Luận Văn Hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự tại cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI
    Lời nói đầu


    Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay, bất cứ ngành nào, doanh nghiệp nào cũng phải tranh thủ cơ hội để phát triển, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách mới. Với tầm quan trọng đặc biệt của ngành Hàng không trên nhiều khía cạnh kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng, ngoại giao quá trình hội nhập của ngành Hàng không luôn được Chính phủ và bộ GTVT quan tâm chỉ đạo. Thời gian qua, Cục Hàng không dân dụng Việt nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Hàng không cũng đã và đang có nhiều hoạt động hội nhập khá tích cực.


    Nội Bài là một trong ba cảng Hàng không Quốc tế ở Việt Nam, là cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà nội và cả nước, đứng ở vị trí trung tâm Châu Á- Thái Bình Dương như một trạm trung chuyển Hàng không quan trọng giữa các quốc gia khu vực và trên thế giới. Hàng năm, cảng Hàng không quốc tế Nội Bài tiếp nhận khoảng 30% số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam và phục vụ hơn một triệu công dân Việt Nam có nhu cầu đi lại trong và ngoài nước.


    Tuy có tầm quan trọng như vậy nhưng hiện nay Nội Bài chưa thể hiện được tầm cỡ quốc tế của mình bởi khả năng phục vụ hành khách cũng như các đối tượng khác còn yếu kém. Điều này một phần do kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, một phần do công tác phục vụ hành khách chưa được thực hiện chu đáo, trình độ của người lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của hành khách.


    Vì thế muốn tạo ra được những bước tiến có tính chất quyết định cho hội nhập, phục vụ tốt hơn nhu cầu của hành khách xứng đáng với tầm phát triển của ngành, Hàng không Việt nam nói chung và Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài nói riêng cần có những chính sách thiết thực nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác Quản trị nhân sự , đặc biệt là vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao lợi thế cạnh tranh vốn có của mình.


    Do đó em xin chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự tại cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài thuộc Cụm cảng Hàng không sân bay Miền Bắc và xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác Quản trị nhân sự từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cụm cảng Hàng không Sân bay Miền Bắc nói chung và cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài nói riêng. Quản trị nhân sự là một nội dung tương đối rộng và nhiều mặt vì thế, trong luận văn này em chỉ xin nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu như vấn đề tuyển dụng, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân sự tại Cảng .
    Do trình độ và kinh nghiệm có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh đặc biệt là cô giáo Trần Thị Phương Hiền. Qua đây, em cũng xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong Ban quản lí dự án 431, Phòng tổ chức Cán bộ lao động tiền lương thuộc cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài để em hoàn thành luận văn này.

    Luận văn gồm các nội dung chính như sau:
    Phần I: Tổng quan về Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài
    Phần II: Thực trạng công tác Quản trị nhân sự tại cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài
    Phần III: Hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự tại cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài


    MỤC LỤC


    Lời nói đầu 1
    Phần I: Tổng quan về Cảng 3
    I.1. Thông tin chung về cảng 3
    I.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Cảng 3
    I.2.1. Giai đoạn trước năm 1992 3
    I.2.1. Giai đoạn 1993- 1998 4
    I.2.3. Giai đoạn từ 1998 đến nay 5
    I.3. Chức năng và nhiệm vụ của cảng 5
    I.3.1.Chức năng 5
    I.3.2. Nhiệm vụ 6
    I.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí 6
    I.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6
    I.4.2. Chức năng của các bộ phận 8
    I.5. Các đặc điểm cơ bản ảnh hưởng 9
    I.5.1. Đặc điểm về sản phẩm 9
    I.5.2. Đặc điểm về thị trường 9
    I.5.2.1. Thị trường Quốc tế 9
    I.5.2.2. Thị trường nội địa 10
    I.5.3. Đặc điểm về cách thức quản lí 11


    Phần II: Thực trạng công tác QTNS tại Cảng 13
    II.1. Sơ đồ các công việc Quản trị nhân sự 13
    II.1.1. Sơ đồ các bộ phận công việc 13
    II.1.2. Mối quan hệ giữa các bộ phận 13
    II.2. Thực trạng công tác QTNS . 15
    II.2.1. Công tác hoạch định nhu cầu nhân sự 15
    II.2.1.1. Căn cứ hoạch định nhu cầu nhân sự 15
    II.2.1.2. Phương pháp hoạch định nhu cầu nhân sự 15
    II.2.1.3. Quá trình hoạch định 16
    II.2.2. Công tác tuyển dụng nhân sự 17
    II.2.2.1. Nguyên tắc tuyển dụng 17
    II.2.2.2. Phương pháp tuyển dụng 18
    II.2.2.2.1. Đối với nguồn tuyển dụng từ bên trong 18
    II.2.2.2.2. Đối với nguồn tuyển dụng từ bên ngoài 18
    II.2.2.3. Tiêu chuẩn tuyển dụng 18
    II.2.2.4. Quy trình tuyển dụng 19
    II.2.2.5. Cơ cấu nhân sự 26
    II.2.2.5.1. Cơ cấu nhân sự theo trình độ 26
    II.2.2.5.2. Cơ cấu theo giới tính 28
    II.2.2.5.3. Cơ cấu theo tuổi 29
    II.2.3. Công tác bố trí, sự dụng nhân sự 31
    II.2.3.1. Phân công bố trí nhân sự 31
    II.2.3.2. Tình hình sử dụng nhận sự 35
    II.2.3.2.1. Tình hình sử dụng nhân sự về thời gian 35
    III.2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng nhân sự 38
    II.2.4 .Công tác đánh giá nhân sự 40
    II.2.4.1. Mục tiêu đánh giá 40
    II.2.4.2. Quy trình đánh giá 41
    II.2.4.3. Phương pháp đánh giá 42
    II.2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá 43
    II.2.5. Công tác đề bạt bổ nhiệm cán bộ 45
    II.2.5.1. Nguyên tắc chung 45
    II.2.5.2. Bổ nhiệm cán bộ 46
    II.2.5.2.1. Thời gian giữ chức vụ 46
    II.2.5.2.2. Điều kiện bổ nhiệm 46
    II.2.5.2.3. Trình tự bổ nhiệm 48
    II.2.6. Thù lao lao động và chính sách đãi ngộ 49
    II.2.6.1. Thù lao lao động 49
    II.2.6.1.1. Chế độ lương 49
    II.2.6.1.2. Chế độ thưởng 53
    II.2.6.2. Chính sách đãi ngộ 54
    II.2.6.2.1. BHXH và BHYT 54
    II.2.6.2.2. Công tác chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên 55
    II.2.7. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 56
    II.2.7.1.Xác định nhu cầu đào tạo 56
    II.2.7.2 Xác định mục tiêu đào tạo. 57
    II.2.7.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 58
    II.2.7.4. Lựa chọn hình thức đào tạo 59
    II.2.7.4.1. Đào tạo tự nguyện 59
    II.2.7.4.2. Đào tạo của Cảng 59
    II.2.7.5. Dự toán chi phí đào tạo 60
    II.2.7.6. Lựa chọn cơ sở đào tạo và giáo viên giảng dạy 61
    II.2.7.7. Tổ chức thực hiện 61
    II.2.7.8. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo 62
    II.2.7.9. Tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo 63
    II.3. Đánh giá tổng quát tình hình 64
    II.3.1. Kết quả đạt được 64
    II.4.2. Những tồn tại 66


    Phần III: Hoàn thiện công tác QTNS tại Cảng 69
    III.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác 69
    III.1.1. Vị trí của cảng Hàng không quốc tế Nội Bài 69
    III.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác 70
    III.2. Định hướng phát triển của Cảng 71
    III.3. Định hướng Quản trị nhân sự của Cảng. 71
    III.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện 72
    III.4.1. Công tác thu hút nhân sự 72
    III.4.1.1. Hoàn thiện công tác hoạch định 72
    III.4.1.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự 74
    III.4.1.3. Hoàn thiện công tác bố trí sử dụng lao động 77
    III.4.2. Công tác duy trì nhân sự 79
    III.4.2.1. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc 79
    III.4.2.2. Hoàn thiện công tác thù lao động 82
    III.4.2.2.1. Công tác thù lao lao động 82
    III.4.2.2.2. Thực hiện chính sách đãi ngộ 86
    III.4.3.Công tác đào tạo và phát triển nhân sự 87
    III.4.5.1. Xây dựng nguồn vốn cho đào tạo 87
    III.4.3.1.1. Nguồn vốn cho đào tạo 88
    III.4.3.1.2. Cơ chế sử dụng vốn 88
    III.4.3.2. Tạo nguồn và lựa chọn cơ sở đào tạo 90
    III.4.3.3. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo 91
    III.4.3.3.1. Đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu 91
    III.4.3.3.2. Đánh giá dựa trên ý kiến phản ánh 93
    III.4.3.3.3. Tổ chức thi sau đào tạo 94
    III.4.3.3.4. Đánh giá thông qua sự thay đổi hành vi 95


    Kết luận 96
     
Đang tải...