Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC BẢNG v
    DANH MỤC HÌNH vi
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Đóng góp của đề tài 3
    6. Kết cấu của đề tài 4
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU, CHI
    NGÂN SÁCH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI . 5
    1.1. Các khái niệm tổng quan về NSNN 5
    1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước. 5
    1.1.2. Về thu NSNN . 10
    1.1.3. Về chi NSNN. 12
    1.2. Vai trò của quản lý thu, chi NSNN. 14
    1.2.1. Vai trò của NSNN 14
    1.2.2. Vai trò quản lý thu NSNN 16
    1.2.3. Vai trò quản lý chi NSNN 17
    1.3. Nội dung quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước 18
    1.3.1. Nội dung về quản lý thu NSNN. 18
    1.3.2. Nội dung về quản lý chi NSNN 23
    1.4. Một số kinh nghiệm quản lý thu chi ngân sách của một số thành
    phố trực thuộc tỉnh trong nước 32
    1.4.1. Thành phố Đà Lạt 32
    iii
    1.4.2. Thành phố Mỹ Tho 32
    Kết luận chương 1 . 33
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH
    TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2011 34
    2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Nha Trang có
    ảnh hưởng đến công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước 34
    2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội. 34
    2.1.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân
    sách trên địa bàn thành phố Nha Trang 36
    2.2. Thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách ở thành phố Nha
    Trang từ năm 2006 đến 2011. 39
    2.2.1. Thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước. 39
    2.2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước. 54
    2.3. Những hạn chế và nguyên nhân về công tác quản lý thu, chi ngân
    sách thành phố Nha Trang từ năm 2006 đến 2011 67
    2.3.1. Về công tác quản lý thu ngân sách 67
    2.3.2. Về công tác quản lý chi ngân sách 74
    Kết luận chương 2 . 85
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN
    CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
    PHỐ NHA TRANG . 86
    3.1. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách trong
    quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang 86
    3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi
    ngân sách Nhà nước của thành phố Nha Trang. 88
    3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách. 88
    3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách 98
    3.2.3. Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ
    quản lý tài chính ngân sách 104
    iv
    3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách của Kho
    bạc Nhà nước thành phố. 107
    3.2.5. Tăng cường công tác công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát
    hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 108
    3.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy và sự điều hành của UBND
    thành phố Nha Trang đối với công tác quản lý chi ngân sách 109
    3.2.7. Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính các cấp. 110
    3.2.8. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, thuế,
    KBNN và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngân sách. 110
    3.3. Các kiến nghị để quản lý thu, chi ngân sách có hiệu quả. 111
    3.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính. 111
    3.3.2. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hoà 112
    Kết luận chương 3 . 113
    KẾT LUẬN 114
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 116

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
    nghĩa ở nước ta, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Nhà
    nước phải sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ, chính sách tài chính, tiền
    tệ; đặc biệt là chính sách thu, chi ngân sách Nhà nước. Điều này khắc phục
    khuyết tật của cơ chế thị trường thông quan việc sử dụng bàn tay hữu hình, chủ
    yến là chính sách tài chính nhằm điều tiết nền kinh tế có hiệu quả. B ởi vì, chỉ có
    thông qua sử dụng các công cụ này mới có thể quản lý th ống nhất nền tài chính
    quốc gia, động viên toàn bộ nguồn lực để phát triển kinh tế, đáp ứng yên cầu của
    cuộc đổi mới đất nước.
    Công cuộc đổi mới đất nước hơn 20 năm qua đã mang lại những thành
    tựu vô cùng to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Nền kinh tế giữ vững tốc độ tăng
    trưởng tương đối nhanh và ổn định, ngân sách Nhà nước đã có những chuyển
    biến rõ rệt theo hướng tích cực. Hệ thống tài chính tiền tệ được đổi mới và lành
    mạnh hóa, tiềm lực tài chính quốc gia không ngừng được tăng lên. Cơ cấu phân
    phối và sử dụng nguồn lực ngân sách đã có nhiều chuyển biến tích cực theo
    hướng giảm dần tính dàn trải và bao cấp, tập trung chi cho các nhiệm vụ phát
    triển kinh tế quan trọng và giải quyết những vấn đề bức xúc của đất nước. Nhìn
    chung, chi ngân sách không ngừng tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà
    nước và kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy chuyển
    dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh
    tế quốc tế.
    Trong bối cảnh chung của đất nước, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh
    Hòa những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, an
    ninh quốc phòng được giữ vững, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới. Qua gần 10
    năm thực hiện Luật ngân sách, cân đối ngân sách thành phố đang ngày càng
    vững chắc, nguồn thu ngân sách ngày càng càng tăng, không những đảm bảo
    được những yêu cầu chi thiết yếu của bộ máy, sự nghiệp kinh tế, văn hóa - xã
    hội, an ninh quốc phòng mà còn dành phần đáng kể cho đầu tư phát triển. Tuy
    2
    nhiên, thực trạng hiện nay công tác quản lý thu, chi ngân sách của thành phố vẫn
    còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế. Công tác quản lý thu ngân sách vẫn chưa bao
    quát các nguồn thu trên địa bàn, vẫn còn tình trạng thất thu, nguồn thu ngân sách
    còn hạn chế, tăng trưởng chưa vững chắc; chính sách động vi ên nguồn thu còn
    yếu, chính sách thuế chưa thật sự công bằng, chưa là công cụ điều tiết sản xuất
    kinh doanh, chưa trở thành động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên
    địa bàn. Hiệu quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải,
    thiếu tập trung dẫn đến hiệu quản đầu tư thấp, gây lãng phí; chi thường xuyên
    còn vượt quá định mức, dự toán.
    Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhằm động viện đầy đủ và hợp lý
    các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước, tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ, quản
    lý chi ngân sách có hiệu quả, chính là yếu tố có tính quyết định để thực hiện
    thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 2006
    – 2010 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 14 đề ra.
    Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thu,
    chi ngân sách Nhà nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” có tính cấp
    thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay đang đặt ra.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
     Mục tiêu chung.
    Vận dụng lý luận về ngân sách, quản lý thu, chi ngân sách để phân tích,
    đánh giá thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách của thành phố Nha
    Trang. Từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
    quản lý thu chi ngân sách Nhà nước của thành phố Nha Trang trong thời gian
    tới.
     Mục tiêu cụ thể.
    - Khái quát lại những lý luận cơ bản về ngân sách, quản lý thu, chi ngân
    sách.
    - Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn
    thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong thời gian 6 năm gần đây (2006 –
    2011).
    3
    - Phát hiện các nhân tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý
    thu, chi ngân sách.
    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
    quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước của thành phố Nha Trang trong thời gian
    tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thu chi ngân sách Nhà nước tại
    thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
    - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý thu, chi ngân sách
    trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, số liệu thu thập trong thời
    gian 6 năm (2006 – 2011).
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    + Dùng phương pháp khái quát hóa vấn đề, phương pháp phân tích, tổng
    hợp so sánh nhằm khái quát, khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lý
    thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
    trong thời gian 6 năm gần đây (2006 – 2011). Qua đó, phát hiện các nhân tố gây
    ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý thu, chi ngân sách; Đề xuất một số
    phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi
    ngân sách Nhà nước của thành phố Nha Trang trong thời gian tới.
    + Số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê của ủy ban
    nhân dân thành phố và các cơ quan liên quan.
    5. Đóng góp của đề tài.
    - Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến công tác
    quản lý thu, chi ngân sách.
    - Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước của
    thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Dự báo và từ đó đề ra phương hướng,
    giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước của
    thành phố Nha Trang trong thời gian tới.
    Với kết quả nghiên cứu đó, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ
    quan trong việc lãnh đạo, điều hành công tác quản lý thu, chi ngân sách góp
    4
    phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh
    Khánh Hòa như: Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân
    (UBND) thành phố; Các cơ quan chuyên môn của thành phố (Phòng Tài chính,
    Chi cục thuế, Phòng Quản lý đô thị, Ban quản lý (BQL) các công trình dân
    dụng, Trung tâm phát triển quỹ đất , Phòng Tài nguyên và môi trường ) và các
    doanh nghiệp, công ty có chức năng khảo sát, thiết kế và xây dựng công trình
    hoặc các chủ đầu tư chuẩn bị đầu tư ở thành phố Nha Trang
    6. Kết cấu của đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham khảo, luận văn gồm
    3 chương.
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý thu, chi ngân sách trong quá
    trình phát triển kinh tế - xã hội.
    Chương 2: Thực trạng quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố
    Nha Trang từ năm 2006-2011.
    Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu, chi
    ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Nha Trang.
    5
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU,
    CHI NGÂN SÁCH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
    TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
    1.1. Các khái niệm tổng quan về NSNN.
    1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước.
    Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời,
    tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và ph át triển của Nhà nước. Luật
    NSNN được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 2
    thông qua ngày 16/12/2002 đã xác định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi
    của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
    thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
    Nhà nước. NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ
    yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng
    giá trị tiền tệ. Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN;
    phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được để
    thực hiện mục tiêu KT-XH. NSNN được lập và thực hiện cho một thời gian nhất
    định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông qua.
    NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Quỹ này thể hiện lượng tiền
    huy động từ thu nhập quốc dân để đáp ứng cho các khoản chi tiêu của Nhà nước,
    có hai mặt đó là: mặt tĩnh và mặt động. Mặt tĩnh thể hiện các nguồn tài chính
    được tập trung vào NSNN mà chúng ta có thể xác định được vào bất kỳ thời
    điểm nào. Mặt động thể hiện các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn
    liền với quỹ tiền tệ tập trung vào NSNN và từ NSNN phân bổ các nguồn tài
    chính cho các ngành, các lĩnh vực, các địa phương của nền kinh tế quốc dân.
    NSNN là một phạm trù kinh tế tài chính, được coi là một hệ thống quan
    hệ kinh tế tồn tại khách quan. Hệ thống các quan hệ kinh tế này được đặc trưng

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo
    dục, Hà Nội.
    2. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng
    dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    3. Bộ Tài chính (2004), Báo cáo tình hình thực hiện và nội dung sửa đổi, bổ
    sung cơ chế, chính sách khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, mở rộng
    cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và các chính sách tài chính
    khuyến khích thực hiện xã hội hoá, Hà Nội.
    4. Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thành phố từ năm 2006 đến 2011.
    5. Báo cáo tổng kết công tác thu thuế từ năm 2009 đến 2011.
    6. Niên giám thống kê từ năm 2006 đến 2011.
    7. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ 15, nhiệm kỳ 2010-2015.
    8. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Nha Trang lần thứ 14, nhiệm kỳ
    2010-2015.
    9. Phan Thu Cúc (2002), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị hành
    chính sự nghiệp hưởng thụ nguồn ngân sách Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    10. Phạm Đình Cường (2004), “Phân cấp trong lĩnh vực tài chính – ngân
    sách ở Việt Nam”, Tài chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...