Luận Văn Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Phần mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    4. đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    5. Kết cấu luận văn


    Chương I Chi Ngân sách Nhà nước và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo


    11. Khái quát về Ngân sách Nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước

    12. Vai trò của chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo

    12.1. Giáo dục- Đào tạo đối với sự nghiệp đổi mới đất nước

    12.2. Vai trò chi Ngân sách Nhà nước đối với sự nghiệp Giáo ducvạ Đaotào

    13. Nội dung chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo và các nhân tố ảnh hưởng

    13.1. Nội dung chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và- Đào tạo

    13.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới các khoản chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo

    14. Nội dung quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo

    14.1. Quản lý định mức chi

    14.2. Lập kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục- Đaotào

    14.3. Thực hiện kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo

    14.4. đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục- Đào tạo

    15. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi Ngân sách cho Giáo dục - Đào tạo


    Chương II Thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996 - 2000


    21. Một số nét cơ bản về Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An

    22. Tình hình đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An

    23. Thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo Nghệ An

    23.1. Mô hình và tổ chức bộ máy quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An

    23.1.1. Mô hình quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo Nghệ An

    23.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và đào tạo Nghệ An

    23.2. áp dụng định mức chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo

    23.3. Lập và phân bổ dự toán chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo

    23.4. Công tác điều hành cấp phát chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục và Đào tạo

    23.5. Quyết toán và kiểm tra các khoản chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo

    23.6. Tình hình Quản lý và sử dụng kinh phí

    23.6.1. Quản lý các khoản chi thường xuyên

    23.6.2. Quản lý chi xây dựng cơ bản tập trung

    23.7. Một số nhận xét và đánh giá về công tác quản lý chi ngân sách cho Giáo dục và đào tạo



    Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nuớcchơ Giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới

    31. Mục tiêu định hướng phát triển Giáo dục và đào tạo của cả nước và Nghệ An giai đoạn 2001 - 2010

    32. Một số quan điểm cơ bản trong việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An

    33. Yêu cầu của việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo

    34. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

    34.1. Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo

    34.2. Hoàn thiện mô hình, cơ chế quản lý; hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

    34.3. Hoàn thiện quy trình lập và phân bổ dự toán, cấp phát, thanh quyết toán các nguồn kinh phí chi cho giáo dục đào tạo

    34.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu các khoản chi NSNN cho giáo dục - đào tạo. Thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán.

    34.5. Củng cố, nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính ở các đơn vị cơ sở giáo dục đào tạo.

    35 Những điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện giải pháp đề xuất








    Phần mở đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

    Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khảng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 la”` Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoa”[' ]

    Để đạt được mục tiêu nêu trên, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

    Xuất phát từ quan điểm đó, thời gian qua Nhà nước ta luôn luôn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng đầu tư cho giáo dục và đào tạo góp phần tạo ra những thành tựu quan trọng về mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và cơ sở vật chất nhà trường . Tuy nhiên, việc quản lý kinh phí NSNN chi cho hoạt động giáo dục đào tạo ở các địa phương còn tồn tại một số nhược điểm. Vì vậy, nghiên cứu, phát huy những mặt tốt, tìm tòi và đề ra các giải pháp khắc phục những mặt còn yếu kém trong công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội .

    Đặc biệt trong điều kiện của Nghệ An là một tỉnh lớn có điểm xuất phát kinh tế ở mức thấp so với cả nước, nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp thì vấn đề quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi ngân sách cho giáo dục đào tạo lại càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là yêu cầu cấp bách đặt ra cho địa phương trong giai đoạn hiện nay.

    Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

    2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

    Trên cơ sở lý luận chung về chi NSNN và quản lý chi NSNN, luận văn đã góp phần khái quát vai trò, nội dung chi NSNN cho một lĩnh vực cụ thể là giáo dục đào tạo và nội dung quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo, đồng thời thông qua việc nghiên cứu toàn diện công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn Nghệ An, đề xuất các biện pháp quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo thời gian tới hợp lý hơn.


    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo ở địa phương, nhằm đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An để đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho giáo dục đào tạo Nghệ An trong thời gian tới.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo trên đại bàn tỉnh Nghệ An trên tất cả các mặt.

    Do đối tượng nghiên cứu là quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo nên luận văn không xem xét đến khía cạnh thu, quản lý các khoản thu khác của giáo dục đào tạo. Phạm vi nghiên cứu giới hạn đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý và tập trung trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay.

    5. Bố cục của luận văn

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

    Chương 1: Chi NSNN và quản lý chi ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo.

    Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 1998 - 2002.

    Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ nay đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...