Luận Văn Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nhân lực tại khách sạn Dân Chủ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦUNgành du lịch hiện đại đã hình thành vào thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp. Trong một thời gian dài nó là đặc quyền của giới thượng lưu, nhưng sự ra đời của một số luật pháp xã hội và sự gia tăng thu nhập đã làm nảy sinh một hiện tượng có tính đại chúng, bước ngoặt này được ghi nhận vào năm 1936 khi một công ước quốc tế về quyền nghỉ phép có lương được ký kết. Để rồi từ đó hoạt động du lịch đã trở thành hiện tượng phổ biến thu hút hàng trăm triệu lượt khách tham gia với tư cách là người đi du lịch hoặc người phục vụ khách du lịch. Nói cách khác, du lịch đã được xã hội hoá cả ở phía cung và phía cầu trên thị trường du lịch.
    Ngày nay hoạt động đi lịch trên thế giới đã phát triển và trở thành một ngành công nghiệp không khói mang lại một tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập quốc dân và là một ngành có độ tăng trưởng mạnh và liên tục ở những quốc gia có ngành du lịch. Đặc biệt là những nước phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn và những nước phát triển du lịch từ lâu đời như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ . Đối với hầu hết các nước bao gồm cả những nước phát triển và đang phát triển, du lịch được xác định là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước và là một ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Du lịch thế giới kể từ khi sinh ra cho đến nay tuy cũng những lúc thăng trầm nhưng tự nó đã chứng minh được rằng đây chính là một ngành kinh tế mang lại những nguồn lợi không nhỏ cho mỗi quốc gia cả nước nhận khách và nước gửi khách.
    Ở nước ta ngành Du Lịch ra đời tính đến nay đã được 43 năm (từ 9/7/1960) cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế bao cấp, Du Lịch chỉ mang tính chất ngoại giao giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa. Do vậy ngành Du Lịch Việt Nam trong thời gian dài chưa có điều kiện phát triển. Từ khi đổi mới đặc biệt từ 1991 đến nay với chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghia, ngành Du Lịch đã có sự quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Các văn kiện đại hội Đảng VI, VII, VIII và các nghị quyết ban chấp hành Trung ương của chính phủ đã khẳng định “Du Lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (Nghị quyết 45 – CP ngày 22/6/1999). Vậy Du Lịch “là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, kiên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy phát triển Du Lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối páht triển kinh tế xã hội của đảng và Nhà nước” (chỉ thị 56-TC-TW ngày 14/10/1994 của ban bí thư). Nghị quyết đại hội đảng lần thứ 9 đã xác định “phát triển Du Lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” chính vì vậy mà Du Lịch đã phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ với chất lượng ngày càng cao để có thể đáp ứng nhu cầu của khách. Và trong hệ thống kinh doanh Du Lịch thì khách sạn cũng có một vị trí quan trọng đặc biệt.
    Với việc chuyển đổi từ hoạt động tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Du Lịch Việt Nam trong những năm gần đây. Một mặt với sự ra đời của hàng loạt các khách sạn làm cho sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh khách sạn trở nên gay gắt, mặt khác các khách sạn nhà nước phải chuyển sang hoạch toán kinh doanh độc lập đây là một bài toán đối với các nhà quản lý. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt với một bộ máy, nhân viên của cơ chế bao cấp. Tuy trong những năm gần đây khách sạn Dân Chủ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đứng vững trên thị trường, nhưng với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thì việc giữ được những gì đạt được là một điều rất khó. Vì vậy với đặc điểm của đội ngũ nhân viên của khách sạn công tác quản lý nhân lực cần được đặc biệt chú ý. Chỉ có quản lý con người tốt thì mới mong có được sản phẩm tốt và đạt được những mục tiêu đặt ra của khách sạn.
    Qua quá trình thực tập tại khách sạn Dân Chủ tôi nhận thấy công tác quản lý và sử dụng lao động có một ý nghĩa rất lớn và tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Vì vậy em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nhân lực tại khách sạn Dân Chủ
    Đối tượng nghiên cứu của bài viết tập trung chủ yếu vào công tác quản lý và con người của khách sạn Dân Chủ.

    MỤC LỤC
    Chương I: 7
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỦ DỤNG NHÂN LỰC TRONG KHÁCH SẠN 7
    1.1. Các khái niệm cơ bản về khách sạn và kinh doanh khách sạn. 7
    1.1.1. Khái niêm về khách sạn và kinh doanh khách sạn. 7
    1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn. 8
    1.2. Quản lý nhân lực và công tác tổ chức quản lý nhân lực trong kinh doanh khách sạn. 14
    1.2.1. Khái niệm quản lý nhân lực. 14
    1.2.2. Nội dung của công tác quản lý nhân lực. 15
    1.3. Đặc điểm tổ chức và quản lý nhân lực trong hoạt động kinh doanh khách sạn. 16
    1.3.1. Đặc điểm về lao động trong kinh doanh khách sạn. 16
    1.3.2. Nội dung chủ yếu về công tác tổ chức và quản lý nhân lực trong kinh doanh khách sạn. 19
    1.3.3Những nhân tố tác động ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của công tác tổ chức, quản lý nhân lực trong hoạt động kinh doanh khách sạn. 30
    Chương II: 34
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 34
    2.1. Giới thiệu đôi nét về khách sạn Dân Chủ. 34
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Dân Chủ. 34
    2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Dân Chủ. 35
    2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn Dân Chủ trong những năm gần đây. 39
    2.2. Thực trạng công tác tổ chức, quản lý và sử dụng nhân lực tại khách sạn Dân Chủ. 44
    2.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức và nhân lực tại khách sạn Dân. 44
    (Nguồn: Khách sạn Dân Chủ) 51
    2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức quản lý nhân lực, những kết quả đạt được và những yếu kém còn tồn tại ở khách sạn. 57
    2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại khách sạn Dân Chủ. 70
    2.3.1. Chỉ tiêu năng suất lao động. 70
    2.3.2. Chỉ tiêu hiệu quả lao động bình quân. 71
    Chương III: 74
    PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 74
    3.1. Phương hướng và mục tiêu của khách sạn trong những năm tới 74
    3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và sử dụng nhân lực tại khách sạn Dân Chủ 76
    3.2.1. Hoàn thiện công tác tuyển chọn nhân lực. 77
    3.2.2. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 80
    3.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức và bố trí nguồn nhân lực. 83
    3.2.4. Hoàn thiện công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc. 84
    3.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý, kỷ luật và tạo động lực cho người lao động. 85
    3.3. Kiến nghị 90
    3.3.1. Đối với khách sạn Dân Chủ. 90
    3.3.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước. 92
    3.4. Kết luận. 93
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...