Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
    Danh mục bảng số liệu
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn . 2
    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của Luận văn 2
    4. Phương pháp nghiên cứu . 2
    5. Bố cục của luận văn 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
    NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU
    1.1. Cơ sở luận về hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu 4
    1.1.1. Khái niệm 4
    1.1.2. Phân biệt nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công XK .7
    1.1.3. Phân biệt chế độ miễn nộp thuế và chế độ miễn thuế . 7
    1.1.4. Vai trò của hoạt động NSXXK đối với phát triển kinh tế 1 2
    1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NSXXK . 1 4
    1.2. Cơ sở luận về quản lý hải quan đối với hoạt động NSXXK . 1 6
    1.2.1. Tính tất yếu của việc quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK
    .16
    1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK 1 8
    1.2.2.1. Khái niệm . 1 9


    1.2.2.2. Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động
    NSXXK . 1 9
    1.2.2.3. Nội dung quản lý của hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất
    hàng xuất khẩu 21
    1.3. Kinh nghiệm các nước trong quản lý hải quan đối với hoạt động NSXXK 2 5
    1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 26
    1.3.2. Cộng đồng Châu Âu 28
    1.3.3. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 2 9
    1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 3 1
    Kết luận chương 1 . 3 2
    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
    NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
    2.1. Thực trạng hoạt động NSXXK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 3 3
    2.1.1. Đặc điểm lợi thế của tỉnh Đồng Nai trong hoạt động NSXXK 33
    2.1.2. Kết quả hoạt động NSXXK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai . 3 4
    2.2. Thực trạng quản lý Hải quan đối với hoạt động NSXXK tại Cục Hải quan Đồng
    Nai 40
    2.2.1. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp hoạt động NSXXK trên địa bàn tỉnh Đồng
    Nai 41
    2.2.1. Biện pháp quản lý nợ thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu 48
    2.3. Đánh giá tình hình gian lận thuế, gian lận thương mại trong lĩnh vực NSXXK . 53
    2.3.1. Các hình thức gian lận 53
    2.3.1.1. Gian lận do xuất ít hơn khai báo 54
    2.3.1.2. Gian lận do kê khai cao định mức . 5 5
    2.3.1.3. Gian lận thông qua tự ý tiêu thụ nguyên vật liệu tại thị tường nội địa . 5 6
    2.3.2. Các hạn chế trong quản lý gian lận 5 7


    2.4. Đánh giá những hạn chế trong quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động
    NSXXK . 6 0
    2.4.1. Đối với quản lý định mức, quy đinh về sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu để
    sản xuất hàng xuất khẩu . 6 1
    2.4.2. Đối với việc quản lý về thuế 63
    2.4.3. Đối với việc thanh khoản thuế 66
    2.4.4. Đối với việc giải quyết không thu thuế, hoàn thuế 68
    Kết luận chương 2 . 6 9
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI
    HOẠT ĐỘNG NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU
    3.1. Dự báo về hoạt động NSXXK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 71
    3.1.1. Cơ hội 73
    3.1.2. Thách thức 7 5
    3.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK
    .73
    3.3. Các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt
    động NSXXK 7 4
    3.3.1. Kiến nghị sửa đổi các văn bản pháp luật về thuế có liên quan . 7 4
    3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng cục Hải quan hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ liên
    quan . 7 9
    3.3.3. Kiến nghị đối với Cục Hải quan Đồng Nai 8 1
    3.3.4. Kiến nghị khác nhằm phát huy tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp . 8 4
    Kết luận chương 3 . 8 5
    KẾT LUẬN . 8 7
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Để khuyến khích xuất khẩu nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đồng thời tạo công
    ăn việc làm cho người lao động, khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, Nhà
    nước đã có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó việc
    cho hưởng thời gian ân hạn nộp thuế và được giải quyết hoàn thuế đối với nguyên vật
    liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu là một trong những chính sách khuyến
    khích xuất khẩu. Chính sách này đã tạo động lực góp phần gia tăng hoạt động xuất
    nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm
    xuất khẩu nói riêng.
    Thực hiện chính sách trên, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta liên tục phát
    triển, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng. Tuy nhiên do cơ chế chính sách quản lý
    của Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
    chưa thống nhất và đồng bộ đã gây nhiều cản trở cho sự phát triển của phương thức
    này, tạo sơ hở cho một số doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế và làm phát sinh nhiều
    vướng mắc trong khi thực hiện chế độ quản lý của cơ quan Hải quan. Đồng thời, Nghị
    quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về việc đơn giản một số thủ tục hành chính của các
    Bộ, ngành trong đó có ngành Hải quan cũng đòi hỏi cơ quan hải quan cũng phải thay
    đổi cách quản lý theo hướng tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhưng vẫn không
    buông lỏng quản lý.
    Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng hoạt động nhập
    khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
    chế độ quản lý Nhà nước về hải quan đối với các lĩnh vực này có một ý nghĩa rất quan
    trọng. do vậy đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI
    HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT
    KHẨU, NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH ĐỒNG NAI” được nghiên cứu nhằm đưa ra một


    10
    số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất
    nhập khẩu đối với hoạt động này.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn
    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm ra những giải pháp hoàn thiện quản lý
    nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất, những giải
    pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt
    động xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới trên lĩnh vực
    kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động hải quan nói riêng; khuyến khích và tạo điều
    kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ,
    đúng hướng; đồng thời chống gian lận thuế, gian lận thương mại, tạo sự công bằng,
    bình đẳng cho các chủ thể tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu.
    Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu một số vấn đề lý
    luận cơ bản về hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, nội dung
    quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động này; phần cơ bản của luận văn tập
    trung vào nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để
    sản xuất hàng xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt phân tích làm rõ những hạn
    chế, tồn tại trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp.
    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của Luận văn
    Phạm vi nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu chủ yếu hoạt động nhập khẩu
    nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    Đối tượng nghiên cứu : phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà
    nước đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn
    tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian từ khi Luật Thương mại năm 2005, Luật Thuế
    xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 có
    hiệu lực từ ngày 01/01/2006 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong đó


    11
    vận dụng các quan điểm khách quan, khảo sát thực tiễn hoạt động áp dụng các quy
    định về nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu để xác định thuận
    lợi, bất cập khi áp dụng quy định pháp luật; thống kê số liệu liên quan đến vụ việc vi
    phạm và kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để
    sản xuất hàng hóa xuất khẩu để đánh giá thực tiễn thực hiện.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
    3 chương :
    Chương 1 : Cơ sở luận về quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập khẩu
    nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
    Chương 2 : Thực trạng quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập khẩu
    nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại tỉnh Đồng Nai.
    Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập
    khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...