Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
    TÓM TẮT
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG CHO VAY TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH THUỘC TẬP ĐOÀN KINH TẾ . 4
    1.1. Tổng quan về Công ty tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế . 4
    1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của Công ty tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế . 4
    1.1.2. Hoạt động cơ bản của Công ty tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế . 7
    1.2. Công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC thuộc Tập đoàn kinh tế 11
    1.2.1. Hoạt động cho vay của CTTC 11
    1.2.2. TSBĐ trong cho vay tại CTTC . 15
    1.2.3. Công tác quản trị TSBĐ tại CTTC thuộc Tập đoàn kinh tế 18
    1.2.3.1. Khái niệm 18
    1.2.3.2. Nội dung công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC 18
    1.2.3.3. Những đặc trưng trong công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC thuộc Tập đoàn kinh tế 24
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC 25
    1.3.1. Các nhân tố chủ quan 25
    1.3.2. Các nhân tố khách quan 27
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TSBĐ TRONG CHO VAY TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY . 30
    2.1. Tổng quan về Công ty Tài chính CNTT 30
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tài chính CNTT . 30
    2.1.2. Mô hình tổ chức của Công ty Tài chính CNTT 31
    2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Tài chính CNTT 32
    2.2. Công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính CNTT . 37
    2.2.1. Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Công ty Tài chính CNTT . 37
    2.2.2. Quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính CNTT . 42
    2.3. Đánh giá công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính CNTT 50
    2.3.1. Những kết quả đạt được 50
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân . 52
    CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TSBĐ TRONG CHO VAY TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY . 57
    3.1. Quan điểm - định hướng công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính CNTT 57
    3.1.1. Mục tiêu phát triển tổng thể . 57
    3.1.2. Quan điểm định hướng trong công tác quản trị TSBĐ 58
    3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị TSBĐ tại Công ty Tài chính CNTT . 59
    3.2.1. Các giải pháp chung 59
    3.2.2. Các giải pháp cụ thể 63
    3.3. Kiến nghị . 66
    3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam 66
    3.3.2. Đối với Tập đoàn CNTT Việt Nam 67
    3.3.3. Đối với các cơ quan có thẩm quyền 67
    3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ . 68
    KẾT LUẬN 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Hơn 20 năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống TCTD ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể cả số lượng, quy mô và chất lượng, đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế. Đặc biệt, mô hình Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh tế đã ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong hệ thống các TCTD cũng như trong các Tập đoàn kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, trong một môi trường kinh tế luôn thay đổi thì hoạt động của các CTTC cũng có rất nhiều biến động và rủi ro. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và cũng gặp nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi các CTTC phải thường xuyên quản lý hoạt động này. Đảm bảo cho vay trở thành một tiêu chuẩn chất lượng quan trọng của quan hệ giữa TCTD và khách hàng. Tuy nhiên, không phải TCTD nào cũng đặt cho mình những yêu cầu phải giải quyết đầy đủ và chặt chẽ về quy trình thực hiện đảm bảo cho vay, đặc biệt là công tác quản trị tài sản bảo đảm.
    Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy thuộc Tập đoàn kinh tế VINASHIN được đánh giá là hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm qua. Hoạt động của Công ty luôn bám sát định hướng kinh doanh, đồng thời bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. Tại đây, Công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay được được xây dựng và hoàn thiện từng bước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi mà hoạt động tín dụng còn rủi ro và hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm tiền vay của TCTD còn nhiều hạn chế thì vấn đề quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay trở thành một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận định được điều đó nên đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy” được lựa chọn nghiên cứu.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại các Công ty Tài chính
    - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay trong thời gian từ năm 2006-2008 tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trong thời gian tới.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính thuộc Tập đoàn Kinh tế
    - Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ từ năm 2006-2008.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn gồm: phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh để làm sáng tỏ các luận điểm nêu ra.
    5. Đóng góp của luận văn
    - Làm rõ các nội dung công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại các Công ty Tài chính. Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy.

    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương:
    - Chương 1: Công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế
    - Chương 2: Thực trạng công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
    - Chương 3: Hoàn thiện công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy

    CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG CHO VAY TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH THUỘC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
    1.1. Tổng quan về Công ty tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế
    1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của Công ty tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế
    1.1.1.1. Khái niệm Công ty Tài chính:
    Trên thế giới,lịch sử xuất hiện và phát triển của các CTTC diễn biến rất nhanh. Ở Thụy Điển các CTTC được thành lập từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX, phát triển mạnh vào những năm 70 và hiện nay trở thành một trong những nhân tố thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước. Ở Nhật Bản, các CTTC được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ XX, đến nay có hàng loạt CTTC ra đời, nhiều công ty đã nổi lên chiếm giữ vị trí quan trọng hệ thống các cơ quan tài chính của Nhật và chi phối hoạt động rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế xã hội Nhật Bản.
    Các CTTC này bành trướng ngày càng lớn và nắm quyền kiểm soát (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhiều ngân hàng hoặc TCTD. Hoạt động của các CTTC đã bao trùm lên hoạt động của các NHTM và chi phối hoạt động của các ngành kinh tế.
    Ở nước ta, việc Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính ngày 23/05/1990 có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời của các CTTC. Những CTTC đầu tiên xuất hiện ở nước ta như Công ty Tài chính cổ phần Vũng Tàu và Công ty Tài chính đá quí ở Thành Phố Hồ Chí Minh, theo pháp lệnh trên. Đến nay, hệ thống các tổ chức tài chính tín dụng ở nước ta có 17 CTTC được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động dưới các hình thức khác nhau.
    Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về CTTC. Ở mỗi nước, tùy theo chính sách phát triển loại hình tổ chức tài chính này và việc quy định các loại nghiệp vụ hoạt động các CTTC được phép thực hiện mà họ đưa ra những khái niệm khác nhau. Thị trường tài chính càng phát triển thì khái niệm CTTC càng được mở rộng, các nghiệp vụ hoạt động và cấu trúc tổ chức của CTTC càng phong phú, đa dạng.
    Theo điều 2 nghị định 79/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tổ chức hoạt động của CTTC quy định: “CTTC là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động, và các nguồn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.”
    Theo Frederic S.mishkin –Trường đại học Columbia của Mỹ trong cuốn “Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” thì: “CTTC là một tổ chức thu hút vốn bằng cách phát hành thương phiếu hoặc cổ phiếu và trái khoán và dùng tiền thu được để cho vay (thường là các món tiền nhỏ) đặc biệt thích hợp với các nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Quá trình trung gian của các CTTC có thể được mô tả bằng cách nói rằng họ vay những món tiền lớn nhưng lại thường cho vay những món tiền nhỏ - một quá trình hoàn toàn khác với quá trình của ngân hàng thương mại, các ngân hàng này phát hành các món tiền gửi với số tiền nhỏ và sau đó thường cho vay với số tiền lớn.”
    Đặc điểm quan trọng để phân biệt với các NHTM là CTTC không thực hiện các dịch vụ thanh toán, không huy động tiền gửi tiết kiệm của dân và không sử dụng vốn vay của dân để làm phương tiện thanh toán. Các CTTC hoạt động nguồn vốn của mình hoặc vay của dân cư bằng phát hành tín phiếu.
    Như vậy có thể khẳng định CTTC là một tổ chức tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu là thu hút vốn bằng cách nhận tiền gửi có kỳ hạn của dân chúng và các tổ chức kinh tế mà chủ yếu là huy động vốn trung và dài hạn; phát hành các thương phiếu, cổ phiếu, trái khoán. Cho vay ngắn hạn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng; cho vay trung và dài hạn. Ngoài ra còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như: thực hiện hoạt động cho thuê tài sản; các hoạt động bao thanh toán; cung cấp các dịch vụ tài chính như: kinh doanh vàng bạc đá quý, hoạt động trên thị trường chứng khoán; hoán đổi ngoại tệ, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ uỷ thác, dịch vụ tư vấn tài chính

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Hà Nội
    2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2002), Nghị định số 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, Hà Nội.
    3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2008), Nghị định 81/2008/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, Hà Nội
    4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội
    5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội
    6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (1994), Quyết định số 91/TTg về việc thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh doanh, Hà Nội.
    7. Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (2006,2007,2008), Báo cáo tài chính đã kiểm toán, Hà Nội
    8. Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (2006,2007,2008), Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh,, Hà Nội
    9. Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (2006,2007,2008), Báo cáo thường niên, Hà Nội
    10. Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (2006,2007,2008), Sổ chi tiết cho vay, Hà Nội.
    11. David Cox (1994), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
    12. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
    13. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
    14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội
    15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà nội
    16. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội
    17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
    18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...