Tiến Sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngân sách nhà nước (NSNN) là bộ phận quan trọng, không những là điều
    kiện vật chất cần thiết để Nhà nước có thể thực hiện được các chức năng nhiệm vụ
    của mình, mà còn là công cụ để Nhà nước tác động điều tiết vĩ mô.
    Luật NSNN hiện hành của Việt Nam được Quốc hội Khóa 11, kỳ họp
    thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002, có hiệu lực từ năm ngân sách 2004 đã đánh
    dấu bước đổi mới quan trọng trong quản lý NSNN. Cùng với các biện pháp cải
    cách, đổi mới đồng bộ về thể chế quản lý tài chính công, việc thực hiện Luật
    NSNN trong những năm qua đã có những đóng góp quan trọng trong việc nâng
    cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý, điều hành NSNN; góp phần ổn
    định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết tốt
    các vấn đề an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo; đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng,
    an ninh, đối ngoại. Đồng thời, phân cấp ngân sách theo Luật NSNN 2002 cũng
    đã đảm bảo được tính chủ động trong quản lý điều hành NSNN của các cấp
    ngân sách; công tác cải cách hành chính trong quản lý ngân sách được đẩy
    mạnh, công khai ngân sách được chú trọng.
    Ở nước ta, hệ thống NSNN bao gồm Ngân sách trung ương (NSTW) và
    Ngân sách địa phương (NSĐP). Với đặ ấp trung gian, NSĐP
    vừa chịu sự quy định của Luật NSNN nói chung, vừa chịu sự ảnh hưởng của
    phân cấp, cũng như đặc điểm KT - XH ở địa phương nói riêng.
    Ngân sách huyện Sơn Dương là một cấp ngân sách thực hiện vai trò,
    chức năng, nhiệm vụ của NSNN. Việc tổ chức, quản lý thu, chi NSNN huyện
    Sơn Dương có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết
    được những vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn huyện. Thực tế qua gần
    10 năm thực hiện Luật NSNN, cân đối ngân sách huyện Sơn Dương ngày
    càng vững chắc, nguồn thu ngày càng tăng, không những đảm bảo được các
    yêu cầu chi thiết yếu của bộ máy QLNN, sự nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội, an

    2
    ninh quốc phòng, mà còn dành đáng kể cho chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên,
    thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách của huyện hiện nay vẫn còn
    nhiều khiếm khuyết, hạn chế. Thu NSNN vẫn chưa bao quát được hết các
    nguồn thu của huyện, tình trạng thất thu, nợ đọng vẫn xảy ra, nguồn thu ngân
    sách còn hạn chế . Hiệu quả chi ngân sách còn chưa cao, chi đầu tư còn dàn
    trải, manh mún, thiếu tập trung; chi thường xuyên còn vượt dự toán, việc chấp
    hành báo cáo quyết toán của các đơn vị còn chậm.
    Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN là một nhiệm vụ cần thiết
    nhằm nâng cao hiệu quả tiền, vốn, tài sản Nhà nước. Đối với huyện Sơn
    Dương, tỉnh Tuyên Quang công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện tốt
    sẽ tạo được nguồn lực tài chính mạnh mẽ, đồng thời công tác quản lý chi
    NSNN có hiệu quả, chính là các yếu tố có tính quyết định để thực hiện thắng
    lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH của huyện trong giai đoạn 2010-2015 mà
    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.
    Xuất phát từ thực tế trên, em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý
    thu, chi NSNN tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” để làm Luận văn
    tốt nghiệp.
    * Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động quản lý
    thu chi NSNN. Trong đó, tiêu biểu có các công trình:
    - Tác giả Nguyễn Thế Tràm (chủ nhiệm đề tài - 1996): “Về việc quản lý
    thu thuế trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung”, Luận án tiến sĩ - Học
    viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh.
    Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu thuế của một số tỉnh
    ở Việt Nam và tổng kết thực tiễn hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn
    các tỉnh Duyên hải miền Trung giai đoạn 1993 – 1995, tác giả làm rõ thực
    trạng hoạt động thu thuế nhằm phân tích ưu điểm, hạn chế và đề xuất các
    giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế trên địa bàn các tỉnh Duyên
    hải miền Trung.

    3
    - Tác giả Nguyễn Việt Cường (chủ nhiệm đề tài – 2001): “Đổi mới cơ
    chế phân cấp quản lý NSNN”, Luận văn thạc sĩ - Đại học Tài chính Kế toán
    Hà Nội.
    - Tác giả Phạm Hồng Đức (chủ nhiệm đề tài - 2002): “Hoàn thiện cơ
    chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương”, Luận án tiến
    sĩ - Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.
    Dựa vào hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phân cấp ngân sách,
    tác giả đã phân tích cơ chế phân cấp các cấp chính quyền địa phương ở Việt
    Nam đến năm 2011, chỉ ra những thành quả đạt được và những hạn chế còn
    tồn đọng để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế phân
    cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương Việt Nam.
    - Tác giả Lê Công Toàn (chủ nhiệm đề tài - 2003): “Sử dụng công cụ
    chính sách tài chính để phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập”, Luận
    án tiến sĩ - Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.
    Trên cơ sở phân tích và khái quát các vấn đề chung nhất về mối quan
    hệ giữa phát triển kinh tế với việc sử dụng các công cụ chính sách tài chính,
    tác giả đánh giá quá trình hình thành và phát triển của các công cụ chính sách
    tài chính, phân tích đánh giá một cách khách quan những lợi ích mà các công
    cụ này mang lại, đồng thời chỉ ra các hạn chế của những chính sách tài chính
    ở Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp để sử dụng công cụ chính
    sách tài chính nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập
    những năm 2000.
    Các công trình trên đã đề cập khá nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt
    động quản lý thu – chi NSNN ở tất cả các cấp. Để thực hiện đề tài của mình,
    em đã tham khảo, kế thừa một phần các công trình trên, kết hợp với thực tế
    quản lý NSNN tại huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang để phân tích, đánh giá
    và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN tại huyện
    Sơn Dương.

    4
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Luận văn đi phân tích thực trạng công tác quản lý thu, chi NSNN tại
    huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng, từ
    đó đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN
    tại huyện Sơn Dương đến năm 2020, góp phần vào hoàn thiện công tác quản
    lý thu, chi NSNN chung của tỉnh Tuyên Quang.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thu, chi NSNN và công
    tác quản lý thu, chi NSNN;
    - Kinh nghiệm của một số huyện ở các tỉnh của Việt Nam về công tác
    quản lý thu, chi NSNN và bào học rút ra;
    - Phân tích thực trạng công tác quản lý thu, chi NSNN tại huyện Sơn
    Dương, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2011 đến nay. Từ đó rút ra thành tựu và
    hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN những
    năm tới;
    - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công
    tác quản lý thu, chi NSNN tại huyện Sơn Dương đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vào công tác quản lý thu,
    chi NSNN tại địa phương.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu, chi
    NSNN tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang năm từ năm 2011-2013 và
    đưa ra kiến nghị đến năm 2020.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Luận văn vận dụng lý luận về quản lý NSNN để phân tích, đánh giá
    thực trạng công tác quản lý thu, chi NSNN tại huyện Sơn Dương từ năm 2011

    5
    - 2013. Từ đó đề ra quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác
    quản lý thu, chi NSNN tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong thời
    gian tới.
    Với kết quả nghiên cứu đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu
    ích cho việc lãnh đạo, điều hành thu, chi NSNN góp phần thúc đẩy phát triển
    kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    gồm có 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu, chi NSNN cấp huyện.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu, chi NSNN tại huyện Sơn
    Dương, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2011 - 2013.
    Chương 4: Quan điểm và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
    thu, chi NSNN tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG viii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    5. Kết cấu của luận văn . 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU, . 6
    CHI NSNN CẤP HUYỆN . 6
    1.1. Thu, chi NSNN và vai trò của thu, chi NSNN . 6
    1.1.1. Khái niệm về thu, chi NSNN 6
    1.1.2. Vai trò của quản lý thu, chi NSNN . 13
    1.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi NSNN
    cấp huyện 18
    1.2.1. Đặc điểm của quản lý thu, chi NSNN cấp huyện . 18
    1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi NSNN cấp huyện 19
    1.3. Nội dung cơ bản về quản lý thu, chi NSNN cấp huyện . 22
    1.3.1. Lập dự toán thu, chi ngân sách huyện . 22
    1.3.2. Chấp hành Ngân sách huyện . 26
    1.3.3. Kế toán và Quyết toán Ngân sách . 30
    1.4. Kinh nghiệm của một số huyện ở các tỉnh của Việt Nam về công tác
    quản lý thu, chi NSNN và bài học rút ra cho huyện Sơn Dương, tỉnh
    Tuyên Quang . 32
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    iv
    1.4.1. Kinh nghiệm của một số huyện của Việt Nam về quản lý thu, chi
    NSNN 32
    1.4.2. Bài học rút ra cho huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 35
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ
    THU, CHI NSNN . 37
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 37
    2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài 37
    2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 37
    2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin . 38
    2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 39
    2.3. Hệ thống chỉ tiêu 40
    2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương . 40
    2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt đông thu, chi ngân sách địa phương 41
    Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI
    NSNN TẠI HUYỆN SƠN DƯƠNG TỪ NĂM 2011 - 2013 . 43
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quản lý thu chi
    NSNN tại huyện Sơn Dương . 43
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 43
    3.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 45
    3.2. Thực trạng thu, chi NSNN tại huyện Sơn Dương từ năm 2011 – 2013 47
    3.2.1. Các văn bản pháp quy về thu – chi NSNN . 48
    3.2.2. Thực trạng thu NSNN . 50
    3.2.3. Thực trạng chi NSNN . 58
    3.2.4. Cân đối thu chi ngân sách địa phương 70
    3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu, chi NSNN tại huyện Sơn Dương . 73
    3.3.1. Điều kiện tự nhiên . 73
    3.3.2. Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN 73
    3.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý 73
    3.3.4. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý huyện Sơn Dương 75
    3.3.5. Nhận thức của người dân với các nghĩa vụ nộp NSNN 75
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    v
    3.4. Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý thu, chi NSNN tại
    huyện Sơn Dương từ năm 2011 - 2013 . 76
    3.4.1. Kết quả đạt được về công tác quản lý thu, chi NSNN 76
    3.4.2. Những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thu, chi NSNN từ
    năm 2011-2013 78
    3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thu, chi
    NSNN từ năm 2011-2013 . 83
    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
    CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI NSNN TẠI HUYỆN SƠN DƯƠNG . 87
    4.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng hoàn
    thiện công tác quản lý thu, chi NSNN tại huyện Sơn Dương . 87
    4.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội . 87
    4.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN . 90
    4.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN tại huyện
    Sơn Dương 90
    4.3. Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN tại
    huyện Sơn Dương 92
    4.3.1. Nhóm giải pháp về quản lý thu NSNN . 92
    4.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý chi NSNN . 94
    4.3.3. Các biện pháp khác . 100
    4.4. Kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp 103
    4.4.1. Đối với Nhà nước và Chính phủ . 103
    4.4.2. Đối với Bộ Tài chính . 103
    4.4.3. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang . 105
    KẾT LUẬN 107
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
     
Đang tải...