Luận Văn Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy TP Hà Nộ

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy TP Hà Nội

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
    KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
    ~~~~~~*~~~~~~

    [​IMG]


    CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

    Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý đô thị

    Đề tài

    HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA

    BÀN QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ HÀ NỘI


    [TABLE="width: 478"]
    [TR]
    [TD]Sinh viên thực hiện
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]ĐỖ THỊ HẢI YẾN
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lớp
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]KINH TẾ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Khóa
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]49
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hệ
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]CHÍNH QUY
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Giáo viên hướng dẫn
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]TS. NGUYỄN KIM HOÀNG
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Cán bộ hướng dẫn
    [/TD]
    [TD] :
    [/TD]
    [TD]TRẦN PHÚ THIẾT
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]









    HÀ NỘI - 2010



    LỜI CAM ĐOAN
    Sau khi hoàn thành xong thời gian thực tập, em viết bài báo cáo thực tập chuyên đề. Em xin cam đoan những thông tin trong bài là chính xác. Nội dung của bài chỉ có tính chất tham khảo các tài liệu liên quan, không có hiện tượng sao chép hoàn toàn nội dung thông tin từ những văn bản đã có sẵn. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

    Hà Nội, ngày 14/05/2011

    Đỗ Thị Hải Yến


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . 1
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . 4
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
    LỜI MỞ ĐẦU . 6
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 8
    1.1. Đại cương về quản lý nhà nước về đất đai 8
    1.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước về đất đai 8
    1.1.2. Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai 9
    1.1.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai 9
    1.2. Đối tượng quản lý nhà nước về đất đai . 10
    1.2.1. Các chủ thể quản lý đất 10
    1.2.2. Các chủ thể sử dụng đất . 11
    1.2.3. Phân loại đất đai 12
    1.2.3.1. Đất nông nghiệp 12
    1.2.3.2. Đất phi nông nghiệp . 12
    1.2.3.3. Đất chưa sử dụng 14
    1.4. Nội dung quản lý Nhà nước về đất Đô thị . 14
    1.4.1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai 14
    1.4.2. Quy hoạch xây dựng Đô thị và kế hoạch sử dụng đất 15
    1.4.3. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất . 16
    1.4.3.1. Giao đất, cho thuê đất 16
    1.4.3.2. Thu hồi đất đô thị 17
    1.4.5. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . 18
    1.4.5.1. Đăng ký quyền sử dụng đất . 18
    1.4.5.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . 18
    1.4.6. Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại tố cáo về đất đai 19
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẦU GIẤY-THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 21
    2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH quận Cầu Giấy . 21
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 21
    2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội . 22
    2.2. Tổng quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất ở quận Cầu Giấy . 24
    2.2.1.Tổng quỹ đất của quận Cầu Giấy . 24
    2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại quận Cầu Giấy 25
    2.3. Thực trạng công tác quản lý đất đai ở quận Cầu Giấy trong những năm gần đây 28
    2.3.1. Tổ chức bộ máy đất đai của Quận Cầu Giấy . 28
    2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy . 29
    2.3.2.1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất Đô thị 29
    2.3.2.1.1. Hiệu quả của việc sử dụng bản đồ địa chính chính quy . 30
    2.3.2.1.2. Thực trạng bản đồ địa chính không chính quy 31
    2.3.2.1.3.Đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng bản đồ địa chính 31
    2.3.2.2. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy. 32
    2.3.2.3. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất . 36
    2.3.2.3.1. Giao đất, cho thuê đất 36
    2.3.2.3.2. Thu hồi đất đai . 40
    2.3.2.4. Công tác thực hiện các văn bản pháp luật . 43
    2.3.2.5. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . 44
    2.3.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất Đô thị 47
    2.4. Đánh giá chung 49
    2.4.1. Kết quả đạt được . 49
    2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân 51
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 54
    3.1. Giải pháp tầm vĩ mô . 54
    3.1.1. Chính sách trong quản lý Nhà nước về đất đai . 54
    3.1.2. Cơ chế trong quản lý đất Đô thị . 56
    3.2. Giải pháp tầm vi mô . 57
    3.2.1. Phân cấp trong quản lý đất Đô thị . 57
    3.2.2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai . 58
    3.2.3. Đào tạo cán bộ trong quản lý đất đai 60
    3.3. Một số giải pháp cụ thể đối với quận Cầu Giấy 61
    3.3.1. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của quận. 61
    3.3.2. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý đất đai . 61
    3.3.3. Giải pháp về công tác giải phóng mặt bằng . 63
    KẾT LUẬN . 65
    DANH MỤC PHỤ LỤC 67








    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    [TABLE="width: 673"]
    [TR]
    [TD]Bảng số
    [/TD]
    [TD]Tên bảng
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.1
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu các loại đất của quận Cầu Giấy năm 2010
    [/TD]
    [TD]24
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.2
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2010
    [/TD]
    [TD]25
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.3
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu đất phi nông nghiệp trên địa bàn Quận Cầu Giấy năm 2010
    [/TD]
    [TD]26
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.4
    [/TD]
    [TD]Kế hoạch sử dụng đất Quận Cầu giấy giai đoạn 2011-2020
    [/TD]
    [TD]35
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.5
    [/TD]
    [TD]Kết quả công tác giao đất, cho thuê đất năm 2010
    [/TD]
    [TD]37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.6
    [/TD]
    [TD] Tổng hợp các tổ chức đề nghị Thành phố thu hồi đất năm 2008
    [/TD]
    [TD]41
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu 2.7
    [/TD]
    [TD]Kết quả đăng ký và xét duyệt hồ sơ tại quận đến 25/12/2008
    [/TD]
    [TD]46
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.8
    [/TD]
    [TD] Kết quả thực hiện công tác kê khai cấp GCN đến năm 2008
    [/TD]
    [TD]47
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.9
    [/TD]
    [TD]Tổng hợp các dạng vi phạm trong sử dụng đất trên địa bàn quận năm 2008
    [/TD]
    [TD]49
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]















    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]KT
    HN
    XNK
    XD
    SD
    NN
    UBND
    HS
    ĐK
    HĐND
    CA
    QP
    [/TD]
    [TD]: Kỹ thuật
    : Hà Nội
    : Xuất nhập khẩu
    : Xây dựng
    : Sử dụng
    : Nước ngoài
    : Uỷ ban nhân dân
    : Hồ sơ
    : Đăng ký
    : Hội đồng nhân dân
    : Công an
    : Quốc phòng
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    LỜI MỞ ĐẦU
    Nói đến đất đai thì không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của nó đối với sự sống của con người cũng như của các sinh vật trên hành tinh này. Nếu không có đất đai thì không thể nào có sự tồn tại của con người và các sinh vật khác. Nó như là một sản phẩm của thiên nhiên đã ban tặng cho con người và bằng trí thông minh cũng như sự sáng tạo của mình mà con người đã biết đón nhận và khai thác nó để phục vụ cho nhu cầu phát triển của mình.
    Đối với mỗi quốc gia, đất đai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các Thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông . Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn đầu vào không thể thay thế. Ở nước ta với một diện tích nhỏ và dân số lại rất đông nên nhu cầu sử dụng đất là rất cao, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà quá trình Đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi Nhà nước phải quản lý làm sao cho việc sử dụng đất đai phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
    Đất Đô thị cũng là một phần của tổng diện tích một quốc gia, của một vùng. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ ở tất cả các vùng trên cả nước thì nhu cầu sử dụng đất Đô thị ngày một tăng lên, mà diện tích đất Đô thị lại có hạn cho nên việc sử dụng làm sao cho tiết kiệm và hiệu quả là một bài toán khó đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược của Nhà nước, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung thống nhất quản lý.
    Từ khi chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhu cầu sử dụng đất (nhất là đất Đô thị) của người dân, của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và Nhà nước nhằm phục vụ cho việc phát triển đất nước là rất lớn. Cho nên có nhiều vấn đề đã nẩy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai như việc sử dụng không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng lãng phí, sử dụng sai mục đích đã và đang diễn ra hết sức phức tạp. Các văn bản pháp luật trong quản lý sử dụng đất đai còn thiếu đồng bộ và hạn chế đã ảnh hưởng việc quản lý một số nơi tình trạng buông lỏng quản lý, không quản lý dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất. Những vấn đề này đã đặt ra cho Nhà nước phải quan tâm hơn trong công tác quản lý đất đai.
    Sau một thời gian thực tập tại phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy TP Hà Nội cùng với những bức xúc trên em đã chọn đề tài:” Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy TP Hà Nội”
    Phạm vi đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài không nghiên cứu toàn diện vấn đề quản lý sử dụng đất đai mà chỉ nghiên cứu, kiểm tra sáu nội dung quản lý nhà nước về đất đai, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai ở Quận Cầu Giấy.
    Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp như: nghiên cứu các văn bản Nhà nước về quản lý đất đai, phương pháp duy vật biện chứng, tổng hợp số liệu, phân tổ thống kê . và một số phương pháp khác.
    Kết cấu của đề tài
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần sau:
    Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đất đai
    Chương II: Thực trạng công tác quản lý đất đai tại quận Cầu Giấy- TP Hà Nội.
    Chương III: Một số giải pháp tăng cường quản lý đất đai
    Đề tài không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn










    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
    1.1. Đại cương về quản lý nhà nước về đất đai
    1.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước về đất đai
    * Khái niệm về quản lý
    Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng quản lý làcai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Quanniệm chung nhất về quản lý được nhiều người hấp nhận do điều khiển học đưa ra nhưsau: Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thông nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Quan niệm này khôngnhững phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể sống, mà còn phù hợp với một tậpthể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước.
    *Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
    Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có .
    Bộ luật Dân sự quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiêm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật ". Từ khi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự đặc biệt. Vì vậy khi nghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy có các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai. Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước.
    Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng, tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ sau:
    - Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai
    - Quy hoạch xây dựng Đô thị và kế hoạch sử dụng đất
    - Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và đền bù đất
    - Ban hành các chính sách và lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng đất
    - Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    - Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất
    1.1.2. Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai
    Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:
    -Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
    -Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia, Tăng cường hiệu quả sử dụng đất
    -Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
    Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp luậtđất đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính.
    1.1.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai
    Trong quản lý nhà nước về đất đai cán chú ý các nguyên tắc sau:
    * Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước
    Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy, không thể có bất kỳ một cá nhânhay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước - chủ thểduy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai,thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nóiriêng. Vấn đề này được quy định tại Điều 1 8, Hiến pháp 1 992 "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theoquy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả" và được cụ thể hơn tại Điều 5, Luật Đấtđai 2003 "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu", "Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai", "Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua các chính sách tài chính về đất đai".


    * Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi íchcủa Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng
    Theo Luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai,quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai. Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng,hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đaithông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng . từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng đấtđai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lýcho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước.
    Vấn đề này được thể hiện ở Điều 5, Luật Đất đai 2003 "Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụngthông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định; quyđịnh quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất"
    * Tiết kiệm và hiệu quả
    Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý đất đai cũng là một dạng của quảnlý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc nàytrong quản lý đất đai được thể hiện bằng việc:
    -Xây dựng tết các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao.
    -Quản lý và giám sát tết việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tết cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảmbảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục đích đề ra.
    1.2. Đối tượng quản lý nhà nước về đất đai
    1.2.1. Các chủ thể quản lý đất
    Các chủ thể quản lý đất có thể là cơ quan nhà nước, có thể là tổ chức.Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nước gồm 2 loại là:
    -Các cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương theo cấp hànhchính, đó là Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn ngành quản lý đất đai ở các cấp.
    -Các cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với những diện tích đất chưa sử dụng, đất công ở địaphương. Theo quy định của Luật Đất đai 2003, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng ký vào hồ sơ địa chính những diện tích đất chưa sử dụng và những diện tích đất công cộng không thuộc một chủ sử đụng cụ thểnào như đất giao thông, đất nghĩa địa .
    Các cơ quan này đều là đối tượng quản lý trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan cấp trên trực tiếp và chủ yếutheo nguyên tắc trực tuyến.
    Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức như các Ban quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinhtế. Những chủ thể này không trực tiếp sử dụng đất mà được Nhà nước cho phép thay mặt Nhà nước thực hiệnquyền quản lý đất đai. Vì vậy, các tổ chức này được Nhà nước giao quyền thay mặt Nhà nước cho thuê đất gắnliền với cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tếđó. Các ban quản lý này là cáctổ chức và cũng trở thành đối tượng quản lý của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
    1.2.2. Các chủ thể sử dụng đất
    Theo Luật Đất đai 2003, các chủ thể sử dụng đất đai gồm:
    -Tổ chức
    -Cơ sở tôn giáo
    -Cộng đồng dân cư
    -Hộ gia đình
    - Cá nhân
    -Tổ chức nước ngoài
    - Cá nhân nước ngoài
    -Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
    Như vậy, hiện nay trên toàn quốc có tới vài chục triệu chủ thể sử dụng đất đai.
    Cho dù là loại chủ thể sử dụng đất đai nào thì họ cũng đều là đối tượng củacác cơ quan quản lý nhà nước tronglĩnh vực đất đai.
    Tất cả các chủ thể, từ quản lý đất đai đến sử dụng đất đai đều là đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai.Các cơ quan nhà nước được phân công, phân cấp thay mặt Nhà nước kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụngđất của các chủ thể này xem có đúng pháp luật hay không để uốn nắn, điều chỉnh cho kịp thời.
    1.2.3. Phân loại đất đai
    Đất đai là nhóm đối tượng thứ hai của quản lý nhà nước về đất đai. Các cơ quan quản lý đất đai của bộ máy nhànước thay mặt Nhà nước quản lý đến từng thửa đất, từng diện tích đất cụ thể. Theo Luật Đất đai 2003 và được cụthể hoá ở Điều 6, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đấtđai 2003, toàn bộ quỹ đất của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm, trong đó lại chia nhỏ hơn thành 14 loạinhư sau:
    1.2.3.1. Đất nông nghiệp
    Nhóm đất nông nghiệp được chia thành 5 loại đất sau
    -Đất sản xuất nông nghiệp: bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
    -Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
    -Đất nuôi trồng thuỷ sản.
    -Đất làm muối.
    -Đất nông nghiệp khác.
    Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mụcđích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc,gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nôngnghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà củahộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
    1.2.3.2. Đất phi nông nghiệp
    Nhóm đất phi nông nghiệp được chia thành 6 loại đất sau
    -Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
    -Đất chuyên dùng bao gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mụcđích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng.
    -Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, cảng đường thuỷ, bến phà, bến xe ô tô bãi đỗ xe, ga đường sắt, cảng hàng không; hệ thống cấpnước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thuỷ lợi, đê, đập; hệ thống đường dây tải điện, hệ thống mạngtruyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí; đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, khu an dưỡng, khu nuôi dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở tập luyện thể dục - thể thao, công trình văn hoá, điểm bưu điện - văn hoá xã, tượng đài,bia tưởng niệm, nhà tang lễ, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, cơ sở phục hồi chứcnăng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm; đấtcó di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ; đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải.
    -Đất tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; đất có công trình là đình, đền, miếu,am, từ đường, nhà thờ họ.
    -Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
    -Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
    -Đất phi nông nghiệp khác.
    Đất phi nông nghiệp khác là đất có các công trình thờ tự, nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bầy tác phẩmnghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá nghệ thuật và các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đíchkinh doanh mà các công trình đó không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động; đất tạiđô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồngtrọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được phápluật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật,phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
    1.2.3.3. Đất chưa sử dụng
     
Đang tải...