Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nông trường cao su Lai uyên – Công ty cổ phần cao su

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu trở thành nước công nghiệp. Trong quá trình phát triển đó một trong những lĩnh vực sẽ được ưu tiên tập trung đầu tư rất lớn đó là nguồn nhân lực, đây là lĩnh vực đóng vai trò mấu chốt góp phần chính yếu thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đem lại hình ảnh văn minh, hiện đại của một quốc gia phát triển. Trong xu thế đó, sự cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt và quyết liệt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thương trường tất yếu phải giành thắng lợi trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bằng việc xây dựng một chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ các nguồn lực như: vốn, công nghệ, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị. Tuy nhiên các nguồn lực đó dù có sức mạnh thế nào cũng không thay thế được vai trò của con người. Nguồn nhân lực vẫn đóng một vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
    Nền kinh tế thế giới hiện nay, có xu hướng chuyển từ nền kinh tế dựa vào sự giàu có của tài nguyên sang nền kinh tế trí thức, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về yếu tố công nghệ và nguồn nhân lực thay vì cạnh tranh vốn và quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng cho mình một đội ngũ nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp chủ động sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường. Như vậy công tác quản trị nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp khai thác hết khả năng tiềm tàng của đội ngũ nhân viên, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Nông trường cao su Lai Uyên được thành lập năm 1983, là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ Phần cao su Phước Hòa. Từ tháng 3 năm 2008 Công ty Cao su Phước Hòa chuyển đổi hình thức sở hữư từ Doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần. Qua quá trình hơn 30 năm xây dựng và phát triển, diện tích vườn cây và sản lượng mũ cao su của Nông trường ngày càng tăng trưởng. Trong thời gian qua hoạt động từ khai thác và chăm sóc vườn cây, Nông trường đã thu được nhiều thành tựu quan trọng và đóng góp nhiều vào quá trình phát triển chung của Công ty. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai thực hiện khai thác, chăm sóc vườn cây và quản lý khai thác các vườn cây của Nông trường đã cho thấy rằng công tác quản trị nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đem lại hiệu quả cao trong hoạt động khai thác và chăm sóc như Lãnh đạo Công ty và Nông trường mong đợi. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ của mình là “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU LAI UYÊN – CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
    Mục tiêu chính là hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nông trường cao su Lai uyên – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa. Xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất.
    Mục tiêu trung gian là hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm định hướng cho việc Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nông trường cao su Lai uyên – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa.
    Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nông trường cao su Lai uyên – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng này.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
     Đối tượng nghiên cứu.
    Công tác Quản trị nguồn nhân lực tại Nông trường cao su Lai uyên – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
     Phạm vi nghiên cứu.
    Nông trường cao su Lai uyên – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Luận văn được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố của Nông trường và Hồ sơ quản lý nhân sự tại Phòng tổ chức lao động tiền lương Công ty, phòng Kế toán Công ty và các Phòng ban bộ phận trong Nông trường. Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về định hướng, chính sách của Nhà nước, tìm hiểu thông tin về các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và chăm sóc cây cao su khác để hiểu về điểm mạnh, điểm yếu cũng như định hướng của họ từ đó có thể đưa ra được các giải pháp phù hợp hơn với Nông trường cao su Lai uyên.
    Đồng thời phương pháp thảo luận nhóm cũng được sử dụng để tập hợp các thông tin sơ cấp và kiểm định các kết quả nghiên cứu, các nhận định và đánh giá của tác giả. Đối tượng được mời tham gia thảo luận nhóm là các cán bộ quản lý của Nông trường, từ cấp quản lý đội sản xuất đến cấp quản lý Nông trường.
    5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN
    Phân tích được thực trạng, từ đó rút ra ưu, nhược điểm, tình hình công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nông trường cao su Lai uyên – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa trong những năm qua, đồng thời đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Nông trường. Xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất được giao.
    6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì bố cục của luận văn bao gồm ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản trị nguồn nhân lực
    Chương 2: Thực trạng vấn đề công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nông trường cao su Lai uyên – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nông trường cao su Lai uyên – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa.

    TÓM TẮT LUẬN VĂN
    Luận văn đã hoàn thành với kết quả thu được nhất quán với mục tiêu đặt ra, cụ thể như sau:
    Chương 1: Luận văn đã hệ thống hoá tương đối đầy đủ và rõ ràng các vấn đề lý luận về Công tác quản trị nguồn nhân lực, bao gồm : các khái niệm, những nội dung chính của công tác quản trị nguồn nhân lực, trên cơ sở đó nêu lên sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực đồng thời xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nói chung và của Nông trường cao su Lai uyên nói riêng.
    Luận văn đã trình bày tương đối rõ về phương pháp nghiên cứu đề tài với hai phương pháp nghiên cứu chính là : Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu và phương pháp hội thảo nhóm.
    Chương 2: Luận văn đã khái quát được về công tác quản trị nguồn nhân lực của Nông trường cao su Lai uyên, bao gồm: các quy trình thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực.
    Thông qua tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của Nông trường cao su Lai uyên cũng như việc sử dụng nguồn nhân lực hiện tại, luận văn cũng đã nêu ra được những thành tích cũng như những tồn tại cần khắc phục của Nông trường trong việc quản trị nguồn nhân lực.
    Chương 3: Dựa vào bối cảnh hội nhập kinh tế của đất nước, định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa cho Nông trường cao su Lai uyên, căn cứ vào những phân tích, đánh giá tình hình sử dụng nguồn nhân lực thực tế và nhiệm vụ mở rộng sản xuất trong những năm sắp tới, luận văn đã nêu ra một số phương hướng và mục tiêu công tác quản trị nguồn nhân lực.
    Đồng thời xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực, trong đó có 09 giải pháp chính như sau:
    1- Cơ chế quản lý
    2- Hoạch định nguồn nhân lực và phân tích công việc
    3- Tuyển dụng lao động
    4- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
    5- Đánh giá năng lực thực hiện công việc
    6- Thù lao lao động
    7- Giữ chân người tài
    8- Môi trường, điều kiện làm việc
    9- Xây dựng hệ thống thông tin quản trị nguồn nhân lực
    Qua 09 giải pháp trên - chính là những đóng góp rất cơ bản và hữu ích, có tính thời sự về lý luận và thực tiễn để thực hiện hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nông trường cao su Lai uyên – Công ty Cổ Phần Cao su Phước Hòa.
    Tuy nhiên, vì đề tài viết về công tác quản trị nguồn nhân lực là một công tác quản trị có phạm vi và quy mô rất rộng, do vậy trong nội dung luận văn sẽ không tránh được những thiếu sót, kính mong nhận được các ý kiến góp ý của các thầy, cô giáo.

    MỤC LỤC
    Trang
    Danh mục các chữ viết tắt I
    Danh mục bảng, hình vẽ III
    Tóm tắt luận văn i
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Kết quả đạt được của luận văn 3
    6. Bố cục của luận văn 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 5
    1.1. Các khái niệm 5
    1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực 5
    1.1.2. Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực 5
    1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công tác quản trị nguồn
    nhân lực 6
    1.1.4. Vai trò của công tác quản trị nguồn nhân lực trong
    tổ chức 8
    1.2. Những nội dung chính của công tác quản trị nguồn nhân lực 8
    1.2.1. Xác định cơ cấu tổ chức 8
    1.2.2. Xác định nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp 9
    1.2.3. Hoạch định nguồn nhân lực và phân tích công việc 11
    1.2.3.1. Hoạch định nguồn nhân lực 11
    1.2.3.2. Phân tích công việc 12
    1.2.4. Tuyển dụng 13
    1.2.4.1. Khái niệm 13
    1.2.4.2. Vai trò của công tác tuyển dụng 13
    1.2.4.3. Các nguồn tuyển dụng 13
    1.2.4.4. Nội dung, trình tự quá trình tuyển dụng 15
    1.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 16
    1.2.5.1. Khái niệm 16
    1.2.5.2. Mục đích của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 16
    1.2.5.3. Các hình thức đào tạo 16
    1.2.5.4. Vai trò con người trong kinh doanh và phát triển Doanh nghiệp 18
    1.2.5.5. Vai trò đào tạo nhân lực và ảnh hưởng của hoạt động đào tạo với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp 19
    1.2.6. Đánh giá năng lực thực hiện công việc và thù lao lao động 20
    1.2.6.1. Đánh giá năng lực thực hiện công việc 20
    1.2.6.2. Thù lao lao động 21
    1.2.7. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn
    nhân lực 23
    1.2.8. Xây dựng chiến lược phát triển nhân lực cho doanh nghiệp 24
    1.3. Xây dựng phương pháp nghiên cứu 27
    1.3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính 27
    1.3.1.1. Thực hiện tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp 28
    1.3.1.2. Thực hiện thảo luận nhóm 28
    1.3.2 Thu thập thông tin 28
    1.3.2.1. Về nguồn dữ liệu thứ cấp 28
    1.3.2.2. Về nguồn dữ liệu sơ cấp 29
    1.3.3. Lịch trình nghiên cứu 31
    1.3.4. Phân tích kết quả 32
    1.3.5. Tính xác thực và độ tin cậy của dữ liệu 33
    Tóm tắt chương 1 36
    Chương 2. THỰC TRẠNG VẤN DỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU LAI UYÊN – CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA 37
    2.1. Giới thiệu tổng quan về Nông trường cao su Lai uyên – Công ty Cổ phần cao su Phước Hòa 37
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nông trường 37
    2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nông trường 38
    2.1.3. Lĩnh vực hoạt động chính 38
    2.1.4. Phân tích kết quả nghiên cứu về sản xuất kinh doanh của Nông trường 38
    2.2. Tổng quan về công tác quản trị nguồn nhân lực của
    Nông trường 40
    2.2.1. Bộ máy 40
    2.2.2. Hiệu quả quản lý và chuyên môn hoá 41
    2.2.3. Xử lý thông tin 41
    2.2.4. Nhân sự 42
    2.2.5. Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực của Nông trường 42
    2.2.6. Khái quát chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc, Phó giám đốc và các phòng ban của Nông trường 44
    2.2.6.1. Giám đốc 44
    2.2.6.2. Phó giám đốc 45
    2.2.6.3. Phòng tổ chức lao động tiền lương 45
    2.2.6.4. Phòng kế hoạch nông nghiệp 46
    2.2.6.5. Phòng tài chính kế toán 46
    2.2.6.6. Phòng hành chính 47
    2.2.6.7. Phòng công đoàn 47
    2.2.6.8. Phòng đảng ủy 47
    2.2.6.9. Phòng bảo vệ 47
    2.3. Quy trình thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực 48
    2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực 48
    2.4.1. Hoạch định nguồn nhân lực cho sản xuất kinh doanh của Nông trường 48
    2.4.2. Công tác tuyển dụng 49
    2.4.2.1. Quy chế tuyển dụng lao động 49
    2.4.2.2. Khả năng thực hiện công tác tuyển dụng hợp lý 51
    2.4.2.3. Đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng 51
    2.4.3. Khả năng phân công lao động 53
    2.4.4. Công tác đào tạo và phát triển 53
    2.4.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển 53
    2.4.4.2. Lưu đồ đào tạo và phát triển 54
    2.4.4.3. Thực hiện quá trình đào tạo và phát triển 56
    2.4.4.4. Tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho các thành phần người lao động của Nông trường 60
    2.4.4.5. Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển 60
    2.4.5. Công tác đánh giá nhân sự 62
    2.4.6. Chế độ lương 63
    2.4.7. Chế độ thưởng và phúc lợi 64
    2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn nhân lực 64
    2.5.1. Những ưu điểm đã đạt được 68
    2.5.2. Những hạn chế cần khắc phục 69
    2.5.3. Nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại 71
    2.5.4. Tóm lại 71
    Tóm tắt chương 2 73

    Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU LAI UYÊN – CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA 74
    3.1. Phương hướng và mục tiêu công tác quản trị nguồn nhân lực 74
    3.1.1. Phương hướng công tác quản trị nguồn nhân lực 74
    3.1.2. Mục tiêu công tác quản trị nguồn nhân lực 76
    3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn
    nhân lực 77
    3.2.1. Về cơ chế quản lý 77
    3.2.2. Về hoạch định nguồn nhân lực và phân tích công việc 78
    3.2.3. Về tuyển dụng 78
    3.2.4. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 79
    3.2.5. Về đánh giá năng lực thực hiện công việc 81
    3.2.6. Về thù lao lao động 83
    3.2.7. Giữ chân người tài 84
    3.2.8. Các giải pháp khác 85
    3.2.8.1. Tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi cho
    người lao động 85
    3.2.8.2. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị nguồn nhân lực 85
    Tóm tắt chương 3 87
    KẾT LUẬN 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
    PHỤ LỤC 92
    Phụ lục A 92
    Phụ lục B 97
    Phụ lục C 101
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...