Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Nha Trang tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN .1
    LỜI CẢM ƠN .2
    MỤC LỤC .3
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .5
    1. Lý do chọn đề tài: .8
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 9
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .9
    4. Phương pháp nghiên cứu: .9
    5. Những đóng góp khoa học của đề tài: 10
    6. Bố cục luận văn .10
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 11
    1. 1 Khái quát chung về thuế giá trị gia tăng 11
    1.1.1 Sự cần thiết phải áp dụng thuế giá trị gia tăng(GTGT) ở nước ta 11
    1.1.2. Khái niệm thuế GTGT .12
    1.1.3 Căn cứ tính thuế GTGT .12
    1.1.4 Phương pháp tính thuế .16
    1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp 17
    1.1.6 Ý nghĩa của việc quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp .19
    1.2 Nội dung công tác quản lý thuế giá trị gia tăng .20
    1.2.1 Công tác quản lý đăng ký thuế 20
    1.2.2 Công tác quản lý hóa đơn .21
    1.2.3 Công tác quản lý thu thuế .23
    1.2.4 Công tác quản lý hoàn thuế 27
    1.2.6 Công tác quản lý miễn thuế, giảm thuế 29
    1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp 33
    1.3.1. Mức độ hoàn thành kế hoạch thu thuế 33
    1.3.2. Tỷ trọng thuế giá trị gia tăng trong tổng các loại thuế .33
    1.3.3. Số thuế bình quân 1 cán bộ thuế thu được 33
    1.3.4. Tần suất kiểm tra thuế các DN 34
    1.3.5. Tần suất tư vấn thuế cho các DN 34
    1.4 Một số kinh nghiệm về công tác quản lý thuế giátrị gia tăng của các nước phát triển trên thế giới
    34
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .36
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC
    DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG 37
    2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành Phố Nha Trang ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế giá trị gia
    tăng. 37
    2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 37
    4
    2.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội 38
    2.2 Thực trạng về công tác quản lý thuế giá trị giatăng đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế
    Thành Phố Nha Trang 40
    2.2.1 Khái quát về Chi cục thuế Thành Phố Nha Trang 40
    2.2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế
    Thành Phố Nha Trang .51
    2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Thành Phố
    Nha Trang 78
    2.3.1 Kết quả đạt được 78
    2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục 78
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .80
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ THUẾ GTGT
    ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG .81
    3.1. Định hướng hoạt động của Chi cục thuế Thành phố Nha Trang 81
    3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế giátrị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục
    thuế Thành Phố Nha Trang 82
    3.2.1: Giải pháp 1: Quản lý đối tượng nộp thuế. 82
    3.2.2 : Giải pháp 2 Quản lý công tác thu nộp thuế: 83
    3.2.3 Giải pháp 3: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế , kiên quyết xử lý các hành vi vi
    phạm pháp luật về thuế 84
    3.2.4 Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT .87
    3.2.5: Giải pháp 5: Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế 88
    3.2.6 Giải pháp 6: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôngtin vào công tác quản lý thu thuế nhằm
    nâng cao hiệu quả công tác thuế .90
    3.3. Một số kiến nghị 91
    3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước .91
    3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế về việc quản lý hóa đơn, chứng từ 94
    KẾT LUẬN .96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
    PHỤ LỤC 1 .99
    PHỤ LỤC 2 .101


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh
    tế thị trường với sự đa dạng hoá thành phần kinh tế, phong phú ngành nghề, quy mô
    kinh doanh. Song song với việc chuyển đổi nền kinh tế, vai trò quản lý kinh tế của
    Nhà nước cũng thay đổi, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế mà
    quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ, các chính sách quản lý
    kinh tế nhằm tác động đến cung, cầu, giá cả, việc làm với mục đích tạo môi
    trường kinh doanh ổn định và phát triển.
    Trong đó, thuế được coi là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết
    vĩ mô nền kinh tế. Thuế không những là nguồn thu quan trọng chủ yếu của ngân
    sách nhà nước mà còn ảnh hưởng to lớn đến công cuộcphát triển kinh tế. Mỗi quyết
    định về thuế đều liên quan đến tích luỹ, đầu tư, tiêu dùng, đến vấn đề phân bổ
    nguồn lực trong xã hội. Cụ thể, nó biểu hiện qua các mặt: tạo sự ổn định môi trường
    kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực một
    cách có hiệu quả, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư,ổn định tài chính tiền tệ, tạo ra
    sự đảm bảo an toàn về tài chính cho các hoạt động kinh tế xã hội.
    Để bắt kịp với tình hình kinh tế ngày càng phát triển, những ngành nghề mới,
    thành phần kinh tế mới ra đời thì hệ thống luật thuế của Nhà nước cũng phải điều
    chỉnh, cải tiến liên tục. Tại Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 ngày 10/05/1997 đã
    thông qua luật thuế GTGT thay thế cho luật thuế doanh thu và hiệu lực thi hành từ
    ngày 01/01/1999.
    Đến nay, đã trải qua nhiều năm thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, nền kinh
    tế nói chung và các doanh nghiệp taị Thành Phố Nha Trang nói riêng đã có những
    chuyển biến tích cực. Tuy nhiên đặc thù các doanh nghiệp tại TP Nha Trang đa số là
    loại hình dịch vụ với quy mô nhỏ, số lượng các doanh nghiệp hoạt động chưa bài
    bản nên công tác quản lý thuế còn gặp nhiều vướng mắc cần phải giải quyết. Nhận
    thấy được tính cấp bách của vấn đề này, với mục đích tìm hiểu thực trạng công tác
    quản lý thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp tại Thành Phố Nha Trang để từ đó
    đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối
    9
    với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế Thành phố NhaTrang để đáp ứng những yêu
    cầu trong xu thế hội nhập và phát triển ngày càng nhanh chóng .
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về công tác quảnlý thuế giá trị gia tăng
    đối với các doanh nghiệp.
    Làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các
    doanh nghiệp tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang từ năm 2006 - 2010 .
    Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng
    đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế Thành phốNha Trang.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu
    Công tác quản lý thuế tại chi cục thuế Thành phố Nha Trang gồm
    nhiều sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài
    nguyên, thuế nhà đất trong đó thuế giá trị gia tănglà khoản thu chủ yếu đóng góp
    vào ngân sách nhà nước. Chính vì vậy đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu công tác quản lý
    thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế Thành phố Nha Trang.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh
    nghiệp tại Chi cục thuế Thành Phố Nha Trang từ năm 2006 đến năm 2010
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Cơ sở lý thuyết
    Dựa trên cơ sở lý thuyết và nội dung công tác quản lý thuế giá trị gia tăng để
    phân tích thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp
    tại Chi cục thuế Thành Phố Nha Trang
    Phương pháp thu thập số liệu
    Số liệu sơ cấp
    Phỏng vấn các chuyên gia là Chi cục trưởng, chi cụcphó, các đội trưởng tại
    chi cục thuế và những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý
    thuế nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh
    nghiệp tại chi cục thuế Thành phố Nha Trang.
    10
    Thông qua bảng câu hỏi để đánh giá một số vấn đề như: Thủ tục kê khai và
    quyết toán thuế giá trị gia tăng, quy trình nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, tác
    phong tư cách đạo đức của cán bộ thuế .
    Số lượng phỏng vấn là 36 DN với thời gian phỏng vấnlà một tháng.
    Số liệu thứ cấp
    Số liệu được thu thập nội bộ tại các đội nghiệp vụ dự toán, đội tuyên truyền,
    phòng nhân sự , các báo cáo tổng kết từ năm 2006 – 2010 để đánh giá thực trạng
    công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế
    Thành phố Nha Trang.
    Thu thập thông tin trên các báo cáo chuyên đề, đài báo, các Website nhằm
    góp phần đánh giá chặt chẽ hơn trong công tác quản lý thuế giá trị gia tăng.
    5. Những đóng góp khoa học của đề tài:
    Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về thuế giá trịgia tăng và công tác quản
    lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp.
    Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT.
    Làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các
    doanh nghiệp tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang .
    Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng
    đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế Thành phốNha Trang.
    6. Bố cục luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính
    của luận văn bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về thuế giá trị gia tăng
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các
    doanh nghiệp tại Chi cục thuế Thành Phố Nha Trang
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tácquản lý thuế giá trị
    gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế Thành Phố Nha Trang
    11
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
    1. 1 Khái quát chung về thuế giá trị gia tăng
    1.1.1 Sự cần thiết phải áp dụng thuế giá trị gia tăng(GTGT) ở nước ta
    Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang cơ chế thị
    trường có sự điều tiết của Nhà nước. Hoạt động và vận hành của thị trường chưa
    thật linh hoạt, nhiều doanh nghiệp có trình độ côngnghệ, kỹ thuật cũng như trình độ
    quản lý thấp, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh kém, chưa thích nghi và
    điều chỉnh nhanh nhạy để phù hợp với chính sách kinh tế mới. Vì vậy việc áp dụng
    thuế GTGT trong giai đoạn này là hết sức cần thiết.Thuế GTGT có những ưu điểm
    nổi bật có thể khắc phục được phần nào khó khăn khithực hiện luật thuế cũ:
    Thuế GTGT có thể khắc phục được nhược điểm của thuếdoanh thu là không
    thu trùng lắp thuế nên có tác động tích cực đối vớisản xuất dịch vụ. Đồng thời việc
    thực hiện thuế GTGT còn đòi hỏi các doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh
    tế phải tăng cường quản lý như: ghi chép ban đầu, mở sổ sách kế toán và mua, bán
    hàng hoá có hoá đơn chứng từ, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm
    để đủ sức cạnh tranh trong tình hình mới.
    Thuế GTGT sẽ khuyến khích đầu tư trong nước, mở rộng quy mô sản xuất,
    kinh doanh, đổi mới công nghệ hiện đại. Thuế GTGT không đánh vào hoạt động
    đầu tư tài sản cố định, toàn bộ số thuế GTGT phải trả lại khi mua sắm tài sản cố
    định sẽ được Nhà nước cho khấu trừ hoặc hoàn lại cho doanh nghiệp.
    Thuế GTGT sẽ góp phần khuyến khích xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu
    thụ sản phẩm hàng hoá, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá xuất
    khẩu, giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
    Luật thuế GTGT qui định hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% và
    được hoàn thuế GTGT đầu vào nên đã khuyến khích xuất khẩu và tạo điều kiện để
    hàng hoá Việt Nam có thể cạnh tranh về giá cả so với hàng hoá tương tự của các
    nước trên thị trường quốc tế.
    Việc thực hiện thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu sẽ góp phần bảo hộ
    hàng hoá sản xuất trong nước. Kết hợp với cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng
    hoá năm 1999, thuế GTGT sẽ góp phần hạn chế tiêu dùng, nhất là hàng tiêu dùng
    cao cấp từ nước ngoài, thực hiện tiết kiệm cho sản xuất. Đối với vật tư, nguyên vật


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Giáo trình thuế, PGS.TS Phan Thị Cúc, Th.S Trần Phước, Th.S Nguyễn Thị Mỹ
    Linh, NXB Thống kê, Năm 2007
    2. TT Số: 06/2012/TT-BTC, ngày 11 tháng 01 năm 2012của Bộ Tài Chính
    3. Quy trình quản lý đăng ký thuế, Quyết định số 443/QĐ-TCT ngày 29 tháng 4
    năm 2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
    4. Quy trình quản lý hóa đơn, Quyết định số 2423 /QĐ-TCT ngày 23 /11/2010
    của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
    5. Quy trình quản lý nợ thuế, Quyết định Số: 1395/QĐ-TCT ,ngày 14 tháng 10 năm
    2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
    6. Quy trình hoàn thuế, Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011 của Tổng cục
    trưởng Tổng cục Thuế
    7. Quy trình thanh tra thuế, Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05 tháng 5 năm 2009
    của Tổng cục Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
    8. Quy trình miễn thuế, giảm thuế, Quyết định số: 1444/QĐ-TCT ngày 24 tháng 10
    năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
    9. Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, Quyết định số 601/QĐ-TCT ngày
    11 tháng 05 năm 2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
    10. Nguyễn Thu Hồng, Đề án lý thuyết tài chính tiềntệ, Đại học kinh tế quốc dân
    11. Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2005-2010 và phương hướng,
    nhiệm vụ phát triển giai đoạn 2010-2015 của Thành phố Nha Trang
    12. Niên giám thông kê Khánh Hòa 2011
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...