Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu trên địa bàn tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    ​​
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan đặt ra với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Để khuyến khích xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, từ những năm đầu của thập niên trước Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó việc miễn thuế nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu là một trong những chính sách khuyến khích xuất khẩu đã được quy định trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu ban hành năm 1992. Chính sách này đã tạo động lực góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động gia công, xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng.
    Riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với chính sách khuyến khích, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm tăng với tốc độ đáng kể, nếu như năm 1995 tổng kim ngạch XNK chỉ đạt 374,78 triệu USD thì năm 2000 tăng lên đến 3.019,44 triệu USD và đến năm 2008 đạt 12.250,51 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của loại hình gia công chiếm bình quân từ 9,04% - 27,28% kim ngạch xuất nhập khẩu toàn Tỉnh. Hoạt động xuất nhập khẩu không những tăng nhanh về kim ngạch mà còn đa dạng về chủng loại sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
    Trước đây việc quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công chỉ thông qua những văn bản hướng dẫn sự vụ rời rạc, thường xuyên thay đổi thì sau khi Luật Hải quan được ban hành năm 2001 và được bổ sung sửa đổi vào năm 2005; việc quản lý đối với hoạt động này mới chính thức đưa vào văn bản pháp quy; quy trình, thủ tục quản lý đã được hướng dẫn thống nhất. Tuy nhiên qua thời gian thực hiện, tại Cục Hải quan Đồng Nai hiệu quả quản lý đối với hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu chưa đạt như mong muốn, do vậy đề tài “ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ” được nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động này.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn
    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất nhập khẩu tại tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động hải quan nói riêng trong giai đoạn hiện nay; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ, đúng hướng đồng thời chống gian lận thuế, gian lận thương mại, tạo sự công bằng, bình đẳng cho các chủ thể tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu.
    Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động gia công, nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động này; phần cơ bản của luận văn tập trung vào nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý hoạt động gia công xuất nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay tại Cục Hải quan Đồng Nai, đặc biệt phân tích làm rõ những hạn chế, tồn tại trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp.
    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của Luận văn
    Phạm vi nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu chủ yếu hoạt động gia công xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    Đối tượng nghiên cứu : phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian từ khi Luật hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002 đến năm 2008.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như : phương pháp tổng hợp các phân tích; phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn, phương pháp thống kê so sánh, sử dụng dữ liệu thứ cấp (với nguồn dữ liệu, thông tin được tác giả thu thập từ một số website, số liệu thống kê của cơ quan quản lý, sách, tạp chí ) .
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ biểu, luận văn gồm 3 chương :
    Chương I : Tổng quan về quản lý hải quan đối với hoạt gia công xuất khẩu.
    Chương II : Thực trạng công tác quản lý hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Nai.
    Chương III : Giải pháp hoàn thiện quản lý hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...