng lương: Là trật tự sắp xếp từ thấp đến cao các ngạch lương.
    - Bậc lương: Là trật tự tiền lương trong ngạch lương.
    - Hệ số lương: Là khái niệm chỉ mối quan hệ tương quan so sánh về tiền lương giữa các bậc lương khác nhau trong thang lương tuỳ theo cách sắp xếp bố trí công việc.
    3. Tiền lương tối thiểu:
    Mức lương tối thiểu là một chế định quan trọng bậc nhất của pháp luật lao động nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho người lao động, nhất là trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện sức lao động cung lớn hơn cầu.
    II. CƠ CẤU THU NHẬP:
    Thu nhập của người lao động bao gồm:
    Tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền lương và các phúc lợi khác, mỗi yếu tố này có ý nghĩa riêng trong việc kích thích động viên người lao động hăng hái, tích cực, sáng tạo trong công việc và trung thành với công ty.
    1. Tiền lương cơ bản:
    Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học xã hội học và mức độ tiêu hao lao động trong điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề công việc.
    2. Phụ cấp lương:
    Phụ cấp lương là số tiền trả ngoài lương cơ bản nhằm bổ sung cho lương cơ bản và bù đắp cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi và không được xét trong lương cơ bản.
    3. Tiền thưởng:
    Tiền thưởng là một hình thức kích thích vật chất đối với người lao động có tác dụng kích thích người lao động hăng say làm việc và phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng có rất nhiều loại thưởng và nhiều hình thức thưởng: thưởng năng suất chất lượng, thưởng sáng kiến, thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh, thưởng về lòng trung thành vv .
    4. Phúc lợi:
    Phúc lợi rất đa dạng và phụ thuộc vào quy định của chính phủ. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của công ty đến đời sống người lao động. Phúc lợi kích thích nhân viên, buộc họ phải trung thành với công ty.

    III. Ý NGHĨA, BẢN CHẤT CỦA TIỀN LƯƠNG:
    1. Bản chất của tiền lương:
    Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương biểu hiện bằng tiền của giá cả hàng hoá sức lao động. Gía này được hình thành thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường sức lao động trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành. Về bản chất tiền lương, tiền lương được xem là giá cả hàng hoá sức lao động nó là một yếu tố thuộc về phạm trù chi phí. Bản chất của tiền lương cũng thay đổi tuỳ theo các điều kiện, trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhận thức của con người.
    2. Ý nghĩa của của tiền lương:
    2.1. Đối với người lao động:
    Tiền lương thoả đáng sẽ kích thích nhiệt tình lao động của nhân viên nhờ đó mà tạo điều kiện tăng năng suất, chất lượng dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và qua đó đã gián tiếp làm tăng phúc lợi cho người lao động.
    2.2. Đối với chủ doanh nghiệp:
    Đối với chủ doanh nghiệp tiền lương vừa là yếu tố chi phí cần được kiểm soát, song tiền lương cũng lại là phương tiện kinh doanh nên cần được mở rộng, để giải quyết mâu thuẫn này doanh nghiệp cần phải xây dựng một chính sách tiền lương phù hợp bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp
    2.3. Đối với xã hội:
    Về mặt xã hội, chính sách tiền lương thể hiện quan điểm của nhà nước đối với người lao động ở các doanh nghiệp, phản ảnh cung cầu về sức lao động trên thị trường, điều kiện kinh tế và tỷ lệ lao động thấp trên thị trường, chế độ ưu đãi khuyến khích khác nhau theo vùng và địa lý. Vì vậy để sử dụng đòn bẩy tiền lương nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỷ luật vững, đòi hỏi công tác tổ chức trả lương trong doanh nghiệp phải được coi trọng.
     
Đang tải...