Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước tại huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH . viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
    5. Bố cục của luận văn 2
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NSNN VÀ QUẢN LÝ NSNN
    CẤP HUYỆN . 3
    1.1. NSNN và NSNN cấp huyện . 3
    1.1.1. Tổng quan về NSNN . 3
    1.1.2. Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý NSNN . 6
    1.1.3. Ngân sách Nhà nước cấp huyện trong hệ thống NSNN 8
    1.2. Nội dung công tác quản lý NSNN cấp huyện 14
    1.2.1. Công tác lập dự toán NSNN cấp huyện 15
    1.2.2. Công tác chấp hành dự toán NSNN cấp huyện . 17
    1.2.3. Công tác quyết toán NSNN huyện 20
    1.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra NSNN huyện . 21
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN cấp huyện . 23
    1.3.1. Cơ chế quản lý tài chính . 23
    1.3.2. Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN 24
    1.3.3. Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công
    tác quản lý NSNN cấp huyện 25
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.3.4. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện . 25
    1.3.5. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN cấp huyện . 26
    1.4. Kinh nghiệm về quản lý NSNN huyện 27
    1.4.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại thành phố Vĩnh Yên 27
    1.4.2. Một số bài học rút ra từ việc nghiên cứu 30
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 31
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra 31
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
    2.2.1. Các phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu 32
    2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu . 32
    2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu . 33
    Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN TẠI HUYỆN
    TAM ĐẢO TRONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 . 35
    3.1. Đặc điểm tự nhiên, KT-XH của huyện Tam Đảo 35
    3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 35
    3.1.2. Khái quát tình hình KT-XH của huyện giai đoạn 2009-2013 . 35
    3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển của huyện . 39
    3.2. Thực trạng công tác quản lý NSNN tại huyện Tam Đảo trong giai đoạn
    (2009-2013) . 41
    3.2.1. Công tác lập dự toán NSNN huyện . 41
    3.2.2. Công tác chấp hành dự toán NSNN huyện . 50
    3.2.3. Công tác quyết toán NSNN huyện 66
    3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra NSNN tại huyện Tam Đảo 73
    3.3. Đánh giá công tác quản lý NSNN tại huyện Tam Đảo trong giai đoạn
    2009 - 2013 . 75
    3.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý NSNN cấp huyện tại huyện Tam
    Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 78
    3.3.3. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên . 84
    Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
    NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TAM ĐẢO 89
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    4.1. Mục tiêu, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam
    Đảo trong thời gian tới 89
    4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Tam Đảo trong
    thời gian tới . 91
    4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSNN huyện . 91
    4.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành ngân sách 95
    4.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán NSNN huyện 102
    4.2.4. Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra NSNN huyện . 104
    4.2.5. Tăng cường việc phân cấp quản lý ngân sách các cấp . 105
    4.2.6. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý ngân sách . 105
    4.2.7. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý NSNN huyện 108
    4.3. Kiến nghị 109
    4.3.1. Đối với Trung ương 109
    4.3.2. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc . 110
    KẾT LUẬN 112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 115



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
    DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
    Luật NSNN Luật Ngân sách Nhà nước
    MLNS Mục lục ngân sách
    NSNN Ngân sách Nhà nước
    NSĐP Ngân sách địa phương
    NS Ngân sách
    HĐND Hội đồng nhân dân
    KT-XH Kinh tế - Xã hội
    KBNN Kho bạc Nhà nước
    UBND Ủy ban nhân dân
    TNDN Thu nhập doanh nghiệp
    VAT Thuế Giá trị Gia tăng
    XDCB Xây dựng cơ bản


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 - 2013 . 36
    Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Tam Đảo 2009 – 2013 . 37
    Bảng 3.3: Tình hình lập dự toán thu trong giai đoạn 2009 - 2013 44
    Bảng 3.4: Tình hình lập dự toán chi trong giai đoạn 2009 - 2013 . 48
    Bảng 3.5: Tình hình chấp hành dự toán NSNN 52
    Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn thu ngân sách huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 – 2013 . 56
    Bảng 3.7: Tình hình chấp hành dự toán chi NSNN huyện Tam Đảo . 62
    Bảng 3.8: Cơ cấu chi ngân sách huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 - 2013 . 65
    Bảng 3.9: Quyết toán thu tại huyện Tam Đảo trong giai đoạn 2009-2013 . 68
    Bảng 3.10: Quyết toán chi tại Huyện tam Đảo qua các năm 2009 - 2013 71
    Bảng 3.11: Kết quả thẩm tra báo cáo quyết toán công trình dự án hoàn thành
    giai đoạn 2009 – 2013 75



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
    Biểu đồ:
    Biểu đồ 3.1: Biến động giá trị sản xuất huyện Tam Đảo 2009 – 2013 . 36
    Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 - 2013 . 38
    Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nguồn thu ngân sách huyện Tam Đảo (2009 – 2013) 57
    Biểu đồ 3.4: Cơ cấu chi ngân sách huyện Tam Đảo . 65

    Hình:
    Hình 1.1: Hệ thống Ngân sách nhà nước 7
    Hình 3.1: Quy trình lập và giao dự toán ngân sách huyện 43
    Hình 3.2: Quy trình kiểm soát chi Lệnh chi tiền tại cơ quan Tài chính 58
    Hình 3.3: Quy trình kiểm soát chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước . 58
    Hình 3.4: Quy trình kiểm soát chi ĐTXDCB tại KBNN 60





    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Các điều
    kiện kinh tế, xã hội được cải thiện đáng kể, cuộc sống nhân dân ngày một khởi sắc,
    diện mạo đất nước ngày một vững bước đi lên Có được điều đó là do Đảng, Nhà
    nước đã có chính sách phát triển đúng đắn hợp lý gắn liền với thời cuộc. Trong đó
    phải kể tới quan điểm phát triển kinh tế vẫn dựa trên nội lực là chính đã thu được
    nhiều thanh tựu. Chúng ta đang đẩy mạnh cải cách, phát triển, tài chính nhằm tạo
    dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh , cơ chế tài chính phù hợp với thể chế kinh
    tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền
    vững; giữ vững an ninh tài chính quốc gia trong phát triển và hội nhập. Mặt khác,
    Đảng cũng chủ trương phát triển toàn diện giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng
    và miền núi, thu hẹp tối đa khoảng cách giàu nghèo.
    Trong đó ngân sách nhà nước với ý nghĩa là nội lực tài chính để phát triển,
    trong những năm qua đã khẳng định vai trò của mình đối với toàn bộ nền kinh tế
    quốc dân. Nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế hằng năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
    Trên tinh thần phát triển kinh tế của Đại hội Đảng khóa XI, ngân sách nhà nước nói
    chung và ngân sách huyện nói riêng hơn lúc nào hết hiểu rõ trách nhiệm, sứ mệnh
    của mình trong tình hình mới - là động lực của sự phát triển. Với chủ trương phát
    triển toàn diện của Đảng, cấp ngân sách huyện đang ngày càng thể hiện rõ chức
    năng, vai trò, nhiệm vụ của mình trên địa bàn, địa phương.
    Mặt khác ngân sách huyện có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn
    tại và hoạt động của chính quyền huyện và cấp chính quyền cơ sở đồng thời là một
    công cụ để chính quyền huyện thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã
    hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên do ngân sách huyện là một cấp ngân sách trung
    gian ở giữa ngân sách tỉnh với ngân sách cấp xã nên đôi khi ngân sách huyện chưa
    thể hiện được vai trò của mình đối với địa phương.
    Do vậy để chính quyền huyện thực thi được hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế
    xã hội mà nhà nước giao cho thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhà nước, kinh
    tế địa phương trên các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp nông thôn tại địa bàn thì cần
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    có một ngân sách huyện đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là một mục
    tiêu phấn đấu đối với cấp huyện. Vì thế hơn bao giờ hết hoàn thiện trong đổi mới
    công tác quản lý ngân sách huyện là một nhiệm vụ luôn được quan tâm do vậy
    trong bối cảnh đó việc nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà
    nước tại Huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc” là thực sự cần thiết về cả mặt lý luận
    cũng như thực tiễn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    * Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản, đánh giá đúng thực
    trạng tình hình quản lý ngân sách tại Huyện Tam Đảo từ đó đề xuất giải pháp chủ
    yếu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh
    Phúc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện Tam Đảo.
    * Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp huyện.
    - Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách huyện tại huyện Tam Đảo.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân
    sách huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu là: Công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Tam
    Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Tam Đảo.
    - Về thời gian: Tài liệu tổng quan được thu thập trong khoảng thời gian từ
    những tài liệu đã công bố từ năm 2009 đến năm 2013;
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Đề tài nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách phù hợp
    thực tế trong việc quản lý NSNN tại huyện Tam Đảo.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận
    văn chia thành 4 chương với các nội dung cụ thể như sau:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về NSNN và quản lý NSNN cấp huyện.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng công tác quản lý NSNN huyện Tam Đảo.
     
Đang tải...